Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

CÁC SỐ SINH THÀNH TRONG HÀ ĐỒ

CÁC SỐ SINH THÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Trong đồ hình Hà Đồ, các số mang những tên sau:
Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời (Dương) hay số Cơ, trong đó 1,3,5 gọi là số Sinh của Trời, còn 7 và 9 gọi là số Thành của Trời.
Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất (Âm) hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọl là số Thành của Đất.
Chu Hy nói rằng:
Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi.
Địa nhị sinh Hoả, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.
Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.
Nghĩa là:
Trời lấy số 1 mà sinh hành Thủy; đất lấy số 6 mà làm cho thành.
Đất lấy số 2 mà sinh hành Hỏa; trời lấy số 7 mà làm cho thành.
Trời lấy số 3 mà sinh hành Mộc; đất lấy số 8 mà làm cho thành.
Đất lấy số 4 mà sinh hành Kim; trời lấy số 9 mà làm cho thành.
Trời lấy số 5 mà sinh hành Thổ; đất lấy số 10 mà làm cho thành
Hình 1- 9 cung của đồ hình Hà Đồ
Ngũ hành trong Hà Đồ:
Hành Kim: có độ số là 9 và 4. Dương Kim là 9, Âm Kim là 4.
Hành Hoả: có độ số là 7 và 2. Dương Hoả là 7, Âm Hoả là 2.
Hành Thổ: có độ số là 5 và 10. Dương Thổ là 5, Âm Thổ là 10.
Hành Thuỷ: có độ số là 1 và 6. Dương Thuỷ là 1, Âm Thuỷ là 6.
Hành Mộc: cố độ số là 3 và 8. Dương Mộc là 3, Âm Mộc là 8.
BÁT QUÁI
Trong HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG nói:Vì lời không diễn hết ý. Cho nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý.
Dịch là hình tượng: hình tượng là phỏng theo, là tương tự.
Dịch có thái cực, thái cực sinh ra lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái.
Hình 2: Hệ thống các cấu trúc tượng của Kinh dịchThái cực: Thái cực gồm lưỡng nghi và tứ tượng. Biểu tượng của Thái cực là một hình tròn 4 mầu:Hình 3-Thái cực đồLưỡng nghi là Nghi dương và Nghi âm. Nghi âm là biểu tượng của cực Âm, ký hiệu là 1 vạch đứt (hào âm). Nghi dương là biểu tượng của cực Dương, ký hiệu là 1 vạch liền (hào dương).Hình 4-Hào âm và hào dươngTứ tượng là Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm, Thái âm. Thái dương là biểu tượng của Hành Kim, ký hiệu là 2 hào dương.Thiếu dương là biểu dượng của Hành Hoả, ký hiệu là 2 hào, dưới là hào dương và trên là hào âm.Thiếu âm là biểu tượng của Hành Thuỷ, ký hiệu là 2 hào, dưới là hào âm và trên là hào dương.Thái âm là biểu tượng của Hành Mộc, ký hiệu là 2 hào âm.Hình 5-Các biểu tượng của Tứ tượng Bát quái là tám biểu tượng trong Trời Đất gồm có Càn-乾(Trời-天), Đoài-兌(Đầm-澤),Ly-離(Lửa-火), Chấn-震(Sấm-雷), Tốn-巽(Gió-風), Khảm-坎(Nước-水),Cấn-艮(Núi-山), Khôn-坤(Đất-地).Trời và Đầm ứng với Thái Dương Kim trong Tứ tượng. Thái Dương Kim chồng thêm hào Dương thành quái Càn-trời, tính chất là dương kim.Thái Dương Kim chồng thêm hào Âm thành quái Đoài-đầm, tính chất là âm kim.Theo lý học, hai quái Càn và Đoài có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 6-Quái Càn và quái ĐoàiLửa và Sấm ứng với Thiếu Dương Hỏa trong Tứ tượng.Thiếu Dương Hoả chồng thêm hào Dương thành quái Ly-lửa, tính chất là dương hỏa.Thiếu Dương Hỏa chồng thêm hào Âm thành quái Chấn-sấm, tính chất là âm hỏa.Theo lý học, hai quái Ly và Chấn có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 7-Quái Ly và quái ChấnNước và Gió ứng với Thiếu Âm Thuỷ trong Tứ tượng.Thiếu Âm Thuỷ chồng thêm hào Dương thành quái Tốn-gió, tính chất là âm thuỷ.Thiếu Âm Thuỷ chồng thêm hào Âm thành quái Khảm-nước, tính chất là dương thuỷ.Theo lý học, hai quái Khảm và Tốn có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 8-Quái Tốn và quái KhảmNúi và Đất ứng với Thái Âm Mộc trong Tứ tượng.Thiếu Âm Mộc chồng thêm hào Dương thành quái Cấn-núi, tính chất là âm mộc.Thiếu Âm Mộc chồng thêm hào Âm thành quái Khôn-đất, tính chất là dương mộc.Theo lý học, hai quái Khôn và Cấn có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 9- Quái Cấn và quái Khôn
NẠP BÁT QUÁI VÀO 9 CUNG CỦA ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ
Nạp (sắp xếp) Bát quái vào đồ hình Hà Đồ theo qui tắc Âm dương, Ngũ hành tương ứng sẽ cho ra đồ hình Bát quái. Qui tắc Âm Dương, Ngũ hành tương ứng giữa Hà Đồ và Bát quái tức là:
Quái Càn có tính chất là Dương Kim, xếp vào vị trí Dưong Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 9.
Quái Đoài có tính chất là Âm Kim, xếp vào vị trí Âm Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 4.
Quái Ly có tính chất là Dương Hoả, xếp vào vị trí Dương Hỏa trong Hà Đồ, tức là vị trí số 7.
Quái Chấn có tính chất là Âm Hỏa, xếp vào vị trí Âm Hỏa trong Hà Đồ, tức là vị trí số 2.
Quái Tốn có tính chất là Âm Thuỷ, xếp vàp vị trí Âm Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 6.
Quái Khảm có tính chất là Dương Thuỷ, xếp vào vị trí Dương Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 1.
Quái Cấn có tính chất là Âm Mộc, xếp vào vị trí Âm Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 8.
Quái Khôn có tính chất là Dương Mộc, xếp vào vị trí Dương Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 3.

Hình 10-Nạp Bát quái vào Hà đồĐồ hình Bát quái này gọi là hình Bát quái Tiên thiên. Tức là, Hà đồ là bản đồ qui hoạch Bát quái Tiên Thiên. Điều này đúng vì sách vẫn còn chép rằng "Hà đồ, Lạc thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch (Đồ thư cố thị quái hoạch chi nguyên)"
HỆ THỐNG KINH LẠC
CÁC TẠNG, PHỦ TRONG CƠ THỂ
Ngũ hành
KIM
THỔ
HOẢ
THUỶ
THỔ
MỘC
TẠNG
Dương(mới)
PHẾ
TỲ
TÂM
THẬN
TÂM_BÀO LẠC
CAN
PHỦ
Âm (mới)
ĐẠI TRƯỜNG
VỊ
TIỂU TRƯỜNG
BÀNG QUANG
TAM TIÊU
ĐỞM
Trong hệ thống kinh lạc, có 12 kinh chính, 12 kinh biệt, ..vv..Mỗi Tạng, Phủ đều liên quan chặt chẽ với một đường kinh chính. Từ mỗi kinh chính có một nhánh tách ra gọi là kinh biệt. 12 kinh biệt đi sâu vào trong cơ thể, liên lạc với Tạng hoặc Phủ cùng tên.
Mỗi đường kinh chính gồm 2 nhánh (cấu trúc giống nhau) chạy dọc hai bên cõ thể (nhánh trái đối xứng với nhánh phải).
Hệ đại chu thiên:
ĐẠI CHU THIÊN
Kinh khí
Giờ vượng
Giờ suy
ĐỞM

Ngọ
CAN
Sửu
Mùi
PHẾ
Dần
Thân
ĐẠI TRƯỜNG
Mão
Dậu
VỊ
Thìn
Tuất
TỲ
Tị
Hợi
TÂM
Ngọ

TIỂU TRƯỜNG
Mùi
Sửu
BÀNG QUANG
Thân
Dần
THẬN
Dậu
Mão
TÂM BÀO
Tuất
Thìn
TAM TIÊU
Hợi
Tị
Trong bảng trên, là chỉ ra giờ mà đường Kinh tương ứng là vượng hoặc suy nhất. Ví dụ, Kinh Phế vượng nhất vào giờ Dần, 03-05 giờ sáng, và suy nhất vào giờ thân, 15-17 giờ chiều. Điều này có nghĩa là những công việc cần dùng đến phổi chẳng hạn thì nên hành động vào giờ Dần.
NẠP 12 KINH CHÍNH VÀO 9 CUNG CỦA ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ
Nạp (sắp xếp) 12 kinh chính vào đồ hình Hà Đồ theo qui tắc Âm dương, Ngũ hành tương ứng sẽ cho ra đồ hình chu kỳ tuần hoàn của Khí. Qui tắc Âm Dương, Ngũ hành tương ứng giữa Hà Đồ và 12 đường kinh tức là:
Kinh Phế có tính chất là Dương Kim, xếp vào vị trí Dương Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 9.
Kinh Đại trường có tính chất là Âm Kim, xếp vào vị trí Âm Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 4.
Kinh Vị và kinh Tỳ có tính chất là hành Thổ, tuần hoàn ở vị trí giữa hai kinh là Kinh Đại trường và kinh Tâm.
Kinh Tâm có tính chất là Dương Hoả, xếp vào vị trí Dương Hoả trong Hà Đồ, tức là vị trí số 7.
Kinh Tiểu trường có tính chất là Âm Hoả, xếp vào vị trí Âm Hoả trong Hà Đồ, tức là vị trí số 2.
Kinh Bàng quang có tính chất là Âm Thuỷ, xếp vào vị trí Âm Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 6.
Kinh Thận có tính chất là Dương Thuỷ, xếp vào vị trí Dương Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 1.
Kinh Tâm bào và kinh Tam tiêu có tính chất là hành Thổ, tuần hoàn ở vị trí giữa hai kinh là kinh Thận và kinh Đởm.
Kinh Đởm có tính chất là Âm Mộc, xếp vào vị trí Âm Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 8.
Kinh Can có tính chất là Dương Mộc, xếp vào vị trí Dương Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 3.

Hình 11- Hệ ngũ hành tương ứng:
-Hà Đồ
-Bát quái Tiên Thiên
-12 đường kinh trong cơ thể người.
Như vậy, khi nạp 12 đường kinh vào đồ hình Hà Đồ theo qui tắc Âm dương, Ngũ hành tương ứng thì thấy nhịp tuần hoàn ngày đêm của khí trong cõ thể có nhịp điệu hình số 8. Nhịp điệu hình số 8 này cũng là thứ tự liên tiếp của Bát quái Tiên thiên như sau:
Càn => Đoài=> Ly => Chấn=> Tốn => Khảm=> Cấn=> Khôn.
Cách tám quái có vị trí liên tiếp nói trên cũng chính là thứ tự các quái cơ bản của hệ 64 quẻ Tiên thiên.
Phần phụ:
Năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker đã chụp hình được các đường Kinh Lạc bằng một máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào một số huyệt một dung dịch chứa Tecnetic (một hoá chất có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh được miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại, nếu tiêm vào một điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại một chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các Kinh châm cứu được chụp ảnh hoàn toàn không tương ứng với đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các Kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.
Tags: cáchìnhtronghàđồ
Friday 20 March 2009 - 04:34PM (ICT) Permanent Link 0 Comments
Add Minh Quang's Blog to your My Yahoo!7 page: About My Yahoo!7 & RSS 1 - 1 of 1 First <> Last
Copyright © 2009 Yahoo! Australia & NZ Pty Limited. All rights reserved. Privacy Policy - Terms of Service - Guidelines - Safety Tips - Help

if(window.yzq_d==null)window.yzq_d=new Object();
window.yzq_d['FNWKA9gnMt0-']='&U=13d7gjtq0%2fN%3dFNWKA9gnMt0-%2fC%3d253710.8113294.8933350.7761429%2fD%3dFOOT%2fB%3d3306078%2fV%3d1';

1 nhận xét: