Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

Lòng Người

Viết hay nói về lòng người thật là khó vì
nói đến lòng là nói đến ý tưởng, cảm xúc, tình cảm
của con người. Có nhiều từ ngữ đi với lòng để diễn
tả, để bổ túc cho “tấm lòng” như: có lòng, mất
lòng, rối lòng, buồn lòng, phật lòng, phiền lòng, vui
lòng (mát dạ), thuộc lòng, bền lòng, phải lòng, nức
lòng, bận lòng, yếu lòng, mềm lòng, xiêu lòng, nóng
lòng, nguội lòng, mát lòng, lạnh lòng…
Con người ta mỗi người một ý nên muốn
sống cho vừa lòng mọi người là một điều gần như
không thể thực hiện được. Ca dao Việt Nam có
câu:
Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê
Cao chê khỏng, thấp chê lùn
Béo chê béo trục, béo tròn
Gầy chê xương sống, xương sườn lòi ra.
Sách Cảnh Hạnh Lục có chép bài “Làm
Người Khó”* cũng cùng ý nghĩa trên, chúng tôi xin
ghi lại bài dịch của Nguyễn Quốc Đoan:
Khéo, giễu nhọc thây, vụng giễu nhàn,
Hiền chê nhu nhược, ác chê ngang.
Giàu bị ghét ganh, nghèo bị bỉ,
Kiệm chê keo cúi, gắng chê tham
Nhìn chẳng hiểu chi chê dốt nát,
Gặp cơ ứng biến lại chê gian.
Nghĩ suy nỗi ấy, làm sao nhỉ,
Làm người thật khó, thật gian nan.
Làm người khó, làm người khó.
Viết đến giấy hết, đầu bút khô.
Vẫn cứ viết thêm: Làm người khó.
Nguyễn Quốc Đoan dịch
Trong đời sống hằng ngày, người ta cũng
hay tìm cách “lấy lòng” người khác. Việc này có
thể có ý nghĩa hoặc tốt , hoặc xấu tuỳ theo mục đích
và động cơ mình nhắm.
Ông Stephen R. Covey** nghiên cứu
những sách dạy về đắc nhân tâm trong 200 năm
qua, nhận thấy rằng trước đây người ta nhắm vào sự
rèn luyện phẩm hạnh (characters) tức là những đức
tính như chân thật, lương thiện, liêm khiết, giữ chữ
tín… tương tự như ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín của Đông phương hay những mỹ đức trong trái
Thánh Linh được chép trong Galati 5:22 là yêu
thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền
lành, trung tín, mềm mại, tiết độ; nhưng từ 60 năm
nay, người ta hướng về việc thay đổi thái độ xử thế
như tập tươi cười, tập những thái độ tích cực, tập
lắng nghe người khác nói. Phương cách sau này có
thể thu phục được lòng người nhanh chóng trong
nhất thời, nhưng nếu không được hậu thuẫn bằng sự
chân tình, lòng thành thật thì cảm tình chỉ hời hợt,
không thể kéo dài.
Chuyện khéo dùng tiền để mua Nghĩa,
dùng Nghĩa để được lòng người sau đây đáng cho
chúng ta suy gẫm:
Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa
hiệp nước Tề, làm Tướng đời Chiến quốc. Trong
nhà luôn luôn nuôi trên 3000 thực khách. Tính rất
rộng rãi, thường đem tiền cho người khác vay
mượn. Một hôm, Mạnh Thường Quân sai Phùng
Hoan qua đất Tiết đòi nợ và dặn rằng: “Khi đòi nợ
được, coi trong nhà cần hoặc thiếu chi, thì mua về
dùng.” Phùng Hoan đến đất Tiết, thấy người có thể
trả, kẻ thì không thể trả. Phùng Hoan bèn báo cho
mọi người là Mạnh Thường Quân tha hết các nợ.
Rồi gom các giấy nợ lại, xé và đốt hết. Khi trở về,
Phùng Hoan thưa lại với Mạnh Thường Quân:
“Trước khi đi, tôi đã xem xét kỹ lưỡng: trong nhà
ta châu báu đầy kho, trâu ngựa đầy chuồng, chỉ
thiếu có món NGHĨA với dân, nên tôi trộm lệnh đã
xé giấy nợ mua Nghĩa cho Tướng Công rồi. Mạnh
Thường Quân chỉ cười và bỏ qua. Thời gian qua,

Mạnh Thường Quân bị bãi quan phải về đất Tiết trú
ngụ. Nơi đây, mọi người đều nhớ ơn xưa, mang
tiền của và tất cả vật dụng cần thiết đến dâng cho
Mạnh Thường Quân chi dụng, bất bất cái gì họ
cũng phân chia công việc với nhau để lo lắng, đối
đãi với ông một cách trọng hậu và hết lòng.
Trong lòng mỗi người chúng ta đều có sự
tranh chấp giữa hai thế lực thiện và ác, giữa thánh
và thú, giữa lòng hướng thuợng và lòng hướng hạ
mà Kinh Thánh thuờng nói đó là sự tranh chấp giữa
người thiêng liêng “ham mến các sự ở trên trời” và
người xác thịt “ham mến các sự ở dưới đất” (Colose
3:2).
Lòng dạ con người thường xu hướng về
điều ác như câu ca dao:
Sông sâu sào vắn khó dò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.
Ký giả John H. Griffin (1920-1980) là
người da trắng, muốn tìm hiểu về những nỗi khổ
nhục của người da đen sống trong xã hội da trắng
nên năm 1959, ông nhuộm da ông thành đen, đi đến
nhiều vùng tại miền Nam Hoa Kỳ là những nơi có
nạn kỳ thị nặng nề. Năm 1960 ông viết thuật lại
trong cuốn sách “Black Like Me”. Có chỗ ông ghi
lại cảm nghĩ của ông khi bị những người da trắng
nhìn màu da đen của ông một cách khinh bỉ, ông
viết: “Đứng trước những cặp mắt nhìn tôi ghét cay,
ghét đắng, tôi cảm thấy đau nhói trong tim, không
phải cái ghen ghét trong ánh mắt của họ làm cho tôi
sợ hãi, nhưng tôi sợ cái bản tánh vô nhân đạo của
họ lộ ra nguyên hình.”
Một nhà tư tưởng Đông Phương đã từng
nhận xét rằng lòng con người không đơn sơ mà rối
rắm như ruột dê! Chỉ nghĩ tới sự gian ác của con
người là chúng ta có thể rùng mình, chột dạ. Chồng
có thể giết vợ vì món tiền bảo hiểm nhân thọ; mẹ có
thể giết con thơ vì muốn rảnh nợ để theo tình nhân;
có người có thể giết hàng loạt người vô tội vì thích
thú trong việc giết chứ không vì thù oán cá nhân;
hàng triệu triệu người chết trong các cuộc chiến vì
những tham vọng điên cuồng…
Thánh Kinh có chép: “… từ nơi lòng mà ra
những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm
dục, trôm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn”
(Matthew 15:19); “Lòng người ta là dối trá hơn
mọi vật và rất là xấu xa… ” (Giêrêmi 17:9); “dầy
dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam,
hung dữ; chan chứa những điều ghen ghét, giết
người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ, hay mách, dèm chê,
chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang,
khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ;
dại dột, trái lời giao ước, không có tình nghĩa tự
nhiên, không có lòng thương xót” (Roma 1:29-31);
“Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng,
phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận,
cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn
uống….” (Gal 5:19-21).
Lòng dạ con người thay đổi cho xấu hơn thì
rất dễ: “sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn
những sự ham mê của xác thịt” (Êphêsô 2:3), chứ
thay đổi cho tốt hơn là thiên nan vạn nan: “Người
Êthiôbi có thể đổi được da mình, hay con beo có thể
đổi vằn nó chăng? Nếu được thì các ngươi là kẻ đã
làm dữ quen rồi sẽ làm lành được.” (Giêrêmi
13:23). Như “ngựa quen đường cũ”, con người dù
cố làm lành được chút đỉnh trong một ít lâu rồi cũng
có xu hướng quay về tội lỗi. Nói lòng vòng về bộ
lòng của con người sao bằng ghi lại lời tâm sự của
thánh Phao Lô Roma 7:15-19 nói lên sự bất lực của
ông nói riêng và của nhân loại nói chung: “Tôi
chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình
ghét… tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu;
nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý làm điều
lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không
làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình
không muốn.”
Những điều ác mình đã làm cứ quay lại ám
ảnh mình không thôi như theo luật La Mã ngày xưa,
thi thể nạn nhân bị giết sẽ được buộc chặt vào sau
lưng hung phạm. Tự sức mình thì làm sao thay đổi
được lòng mình! May thay, Đức Chúa Trời có thể
đổi lòng dạ con người: “Ta sẽ ban lòng mới cho các
ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất
lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi và ban cho các
ngươi lòng bằng thịt” (Exechien 36:26); “nếu ai ở
trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới;
những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”
(2Corinhto 5:17).
Chúng ta hãy đồng tâm tình với lời kêu
cầu của vua David sau khi ăn năn, thống hối về tội
phạm cùng Chúa: “Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy
dựng nên trong tôi một lòng trong sạch và làm
cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng”
(Thi Thiên 51:10).
NSM
*Nguyên tác bài “Làm Người Khó”:
Xảo yếm đa lao, chuyết yếm nhàn
Thiện hiềm nhu nhược, ác hiềm ngoan.
Phú tao tật đố, bần tao tiện
Cần viết tham lam, kiệm viết khan.
Xúc mục bất phân, giai tiếu xuẩn,
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 3
Kiến cơ nhi tác, hựu ngôn gian.
Tư lương na kiện, đương giao tố,
Tố nhân nan tố, tố nhân nan.
Vi nhân nan, vi nhân nan,
Tả đắc chỉ tận, bút đầu can.
Cánh tả kỷ cá vi nhân nan.
Cảnh Hạnh Lục
巧 厭 多多 拙 厭 閒
善 嫌 懦 弱 惡 嫌 頑
富 遭 嫉 妒 貧 遭賤
勤勤勤 婪 儉勤儉
觸 目 不 分分分分
見 機 而 作作 言 奸
思思 那 件件 教 做
做 人 難 做 做 人難
為 人 難 為 人 難
寫 得 紙 盡 筆 頭 乾
更 寫 幾 箇 為 人 難
(景 行 )
** Stephen R. Covey là tác giả của quyển sách
nổi tiếng: The 7 Habits of Highly Effective People.
Ông được xem như Socrates của thời nay. Tác phẩm nêu
trên là một tài liệu quý báu chỉ cho người đọc những bí
quyết rèn nhân cách và những khôn ngoan trong nghệ
thuật “xử kỷ, đãi nhân”.
Lời Hay Ý Đẹp
Thiên khả đạt, địa khả lượng
Duy hữu nhân tâm bất khả phòng
Họa hổ, hoạ bì nan hoạ cốt,
Tri nhân, tri diện bất tri tâm.
Minh Tâm Bửu Giám
天 可 度 地 可 思
惟 有 人 心 不 可 防
畫 虎 畫 皮 難 畫 骨
知 人 知 面 不 知 心
明心 寶 鑑
Trời đo được, đất lường được
Chỉ có lòng người không thể phòng
Vẽ cọp, vẽ da, khó vẽ xương
Biết người, biết mặt, khó biết lòng.
Thức khuya mới biết đêm dài,
Ở lâu mới biết lòng người bất nhân
Ca dao
HÃY ĐI, LÀM THEO NHƯ VẬY
Hôm đó vào một buổi tối ngày Thứ Tư,
mưa như trút nước xối xả xuống các đường phố.
Chúng tôi men theo bờ tường của Hội Thánh để lên
xe về nhà, sau hơn một tiếng đồng hồ quì gối cầu
nguyện và thông công với Chúa.
Làm việc suốt từ sáng, đến giờ tan sở, vội
vã đến nhà thờ cho kịp giờ cầu nguyện, vợ chồng
tôi đều muốn về đến nhà nhanh chóng; nên suốt
đoạn đường xa lộ, chúng tôi chỉ chăm chú và lo
lắng nhìn hai cái quạt nước đã đến thời kỳ cần được
thay mới; xe chúng tôi chạy lướt qua một chiếc xe
khác đang đậu bên lề đường, màu không được sáng
lắm nên không dễ đập vào mắt người khác, nhất là
dưới cơn mưa tầm tã này. Như phản ứng thường lệ,
tôi có thói quen hay nhìn xem có phải xe người
quen không, tôi nhận ra không phải xe quen mà
dường như có người ngồi trong đó.
Đồng hồ trong xe đang chỉ 9 giờ 10 tối.
Cơn đói bụng đang thôi thúc trong tôi, khiến tôi
muốn đi nhanh về nhà, nhưng có một tiếng nói đâu
đây văng vẳng bên tôi, "nên làm một việc cần phải
làm". Bài học tôi vừa học trước giờ cầu nguyện,
Mục Sư vừa giảng về người Sa-ma-ri nhân lành,
những lời dạy đó chưa ra khỏi tâm tôi cách đây 1
tiếng đồng hồ, sao bây giờ tôi đã vội muốn trốn
chạy như những người Lêvi, nhìn thấy người lâm
nạn rồi đi qua khỏi.
Chúng tôi chui vào exit gần nhất và trở lại
nơi tôi đã nhìn thấy chiếc xe bên lề xa lộ. Chiếc xe
vẫn còn đó, hình ảnh trước tiên tôi thấy, làm tim tôi
đau nhói, người con gái ốm yếu, mảnh mai, đang
ngồi sụt sùi khóc âm thầm trong xe, dưới cơn mưa
không biết đến bao giờ dứt. Cô ấy đã oà khóc khi
thấy tôi hỏi thăm và sẳn sàng giúp cô. Việc cô cần,
chỉ là điện thoại về nhà cho cha mẹ đừng lo lắng khi
không thấy con đi học chưa về đến nhà. Xe tương
đối cũ, và không biết hư bộ phận nào trong xe, và
lại là con gái nên không biết gì về xe, cô chỉ biết
ngồi chờ và cầu nguyện. Cô cười, nụ cười thật là
rạng rỡ khi cho biết: Chúa đã nhậm lời cầu nguyện
của con, đã gởi người đến giúp con, cô biết không,
con đã ngồi đây hơn 1 tiếng đồng hồ.... Chúng tôi
đã điện thoại cho cha mẹ cô và ở lại với cô, cho đến
khi có người đến kéo xe về.
Buổi tối hôm đó, trở về nhà, mặc dù quần
áo ướt mem và dùng cơm tối lúc 11 giờ, nhưng
chúng tôi đã dùng bữa với tấm lòng vui thoả, biết
mình đã làm được một việc tốt, và biết Chúa ở trên
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 4
cao đang mỉm miệng cười hài lòng, vì chúng tôi đã
biết thi hành lời Chúa phán: “Hãy đi, làm theo như
vậy” (Lu-Ca 10:37)
Sanh Khương
Tử Biệt Sinh Ly
LTS: Cụ Trần Văn Can đã đến tuổi Thiên-liễu (90
tuổi) mà trí óc còn sáng suốt, tinh thần còn đầy đủ nghị
lực. Toà soạn nhận được nhiều tài liệu quí giá về CơĐốc
giáo mà cụ đã soạn thảo và gửi tặng. Rất tiếc vì số
trang có hạn nên chúng tôi không thể phổ biến trên NSM
được. Hiện nay, cụ đã chuẩn bị sẵn sàng thể xác cũng
như tâm linh để lìa khỏi cuộc sống trần gian tạm bợ này:
“Trong sổ chờ chết tôi ghi danh rồi.”
Bệnh tật tội lỗi sinh ra
Để được Thần Chết tiễn qua đời này.
Kiếp người thật huyền ảo thay:
Sinh ly tử biệt rủi may bất thường!
Phúc họa khó biết dễ lường:
Hạnh phúc thì ít, tai ương thì nhiều!
Thiện ác nhân quả giáo điều:
Bao nhiêu tội ác bấy nhiêu cực hình!
Lương tâm soi sáng trong mình
Phân biệt thiện ác bẩm sinh trong người.
Thiên lý đã định sẵn rồi:
Thiện ác báo ứng muôn đời không sai.
Sự chết Thượng Đế an bài.
Thưởng thiện phạt ác kéo dài đời sau…
Tử Thần cho chết khác nhau:
Mỗi người một cách trước sau bất ngờ.
Chết vì tai nạn rủi ro,
Chết vì bệnh tật, chết già chết non.
Người sống đem xác đi chôn
Hoặc hỏa thiêu xác làm tròn lễ nghi.
Thế là tử biệt sinh ly!
Trong sổ chờ chết tôi ghi danh rồi.
Cám ơn Thượng Đế thương tôi
Cho sống gần đến chín mươi tuổi đời.
Tử Thần trực sẵn đón tôi
Ra khỏi bể khổ của đời điêu linh.
Nhờ ơn Đấng Christ hy sinh
Mà được tha tội hiển vinh đời đời!…
Kết luận xin có đôi lời
Chúc quí độc giả suốt đời an khang!
Trần Văn Can
(Oklahoma)
Phải Sửa Lòng
Một người kia đem hai cây kim đồng hồ
đến người thợ sửa đồng hồ bảo rằng: “Tôi nhờ ông
sửa hộ gấp hai cây kim này vì chúng chỉ sai giờ
luôn.” “Đồng hồ của anh đâu?” “Thưa ông, tôi để
đồng hồ ở nhà, nó vẫn còn tốt nên tôi chỉ đem hai
cây kim đến đây mà thôi.” Người thợ sửa đồng hồ
khó chịu nói “Anh hãy mang đồng hồ lại đây vì tôi
cần nó.” “Tôi đã nói với ông là nó vẫn còn tốt, chỉ
cần sửa hai kim này mà thôi, nếu tôi đem đồng hồ
lại đây ông đòi nhiều tiền công sao! Thôi ông trả
lại hai cây kim cho tôi.” Người này đem hai cây
kim tìm người sửa cho đúng giờ nhưng ông không
bao giờ làm được điều này cho đến khi ông mang
đồng hồ đến người thợ!
Ngày nay rất còn nhiều người hờ hững với
tấm lòng hư hoại của mình, cứ lo sửa đổi trau chuốt
hình thức bên ngoài, nhưng cái hào nhoáng bên
ngoài đó không che giấu được cái sai trật bên trong
vì từ đó phát ra những việc như lời Chúa đã ghi:
“Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội
giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng
dối và lộng ngôn” (Mathiơ 15:19). Phải nhờ Lời
Chúa sửa lòng mình, để bên trong lẫn bên ngoài
được tốt đẹp.
Trích trong tập: “Chuyện Ngắn Gây Dựng
Đức Tin” do HT TL Sacramento phát
hành. Nhiều câu chuyện lý thú được
sưu tập trong tập này. Ai muốn nhận
xin liên lạc về 9131 Locust St, Elk
Grove, CA 95624. ĐT: (916) 691-4478.
Chữ “Biết” trong Kinh Cựu Ước
Sách Sáng Thế Ký có chép: Ađam ăn ở với
Êva là vợ mình (4:1). Trong sự tế nhị của ngôn ngữ
Việt, động từ ăn ở ở đây phải được hiểu là tính
giao, hay giao hợp giữa hai người khác phái đã có
sự đồng ý và thoả thuận với nhau.
Thật ra thì Kinh Cựu Ước, qua nguyên tác
tiếng Hêbơrơ, the Hebrew Bible, chỉ chép một cách
đơn giản rằng: Và Ađam biết vợ mình là Êva. Bản
King James Version (KJV) cũng ghi là: and Adam
knew Eva his wife. Chữ knew là dịch thẳng từ
động từ “Yadah” của tiếng Hêbơrơ. Bản King
James Version được dịch do một số nhà thông kinh
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 5
và học giả nổi tiếng nhất của thời bấy giờ và được
chiêu tập dưới sự chủ trì và giám thị của chính
đương kim hoàng đế nước Anh lúc đó là James I
(1567-1625). Sau một thời gian miệt mài hợp dịch,
ban KJV được công bố năm 1610, cách đây đã gần
400 năm. Từ đó đến nay Thánh Kinh đã được dịch
đi dịch lại rất nhiều phen với những cái nhìn khác
nhau và để cập nhật hoá với ngôn ngữ hiện đại.
Với lời kinh cổ kính, lịch lãm mà trang trọng, bản
Thánh Kinh KJV vẫn được xem là bản dịch tiêu
chuẩn, khuôn thước, và sát nghĩa nhất so với
nguyên bản tiếng Hêbơrơ, là thứ tiếng cổ của dân
tộc Do Thái.
Đi song song với chữ Hán, tiếng Hêbơrơ là
một thứ văn tự xưa nhất với tổ chức động từ đa
dạng và đa năng, được chia theo số, theo ngôi và
theo chi, thể, loại mà để cho dễ nhớ thì ta gọi là
động từ Do Thái tam bản, thất chi, ngũ thể, thập
nhược động. Vì vậy mà việc nắm bắt động từ tiếng
Hêbơrơ là việc mấu chốt trong việc hiểu rõ kinh
Cựu Ước. Ở đây, ta thử xem đến chữ biết, qua
động từ Yadah của tiếng Hêbơrơ được nhắc đến
nhiều bận trong kinh Cựu Ước:
Biết được nhờ sự quan sát: Nôê biết rằng
nước đã giảm bớt trên mặt đất (Sáng Thế Ký 8:11).
Đức Chúa Trời sau khi đã tạo dựng nên trời đất,
muôn vật và loài người, loài người sinh sôi nẩy nở
mỗi lúc một nhiều. Từ lúc Ađam và Êva nghe lời
dụ dỗ của con rắn ăn trái cây biết điều thiện và ác
mà Ngài đã ngăn cấm, Đức Chúa Trời bắt đầu phát
hiện sa sức ác độc của con người mỗi lúc một lớn,
Ngài ân hận về việc Ngài đã tạo ra con người và
quyết định tiêu diệt nhân loại. Chỉ có ông Nôê là
được ơn dưới mắt Đức Chúa Trời. Ông là người
công chính và đi theo đường lối Ngài và Đức Chúa
Trời đã cứu ông, gia đình ông (tất cả 8 người); đã
chỉ cho ông cách đóng tàu để tránh cuộc thủy nạn
mà chính Ngài đã phán khiến.
Biết được qua sự nghe ngóng: Khi Đức
Chúa Trời nghe những tiếng kêu oan từ hai thành
Sôđôm và Gômôrơ thì phán: “Ta muốn ngự xuống,
để xem xét chúng nó ăn ở có thật như tiếng đã kêu
thấu đến ta chăng; nếu chẳng thật, thì ta sẽ biết”
(Sáng Thế Ký 18:21).
Biết được qua kinh nghiệm: Trở lại câu
STK 4:1 trên, chữ biết mang một ý nghĩa chẳng
những qua kinh nghiệm quan sát, qua kinh nghiệm
nghe ngóng, mà còn qua một kinh nghiệm của sự
giao tiếp mật thiết nữa. Sở dĩ ta có thể cả quyết sự
tương giao mật thiết đó là do câu kinh kế tiếp:
người thọ thai sanh Ca-in. Chữ biết bao hàm một ý
nghĩa thâm thuý, vừa rộng rãi vừa tế nhị. Trong lối
nói chuyện của người Việt mình như “từ ngày tôi
biết em” … cũng đều là theo tinh thần của chữ biết
Yadah kia. Tưởng ta cũng cần thêm vào đây rằng
trước khi biết bà Êva thì cả ông lẫn bà đã biết rằng
mình loã lồ (STK 3:7). Cái biết đó đến sau việc ăn
trái cây biết điều thiện và điều ác mà Đức Chúa
Trời đã ngăn cấm họ (STK 3:3). Vì vậy mà cái biết
kia đã trải qua một quá trình dài của sự cám dỗ, thử
thách và phạm tội rồi.
Bên cạnh những cái biết thông thường
trong thế tục nhân quần, chữ biết còn nói lên một
kiến thức và một kinh nghiệm trong việc tương giao
với Thượng Đế nữa. Trong sách Luận Ngữ, sách
gối đầu giường của mọi kẻ sĩ theo tinh thần Nho
học, thiên Vi Chính, đoạn IV chép Khổng Tử có lần
bảo rằng: “Ngô ngũ thập nhi tri thiên mệnh” (吾 五
十 而 知 天 命) nghĩa là đến năm 50 tuổi thì Phu tử
biết được mệnh trời. Theo Thánh Kinh, cái biết về
Thượng đế, về trời, là do chính Đức Chúa Trời
công bố trực tiếp cho con người. Ông Môi-se là
người đầu tiên được Đức Chúa Trời cho biết danh
xưng của mình lần đầu tiên: “Ta là Đức Giê-hô-va.
Ta đã hiện ra cùng Apraham, cùng Ysác, và cùng
Giacốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời toàn năng; song
về danh ta là Giêhôva, thì ta chưa hề tỏ cho họ biết”
(Xuất Edipto ký 6:2-3). Và Ngài cũng phán Môise
hãy công bố danh xưng của mình cho toàn thể dân
Ysơraên và Ngài sẽ lấy đi cái ách nặng nề mà người
Êdiptô đã áp đặt lên vai họ. Danh Ngài từ đó được
truyền biết đến những kẻ tin nhận Ngài.
Mục đích của việc biết đến danh Ngài để
làm gì?
 Để kính sợ Ngài: để cho muôn dân của thế gian
nhận biết danh Chúa, kính sợ Chúa, y như dân
Ysơraên của Ngài. (1Các Vua 8:34)
 Để dạy cho hậu tự mình biết vâng phục và hầu
việc Ngài: “Còn ngươi là Salamôn, con trai ta,
hãy nhận biết Đức Chúa Trời của cha, hết lòng
vui ý mà phục sự Ngài” (1Sửký 28:9)
 Để tin cậy Ngài: “Các ngươi là kẻ làm chứng
ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi
được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa!”
(Êsai 43:10)
Trong chúng ta, ai là kẻ đã từng biết Chúa?
Huỳnh Hữu Đạo
(Đào Lê Thất, Atlanta, GA)
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 6
Tôi Dư Biết
Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng
tôi; hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; xin xem thử tôi có
lối ác nào chăng, xin dắt tôi vào con đường đời đời (T-Thiên
139:23-24)
Chúa chẳng cần thử tôi, tôi dư biết
Tôi thường đi trên lối ác hằng ngày
Tư tưởng tôi chưa có một điều hay
Người như thế đâu cần Ngài tra xét!
Những tội lỗi vấn vương, tôi dư biết
Lìa bỏ ư? Tự hỏi, thấy khó lòng
Nhiều khi tôi sức lực yếu, đáng buồn
Con người cũ, tôi “đấu tranh” rất mệt.
Người Cơ-đốc… “hữu danh”, tôi dư biết
Sống như người “ngoại đạo”, sống thế gian
Bấy lâu nay tin Chúa… vẫn khôn ngoan
Vẫn tư dục, vẫn chiều theo xác thịt!
Chúa yêu con vô cùng! Con dư biết
Xin dắt con vào đường lối đời đời
Có tội nào lớn hơn được Tình Trời?
Có tội nào Chúa không tha thứ hết?
Tường Lưu
(Trích Chân Vọng Tâm Linh)
Giới Thiệu Tác Phẩm:
Chân Vọng Tâm Linh của Tường Lưu
Tháng qua, thi sĩ Tường Lưu lại cho ra đời
đứa con tâm linh mới. Thường mỗi năm, Tường
Lưu cho chào làng một tác phẩm, riêng năm 2002
này, đã có 2 tác phẩm: đầu năm in ra Nguồn Phước
Tâm Linh, giữa năm là Chân Vọng Tâm Linh.
Đối với những tác phẩm trước, nhất là
“Ánh Sáng Tâm Linh” (2001), có một số người
phàn nàn vì những lời xây dựng thẳng thắn của ông
đối Hội Thánh Chúa. Dầu vậy, nhiều người đã
đồng cảm với nhà thơ qua những viên “thuốc đắng
giả tật” này. Qua Chân Vọng Tâm Linh, tác giả
chuyển mục tiêu mà tự “khai xấu” về bản tính xác
thịt của mình. Mục đích của ông là “cho mọi người
rằng tôi rất yếu đuối, rất tội lỗi… mà Chúa vẫn
thương yêu tôi”:
Có nhiều đêm linh hồn tôi sám hối
Lỗi của tôi dính dấp với Sa-tan
Chúa yêu ơi, sao Chúa vẫn dịu dàng
Chấp nhận con vào đàn chiên của Chúa?
Mỗi bài thơ của T. Lưu viết ra đều tải một
sứ điệp quý báu trích từ một câu Kinh Thánh, nên
chúng ta cần để thì giờ suy gẫm khi đọc những vần
thơ này mới thấy thắm thía. Nhiều bài đã được
nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm phổ nhạc. Tác giả đã gửi
tặng Nếp Sống Mới một số tập. Xin chân thành
cảm ơn thi sĩ. Quý độc giả yêu thơ có thể liên lạc
với toà soạn để được tặng một bản. Vì số sách có
giới hạn, xin quý vị “nhanh tay.”
Tôn vinh ca 5 của Vũ Đức Nghiêm
Chúng tôi vừa nhận được CD Tôn-Vinh Ca
5 do nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm thực hiện gồm 12 bài
hát: Tôn Vinh Ba Ngôi; Trên Trời Cao; Náu
Nương Nơi Vầng Đá Muôn Đời; Ta Vẫn Còn Đây
Năm 2000; Chúa Là Đấng Chăn Giữ Tôi; Thanh
Niên Tin Lành VN; Hãy Hát Tôn Vinh Ngài Một
Bài Ca Mới; Bốn Mùa Đi Với Ngài; Hằng Ngày
Tôi Hát Lời Ngợi Ca; Tôi Sẽ Đi Lên Núi Một
Dược; Dâng Lên Ngài Muôn Tiếng Hoan Ca; Ca
Khúc Mừng Lứa Đôi. Điều đặc biệt trong CD này
có kèm theo lời để mọi người có thể tập hát. Xin
trân trọng giới thiệu tác phẩm của người nhạc sĩ tài
hoa VĐN. Giá bán $10/CD. Xin liên lạc 408-272-
4462 hoặc email: ndvu@yahoo.com
Xin giới thiệu
Đặc San Hướng Đi
Chủ nhiệm: Mục sư Nguyễn Văn Huệ,
Chủ bút: Nguyễn Thanh Vũ
Tập báo in khổ lớn, dày hơn 110, mỗi năm
phát hành 4 số theo 4 quý Xuân Hạ Thu Đông. Đề
nghị ủng hộ $25 cho một năm báo. Có nhiều bài
giá trị về văn hoá, đức tin, đời sống… Liên lạc:
HuongDi Magazine, P.O. Box 570293, Dallas, TX
75357 Điện thoại: 214-929-1230 hay 972-613-
7210. Emai: dacsanhuongdi@juno.com
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 7
Sức mạnh của tình yêu thương..
Họa sĩ nổi tiếng Charles Schulz chuyên vẽ
tranh hài hước về con chó Peanuts đã từng nói “tôi
yêu thế gian nhưng con người thì tôi không thể
thương được..” Quả thật trong một xã hội đầy rẫy
bon chen, nghi kỵ thì con người thường trở nên khó
khăn, tham lam, ưa lừa gạt, phản phúc, giành giựt..
nhưng dù cho có khó thương đến đâu con người vẫn
cần đến tình yêu thương.
Tình yêu thương không những là món quà
lớn nhất mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta qua
Chúa Giê Su (Giăng 3:16) mà còn là một nhu cầu
thiết yếu, tối cần thiết, không thể không có của tất
cả mọi sinh vật trên trái đất này. Một cuộc sống
không có tình yêu thương thì không thể tồn tại được
lâu và các khảo cứu về tâm lý học trên các trẻ em
mồ côi và trên súc vật đều xác nhận là thiếu tình
yêu thương thì cơ thể cũng như não bộ không thể
phát triển được. TS Abraham Maslow ví tình yêu
thương đối với con người cũng quan trọng không
khác gì thực phẩm, các sinh tố, các chất muối
khoáng, chất đạm protein..
Một gia đình ở Ohio có cả 3 người con có
một trí thông minh khác thường, trị số IQ đều trên
130 khi được báo chí hỏi về bí quyết thì bà mẹ đã
trả lời “hãy cho những đứa trẻ thật nhiều tình yêu
thương..” ( a lot of love).
Nhưng trên thực tế thì lời dạy của Chúa Giê
Su “hãy yêu thương nhau như thể yêu thương Ta”
thật khó thực hành vì bản chất hay đa nghi và ghen
tỵ, thí dụ như Phie-Rơ đối với Giăng khi người này
được Chúa yêu thương hơn ( Giăng 21:21).
Sở dĩ loài người ưa khó tính, khó thương
hay xung khắc là vì chúng ta có những thói quen
khác nhau, tư tưởng và lối suy tư khác nhau, được
dạy dỗ và chịu ảnh hưởng của gia đình và môi
trường khác nhau. Nhưng tình yêu thương có thể
thay đổi con người như thi sĩ Theodore Roethke
viết “ Tình yêu thương đem lại tình yêu thương”
(Love begets love).
Con người thường hay cư xử khó khăn với
nhau khi họ tự suy luận theo ý chủ quan của mình,
ưa phê phán và trách móc như Chuá đã cảnh cáo là
nếu không muốn bị Chúa phê phán thì hãy đừng
phê phán người lân cận.
Tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội và
sai xót trong đời và nếu chúng ta muốn được Chúa
tha thứ thì hãy tha thứ cho người đã phạm lỗi cùng
chúng ta (MaThiơ 6:14). Con người thường hay
xung khắc, ghét bỏ hoặc thù hận nhau chỉ vì những
bất đồng về tư tưởng, quyền lợi hay tôn giáo như ở
xứ Palestine hiện nay hai phe Do Thái và Ả Rập
chém giết nhau từ đời này qua đời khác, liên miên
bất tận.. Loài người sở dĩ ưa cãi cọ và thù ghét
nhau là vì tất cả chúng ta đều như là 7 anh thày bói
mù rờ vào một con voi và tất cả đều cho là chỉ có
một mình đúng và 6 người còn lại đều sai và muốn
mọi người phải nghĩ và làm giống như mình...
Tất cả chúng ta đều do Đức Chúa Trời sinh
ra và tạo nên và đều bình đẳng trước mặt Chúa và
chúng ta cũng cần được biết CHO và NHẬN nguồn
năng lực mạnh nhất đến từ Chúa là Tình Yêu
Thương.
“Nên bây giờ còn 3 điều này: Đức Tin, sự
Trông Cậy, Tình Yêu Thương nhưng đều trọng
hơn trong 3 điều đó là Tình Yêu Thương” (I Cô-
Rinh-Tô 13: 13).
Vũ văn Dzi, MD.
Câu Ðố Kinh Thánh
Muốn tham dự, xin tìm địa chỉ những câu Kinh
Thánh sau đây. Mười người đáp trúng đầu tiên gửi
về tòa soạn sẽ có thưởng:
1. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến
gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có
ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi.
2. Sự dẽ dặt sẽ coi sóc con, sự thông sáng sẽ gìn
giữ con.
3. Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà
quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép
uổng...
4. Nhưng khi chúng được an tịnh, bèn khởi làm lại
điều ác trước mặt Chúa...
5. Mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi
sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng
chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt.
6. Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và
tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác
thịt ăn ở như người thế gian sao?
7. Chớ lấy ác trả ác cho ai, phải chăm làm điều
thiện trước mặt mọi người.
8. Phước cho người nào hay làm ơn, và cho mượn,
khi người bị kiện ắt sẽ được đoán xét cách
chánh trực.
9. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ,
chớ dùng men gian ác độc dữ, nhưng dùng bánh
không men của sự thật-thà và của lẽ thật.
10. Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công-bình
Chúa.
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 8
Giải Đáp Câu Đố K.T. kỳ trước:
1. I Giăng 2:9; 2. I Phierơ 4:10; 3. GiaCơ 4:12;
4. Êsai 5:21; 5. Êphêsô 4:29; 6. GiaCơ 4:11; 7.
Êphêsô 4:32; 8. Galati 6:10; 9. Têsalônica 5:22;
10. Hêbơrơ 12:14.
11 độc giả đầu tiên giải đáp đúng 100%:
Cô Trần Ngọc Hân, Jacksonville, FL;
Cô Thiên Kim Tô Yên, OKC, OK;
Ông Trần Chấn Hoanh, Jacksonville, FL;
Chị Đoàn Ngọc Nga, Savannah, Ga;
Bà Bùi T. Mỹ Dung, New Orleans, LA;
Chị Nguyễn T. Tuyết Lan, Chicago, IL;
Bà QP Nguyễn Hữu Tâm, N. Hollywood, CA;
Dương Trung Kiêm, OKC, OK;
Kim Thiên Loan Anh, OKC, OK;
Bà Phan Trần Đạo, Santee, CA;
Chị Lan Võ, Sacramento, CA.
Nối Kết:
Quí vị có thể vào mạng lưới tin học
http://www.mucsu.net để đọc và nghe nhiều bài làm
chứng, nhiều bài giảng cũng như có thể order sách báo
Cơ Đốc. Những website tương tự :
http://www.radiotinlanh.com
www.vndistrict.org
www.vietchristian.net, www.hopeway.org
www.biblestudytools.net (tài liệu học KT)
www.talkingbible.com (nghe Thánh Kinh nhiều
ngôn ngữ khác nhau)
www.jesusfilm.org/languages/ (xem film về
cuộc đời Chúa Cứu Thế Jesus)
www.vietchristian.net/jaxchurch: xem hình ảnh
sinh hoạt của Hội Thánh Jacksonville, Florida. Quý vị
có thể đọc NSM ở:
www.vietchristian.net/nepsongmoi/
* Quí độc giả đang sống tại Úc Châu muốn nhận
báo mỗi kỳ xin liên lạc: Ông Phạm Trung Ái,
12 Oak St, Springvale VIC 3171, Australia.
Nếp Sống Mới tri ân
Xin cảm tạ quý vị có hảo tâm, giúp NSM
thêm phương tiên gửi tặng món quà tinh thần này
tới các đồng hương trong và ngoài nước:
Chị Bùi Ngọc Nga, Montclair, CA $20
Ông Bùi Rinh, Jacksonville, FL $15
ÔB Bùi Văn Vân, New Orleans, LA $10
ÔB Dương Văn Á, Jacksonville, FL $10
Cô Đặng Ngọc Hiển, Akron, OH $50
ÔB Alain Goffart, Sauveterre de Bearn, Pháp $50
HT TL Monrow, Jonesboro, GA $40
ÔB Hà Hữu Quang, Houston, TX $50
MS Hồ Xuân Phong, Anaheim, CA $20
ÔB Hoàng Long, Fremont, CA $25
ÔB Kim Sang, Pelican Rapids, MN $20
ÔB BS Lâm Chánh Lý, Gainesville, FL $20
Ông Lâm Mal, Worcester, MA $15
ÔB Lâm Dân Trường, Boncelles, Bỉ $20
Ông Lê Thành Nhơn, Jacksonville, FL $10
Chợ Mỹ Phương, Jacksonville, FL $20
Chị Nguyễn Lan, Chicago, IL $20
ÔB BS Nguyễn Mai Nghi, Bakersfield, CA $100
ÔB Nguyễn Kỳ Tâm, Warrington, PA $20
ÔB Nguyễn Thanh Tùng, Paris, Pháp $20
ÔB Sơn Canh, Jacksonville, FL $20
ÔB Trần Chấn Hoanh, Jacksonville, FL $20
ÔB Trần James, Chicago, IL $5
Bà Trần Thị Nhẫn, Liege, Bỉ $20
ÔB Trần Cao Tuyển, Liege, Bỉ $20
ÔB Trang Thoại Đức, San Jose, CA $20
ÔB Vũ Quốc Khanh, Pasadena, CA $15
Số báo trước đã phát hành 2100 ấn bản
Nếp Sống Mới, do Ban Văn Phẩm Hội Thánh Tin
Lành VN tại thành phố Giác-Sơn-Viên
(Vietnamese Christian Church of Jacksonville),
Florida, thực hiện và phát hành, nhằm mục đích:
 Giới thiệu Tình Yêu Thiên Chúa,
 Gây dựng, củng cố niềm tin trong Chúa,
 Cổ động một nếp sống mới: lành mạnh, cân
bằng, tích cực, tươi trẻ, lạc quan và hướng
thượng.
Quý vị nào muốn nhận báo biếu này, hay góp
ý kiến xây dựng, hoặc góp phần ủng hộ, xin

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

THƠ TIẾU LÂM

19-06-2009, 14:15 PM
Bồ nhí

Ta bốc hơi men thấy nhớ bồ
Nhớ bồ ta lén vợ chạy sô
Chạy sô ta đến cùng bồ hót
Bồ hót rằng thương nhớ thấy mồ
Thấy mồ, thấy tổ đâu chẳng thấy
Chỉ thấy rằng bồ rất nhớ đô
Nhớ đô nên mới làm bồ nhí
Bồ nhí nhưng mà ví rõ to

ĐÁM MA

Ô hô trông kìa một đám ma
Linh đình nhộn nhịp khách lại qua
Kèn, trống, tàu tây khúc thời thượng
Nhà, xe giấy mả đốt xa hoa
Hiếu nghĩa nên làm cho thật lớn
Giàu sang phải để người biết ta
Nếu chắc âm ty mà sướng thế
Hẳn sống vô tư chẳng sợ già

THƠ KÉN VỢ

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ non
Ra đường ai biết cháu hay con
Nhí nha nhí nhảnh đòi vàng bạc
Bán cả bàn thờ sắm phấn son.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ già
Ra đường ai biết chị hay bà
Sanh hai ba lượt mình teo nhếch
Má hóp xương lòi, ốm như ma.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ lùn
Giữa đường vợ muốn bàn câu chuyện
Chồng phải quỳ bên tiếp chuyện cùng.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ cao
Tay chân lẵng khoẳng tướng quều quào
Rũi khi đau bụng, đi cầu cá
Lớ ngớ quều quào lọt xuống ao.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ù
Ðêm nằm ôm vợ ngỡ ôm lu
Rũi khi bà mớ đè lên bụng
Dẹp xác ông chồng khóc hu hu.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ròm
Người toàn xương xẩu làm sao ôm?
Thuốc tàu, thuốc bắc, cao hổ cốt
Uống cả năm trời vẫn ốm nhom.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ghen
Áo quần khi xé rách teng beng
Rũi hôm cao hứng chồng về trễ
Bể chén, bể ly, bể cái đèn.
Lấy vợ nên kiêng vợ sún răng
Giận con lè lưỡi tựa bà chằng
Tiệc tùng rũi gặp bò xào giấm
Mắc nghẹn có ngày té ngã lăn.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ hô
Hàm răng lỏm chỏm nói bô bô
Rũi khi bả giận ôm chồng cắn
Ðổ máu phu quân chạy thấy mồ.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ giàu
Ra đường thiên hạ bảo trèo cao
Về nhà bị vợ đì giặt áo
Mất mặt trượng phu đấng anh hào.
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ nghèo
Ông bà cha mẹ khó ăn theo
Cày sáng cày khuya mà vẫn nợ
Tội đàn con nhỏ đói leo nheo
Lấy vợ nên kiêng vợ ngáy to
Ðêm nào đi ngủ cũng khò khò
Tội đức lang quân nằm kéo cạnh
Mất ngủ lâu ngày chắc phát ho...

--------------------------------------------------------------------------------

THƠ KÉN CHỒNG

Chị ơi đừng lấy chồng sang
Lên voi xuống ngựa hoang đàng khỏi chê.
Cũng đừng lấy kẻ ngu si
Ra ngoài dại gái về nhà dạy khôn.
Xin đừng lấy kẻ lộng ngôn
Bảnh bao xế lộng rặt tuồng điêu ngoa
Tránh xa cái thói đào hoa
Ngày yêu hồng mận, đêm xoa nắn đào!
Chị đùng lấy thứ ngọt nào
Chat room mail groups phều phào chữ yêu
Chị ơi đừng lấy chồng xìu
Ðêm khuya thao thức đìu hiu cả đời.
Chị nha, đừng lấy chồng lười,
Ăn no tốn vải chảy người thối thây
Cũng đừng lấy thứ chồng nhây
Nói dai nói dỡ như bầy râu dê.
Nhất hô nhì sún nên chê
Tam lùn tứ lé chị bê ra đường
Những chàng ti hí mắt lươn
Chị nên xa lánh kẻo buồn đời hoa
Những chàng mồm giải mép loa
Cho đi tàu suốt kẻo mà khổ thân
Nhưng đừng lấy thứ cù lần
Ðêm nằm một đống như phần mộ bia
Chị đừng lấy thứ tía lia
Trẻ ranh con nít, canh khuya bực mình
Chị đừng lấy kẻ thông minh
Bằng hai ba mãnh, chữ tình nhẹ cân
Ông già xí quách xụi gân
Chị ơi chớ đụng chớ gần 1 giây.
Xin đừng chớ lấy chồng hay,
Cày hai, ba jobs & sướng ngày nào đâu?
Chị đừng ham lấy chồng giàu
Stocks down mộtt cái nhảy lầu còn hơn
Chị ơi tuổi hảy còn son
Chồng khoan lấy vội, em còn đợi đây!

--------------------------------------------------------------------------------

Chồng khôn thường thích ăn quà
Quà no chê chán về nhà ăn cơm
Nhai cơm như thể nhai rơm
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà

Chồng khờ chẳng dám ăn quà
Đi đâu rồi cũng về nhà ăn cơm
Con bò chọn kiếp nhai rơm
Chồng khờ cứ phải nhai cơm suốt đời

Vịnh Chồng khôn - chồng khờ (Tutrong)

Chồng khôn vợ được đi giầy (tục ngữ)
Chông khờ vợ phải đi cày thế thôi
Chồng khôn nó đánh tơi bời
Chồng khờ mình nhờ nó phơi áo quần
Chồng khôn nó xạo quá chừng
Đêm nằm ngũ nó trốn chung con nào
Sáng về còn nói tào lao
Hồi hôm anh đi ra ao thăm cần (câu)
Chồng khờ mình bắt nó mần
Nấu cơm gánh nước đỡ đần trẻ con
Suốt đêm ngũ nó vẩn còn
Quanh năm chẳng dám đi o con nào
Chồng khờ nó sướng làm sao
Mình chỉ kiểu nào nó mau làm liên
Chồng khôn còn cử còn kiêng
Chồng khờ Đêm ngũ liên miên làm hoài
Của trời cho chớ hở tay
Còn xuân không hưởng lúc già tuổi thân :D

--------------------------------------------------------------------------------

Ngồi buồn kiếm chuyện nói chơi,
Nhất vợ nhì trời... là chuyện tự nhiên.
Ðàn ông sợ vợ thì sang,
Ðàn ông đánh vợ tan hoang cửa nhà.

Ðàn ông không biết thờ "bà"
Cuộc đời lận đận kể là vứt đi.
Ðàn ông sợ vợ ai khi,
Vợ mình, mình sợ sá gì thế gian!!!

Ðàn ông khíp hách ngang tàng,
Nghe lời vợ dạy là hàng "trượn gphu."
Ðàn ông đánh vợ là ngu,
Tốn tiền cơm nước, ở tù như chơi.

Lấy nàng từ thuở mười nhăm,
Ðến khi mười chín tôi đà năm con.
Nàng thì trông hãycòn son,
Tôi thì đinh ốc, bù lon rã rời.

Nắng mưa là chuyện của trời,
Tề gia nộitrợ có tôi bao thầu.
Suốt ngày cày cấy như trâu,
Chiều về rửa chén cũng "ngầu" như ai.

Nấu cơm, đi chợ hàng ngày,
Bồng con, thay tã tôi đây vẹn toàn.
Lau nhà, lau cửa chẳng màng,
Ôi thời oanh liệt ngang tàng còn đâu.

Nhiều khi muốn hộc xì dầu,
Xin nàng nghỉ phép, nàng chau đôi mày.
Nàng đòi thi đấu võ đài,
Tung ra một chưởng, chén bay ào ào.

Nhớ xưa mình mới quen nhau,
Em ăn, em nói ngọt ngào dễ thương.
Cho nên tôi mới bị lường,
Mang thân ngà ngọc cậy nương nơi nàng.

Than ôi thực tế phũ phàng,
Mày râu một kiếp thôi đành đi đoong.
Một lòng thờ dzợ sắc son,
Còn non còn nước thì tôi còn... thờ.

--------------------------------------------------------------------------------

Lão già lọm khọm thế mà ngông
Quắt quéo quơ tay cuỗm được hồng !
Thậm thụt hang sâu ăn ngấu nghiến
Hả hê bụng dạ ngất hương nồng ...
Khen ông tuổi hạc còn dai dẻo
Bẻ quả ... trèo non ... chẳng nhọc hông !
Ngao ngát vườn hồng ong bướm lượn
Phen này lắm kẻ khóc lưng tròng

--------------------------------------------------------------------------------

Vợ là mẹ các con ta
Thường kêu bà xã , hiệu là phu nhân
Vợ là tổng hợp bạn thân
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân mẹ hiền ...
Vợ là ngân khố kho tiền
Gởi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra.
Vợ là biển cả bao la
Đôi khi nổi sóng khiến ta chìm phà
Vợ là âm nhạc, thi ca
Vừa là cô giáo vừa là luật sư
Cả gan đấu khẩu vợ ư ?
Cá ương không muối, chồng hư cãi vờ (vợ)
Chồng ơi ! Đừng có dại khờ
Không vợ, đố biết cậy nhờ tay ai ?
Vợ là phước , lộc, thọ , tài ...
Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen

--------------------------------------------------------------------------------

Vợ là cái gông của trời
Mà ta phải mang suốt đời Thiên thu
Có vợ chẳng khác đi tù
Đi đâu cũng có Bà cù (vợ) dòm theo
Vợ giống Như cái cổng trèo
Muốn vào thăm vợ phải leo lên giường

--------------------------------------------------------------------------------

Đời trai nay đã thôi rồi
Tin mày lấy vợ rụng rời lòng tao
Đang bay nhảy sướng thế nào
Tự nhiên mày lại vướng vào vợ con
Vợ con là cái lồng son
Đường vào thì có, chẳng còn đường ra
Vợ mày là con người ta
Nghĩ mày với nó, chẳng bà con chi ??
Con gái là cái quái gì ?
Mà mày mê mệt mày đi vào tròng
Thuyền quyên là bẫy anh hùng
Bao người đã chết, mày không thấy à ?
Ngày xưa mày vẫn ba hoa :
" Thằng nào ngu mới bị sa lưới tình "
Giờ đây cáo đã thành tinh
Đã thấy bẫy sập , còn xin được vào
Độc thân thì sướng biết bao
Bao nhiêu con gái đua nhau lôi mời
Bây giờ đã vợ con rồi
Đi về khai báo, chạy trời khỏi mưa
Tiền lương tháng tháng phải đưa
Tiêu xài mua sắm phải thưa với bà
Thân trai rửa bát quét nhà
Vợ kêu thì dạ , còn ra nỗi gì
Bạn bè rủ nhậu chẳng đi
Sợ về nằm thảm tối thì đứt hơi
Hu Hu Hu ấy mày ơi
Kể như tao khóc cho đời bạn tao

--------------------------------------------------------------------------------

Trai độc thân chưa một lần bỏ dzợ ...
Tìm bạn đời để trao đổi dzăn thơ,
Nếu hợp nhãn sẽ tiến tới ... hổng chờ
Xin thành thực, đừng làm tui ... đau khổ .
Vì ... bởi
Tối hôm qua nghe mẹ già than thở
"Từng tuổi nầy mà chưa có con dâu
Lỡ mai đây khi mỏi gối bạc đầu
Không cháu nội thiệt tuổi già quạnh quẽ"

Thấy mẹ buồn, lòng anh đau như xé
Nên quyết lòng đi kiếm "ghệ" mau mau
Liều thân trai ở giữa chô’n vàng thau
Mười hai bến nước, trong nhờ, đục .. chạy

Anh giỡn thôi mà, em đừng áy náy
Anh rất ga-lăng, tử tế, đàng hoàng
Hồi xa xưa cũng có lúc đi hoang
Giờ tu tỉnh, ăn chay ... nhưng ngủ MẶN !

Nhan sắc anh không chim sa cá lặn
Nhưng cũng được khen là khá bảnh trai
Tính lẳng lơ, hay chọc nguyệt trêu mai
Nhưng đã thương ai thì thương chết bỏ

Anh ham học, giỏi mần ăn, chịu khó
Hay giúp người dù nghèo rớt mồng tơi
Biết nhún nhường nhưng cũng rất chịu chơi
Rất sáng dạ dù hơi hơi ... tửng tửng!

Hạnh phúc naỳ là do mình gầy dựng
Anh không tin vào tuổi hạp, số hên
Tình có keo sơn, nghĩa có chặt bền
Đều khởi sự bằng phút đầu bở ngở

Nếu có ai nghe wa mà hổng ... sợ
Xin thư về địa chỉ ở dươ’i đây
Hứa hồi âm mặc kệ chóng hay chầy
Trai cô đơn tìm dzợ hiền ... cho mẹ

--------------------------------------------------------------------------------

Đã đọc xong thơ người nhưng hơi ngán
Thuơng Bác già mà chưa có con dâu
Biết làm sao thằng con quá cứng đầu
Làm gái sợ gặp đâu là bỏ chạy

Bỡi vì ...........
Gái bây giờ cũng biết vùng lên
Không như xưa để đang ông lên mạt
Nói thiệt thôi xin nguời đừng có (sặc)
Gái bây giờ nhiều em đẹp như tiền

Có nhiều em vừa đẹp lại vừa hiền (như M vơi HK vậy)
Học giỏi cở nào xin đo sức biêt ngay
Hẹn ngày mai xin gạp ở phòng này
Cùng hai em trong đây thì sẽ hay

--------------------------------------------------------------------------------

Chiều chiều bìm bịp kêu chiều
Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi
Ban ngày làm việc tả tơi
Ban đêm hầu vợ, phận tôi đêm trường

Nằm chung thì bảo.....chật giường
Nằm riêng lại bảo.....tơ vương con nào
Lãng mạn thì bảo.....tào lao
Đứng đắn lại bảo.....người sao hửng hờ

Khù khờ thì bảo.....giai tơ
Khôn lanh thì bảo.....hái mơ bao lần
Cả đời cứ mãi phân vân
Tơ lòng con gái biết mần sao đây

--------------------------------------------------------------------------------


Dạy con từ thủa lên ba
Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về

Ngày đầu bắt vợ quỳ ngay
Tay cầm thước kẻ , dạy bài đầu tiên
Đi thưa ,đứng bẩm ,về trình
Chồng kêu một tiếng, "Thưa mình , em đây"

Bài hai, món nhậu phải rành
Rượu ngon vài hũ, đầy giành bia lon
Sẵn sàng năm bảy món mồi
Cho chồng ngất ngưởng , nằm ngồi ngả nghiêng

Bài ba , thông thuộc phận là
Nấu ăn , rửa chén , chùi nhà , lau xe
Làm vườn , cắt cỏ, vú em
Mùa đông xúc tuyết , mùa hè tưới cây

Bài bốn phải biết bóp dầu
Đấm lưng nhức mỏi , xoa dầu nắn chân
Mát xa , tẩm quất đôi lần
Để chồng vui trọn giấc nồng say sưa

Bài năm xông xáo bên ngoài
Việc gì cũng nhận chẳng hoài kêu ca
Một Job chẳng đủ tiêu pha
Kiếm thêm Job nữa , hay ba xá gì!

Bài sáu biết cách đứng hầu
Chồng ăn vợ phải đứng chầu khoanh tay
Miếng ngon gắp bỏ luôn tay
Ăn xong phải có trái cây tráng mồm

Bài cuối vừa đánh vừa kèm
Noi gương các bậc tiền nhân lưu truyền
Năm thê, bảy thiếp , sáu phòng
Thêm thê thêm thiếp cho chồng xứng danh

Làm trai cho đáng nên trai
Chớ làm trai Mỹ , trai Âu phí đời .

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

THƠ TIẾU LÂM

CỬA SÔNG - MINHQUANG
Dong thuyền ra chơi đến cửa sông
Kìa cảnh đẹp sao cảnh nức lòng
Phau phau hai bãi bồi cát trắng
Lơ thơ mấy rặng liễu uốn cong
Đây cồn ngư phủ căng buồm đợi
Kia chiếc thuyền con lách giữa dòng
Lòng khách tức cảnh trời mây nước
Ai chẳng cắm sào ngắm cửa sông

CỬA SÔNG - MINHQUANG

Vén buôm` lên nhìn vô cửa sông
Hai lằn trăng bạc in trên sóng
Một cồn cát bồi cỏ Cây rậm
Hai bờ , dừa lâm râm ngã bóng
Giữa dòng thuyền câu ai đang đậu
Cây sào ngư phủ cắm giữa dòng
Con nước lớn từ từ vào cữa
Ngư ông được cá nhổ sào dong
Ngắm cữa sông ai mà không thích
Buồm dựng rồi bít mẹ cữa sông

--------------------------------------------------------------------------------

02-19-2005, 03:08 PM
THẢ CÂU - MINHQUANG
Trưa hè nắng cực trẩy thuyền nan
Tìm chỗ thả câu hưởng thú nhàn
Cần trúc uốn lửa giương thẳng đuột
Lờ tre đan chéo khép miệng van
Giữa dòng khe nước con cá lách
Bên bờ lún phún đám cỏ năn
Dưới phao nhúc nhích, trên thích chí
Sướng chưa câu cá thú an nhàn

THẢ CÂU - MINHQUANG
Nhìn ra sóng nước thấy trắng bông
Một chiếc thuyền câu đậu giữa dòng
Hai bờ lau sậy trổ bông trắng
Thuyền nằm chờ nước chảy ra ròng
Ngư ông ngồi LẶC CỎ làm phau
Đút câu vào lỗ dạo nhịp mông
Dưới lạch cá rung rinh cần trúc
Trên ván thuyền ngư ông khoái không

THẢ CÂU 2 - MINHQUANG

Trưa hè còn đang nắng cực hoài
Mình trần trụi tay cằm câu dài
Đầu nón lá thân mang cặp giỏ
Đi vào ao bà câu cầu may
Bẻ cây vạch lá tìm chổ mát
Xong ngồi lặt cỏ làm phao ngay
Thả câu chổng mông chờ cá rút
Cá cắn câu rồi giựt lên ngay
Thú đi câu để giải cơn sầu
Còn nắng cực còn câu dài dài

--------------------------------------------------------------------------------

02-20-2005, 07:18 AM
ĐÁNH CỜ NGƯỜI - MINHQUANG

Giữa đêm khuya đang cơn tỉnh rượu
Trằn trọc gọi hiền phụ dậy chơi
Tưởng rằng chỉ mình biết thôi
Nào ngờ nàng cũng liên hồi chiếu tướng

Nào quân sĩ chàng cứ dương
Quân thiếp nay sẳn phô trương cờ người
Hai quân xáp đánh tơi bời
Quân chàng quân thiếp trắng tươi một màu

Dặn nhau rằng không ai được ngó
Hai ta không sừng sỏ chi nhau
Chàng nhường thiếp đi nước đầu
Thiếp mừng nghinh sĩ lên hầu thủ chắc

Chàng chơi ra trò thật rắn mắc
Tay chỏi ngựa phóng thoắt lên yên
Trên yên nhìn thấy mọi miền
Tay sờ hòn vọng, tay gìm dây cương

Hai xe chàng đã cho lên đường
Nằm chận lạch con mương dẩn vào
Trận tiền quân sĩ xôn xao
Thừa cơ lúc thắng pháo nhào vô luôn

Mấy chục quả đạn pháo chàng tuôn
Tràn nước chảy, cỏ buồn xác xơ
Thất kế thiếp bành tượng chờ
Xe thiếp lạc nước chơ vơ vệ đường

Hai hàng cờ trắng đã theo trương
Cổng thành mở tướng trường vô cung
Quyết tâm chàng đánh tới cùng
Quân đầu trọc vào phòng lục soát

Thiếp đang mơ mẩn ván cờ tàn
Chàng đem lời dụ hàng tuớng sĩ
Dù thiếp trong cơn thế bí
Cũng thuyết chàng cho giữ kỹ hậu cung

Chín tháng trong tù tối mỏi mòn
Giờ thiếp mở lòng son xuất tướng
Được tin chàng thật vui sướng
Và hẹn thiếp cuộc chiến tướng còn sau

Ngày thì đầu tắt lăn quay
Đêm về cùng thiêp mỡ ngay cờ hồng

--------------------------------------------------------------------------------

02-20-2005, 07:25 AM
MÂM NGŨ QUẢ - MINHQUANG
Khen ai khéo chọn lại khéo bầy
Mâm ngũ quả chín ở nơi đây
Đôi quả nhãn lồng sương còn đọng
Một cặp đào hồng mới chín cây
Chuối mắn vàng ươm chưng hai nải
Tố nữ thơm lừng khoe múi dày
Ngào ngạt hương đưa khách ngơ ngẩn
Vị còn chưa nếm, hồn đã say

MÂM NGŨ QUẢ 2 MINHQUANG
Nhìn lên bàn thờ một mâm đầy
Năm Loại trái cây sẳn sắp bày
Một anh dưa dài nằm ngay giữa
Hai trái hồng đào kè dưới ngay
Mùi thơm chùm nhản khoe hương vị
Sắc ửng màu nho đua với ai ?
Mấy trái Quít vàng múi no nưởng
Ai xem qua cũng muốn nhìn hoài

--------------------------------------------------------------------------------

02-20-2005, 07:59 AM
Đàn bà cũng như cái quạt tre
Cũng khâu, cũng ngạnh mặt to bè (khâu = khuy = cay)
NẮNG CỰC đem bành ra phe phẩy
Mát đuôi mát đầu, sướng sướng ghê

Cãi đàn bà như đánh trận chiến khu
Một nòng súng cối bắn ĐẠN BAY MÙ
Cãi thì tên đạn bay tá lả
Không cãi thì chửi "đồ lù khù"

Đàn bà cũng giống cái lò tôn
Nung trên trăm lữa cũng không mòn
Đem ống tre dài phì phò thổi
Nữa khắc cũng được bữa cơm ngon

Đàn bà cũng như cái cửa sông
Nước triều ì oạp lên rồi ròng
Mặt nước cá hanh bơi nhấp nhỗm
Giữa dòng neo đậu thuyên ngư ông

--------------------------------------------------------------------------------

02-20-2005, 08:03 AM
Này lỗ, này bàn này viên bi
Anh đến chơi rồi chớ vội đi
Cơ dài cơ ngắn sao cũng được
Lỗ to lỗ nhỏ chẳng kể chi
Bi tròn lỗ thẳng tay anh thọc
Da trơn cơ ướt phấn xoa đi
Chơi bi thì phải phân trên dưới
Một cơ ba ván chẳng ai bì

--------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------

02-20-2005, 08:08 AM
Cum cụp tai nghe tiếng vẳng văng
Nhặt khoan chày cối gieo nhịp nhàng
Đầu tròn chày gụ lên rồi xuống
Đáy lõm thúng đan dọc lại ngang
Lúc đứng lúc ngồi trai (78) đẩy cối
Khi qua khi lại gái sẩy sàng
Có anh muốn trắng nên giã kỹ
Chày loe cối rạn vẫn còn hăng

--------------------------------------------------------------------------------

02-22-2005, 04:54 PM
Đưa tay bóp thử cái xem sao
Thấy nó mềm nên đút vòi vào
Vặn vặn, xoay xoay rồi đứng dậy
Nhấp nhổm xuống, lên, dấn ào ào
Mệt mỏi, mồ hôi đầy trên trán
Nữ khách đâm lo, nói thì thào
- Anh ơi cẩn thận không chửa đấy
- Tôi dấn thế này chửa làm sao

--------------------------------------------------------------------------------

02-22-2005, 04:57 PM
Vịnh quạt trần
Trời nóng nên em phải ở trần
Dài dài một gậy cắm vào thân
Tay kia vặn núm, thân em ngoáy
Quân tử sướng từ đầu đến chân

Mua phải khoá rởm

Chọc một, hai lần rồi lại ba
Ngoáy lên ngoáy xuống chẳng thấy ra
Giận thay đồ rởm không trơn lỗ
Rút ra, chán nản mệt thấy bà

THƠ TỨ TUYỆT

MƯA

Mưa rơi giọt ngắn giọt dài
Giọt vương trong gió giọt cài tóc mây
Giọt se se cõi lòng này
Giá mình đừng giận .. chắc ngày thôi mưa.

TƠ LÒNG.

Buộc lòng sợi nhớ , sợi thương.
Gỡ ra chợt thấy vấn vương sợi tình
Buộc tình mình lại với mình
Tơ lòng rối nụi rối tinh tơ vò ...

KHÔNG DƯNG


Không dưng mây đặt tên em
Không dưng mây đậu tóc mềm bờ vai
Không dưng một sớm tóc dài
Tóc dài không rối mà ai rối lòng !

VƯỜN XƯA

Về vườn xưa nhớ em xưa
Liệu cơn gió cũ có đưa em về
Anh ngồi hồn lặng lắng nghe
Đáy ly rơi giọt cà phê thật buồn ...

MỐI TÌNH ĐẦU

Thơ tôi có mối tình đầu
Vần chưa buông đã , chấm câu xuống hàng
Con chim bay lạc phương nam
Năm mươi năm vẫn lang thang chưa về ...

THỞ DÀI


Quay mình nằm chỗ nào cũng gió
Cũng là ta- không có ai
Đưa tay quờ quạng sương trên cỏ
Thấm lạnh lòng buông tiếng thơ dài

GÓT XUÂN


Roi rói gót xuân roi rói nắng
Đẫm hương roi rói mặt hoa cười
Lòng héo như cây mùa lá rụng
Roi rói em về ... lộc nảy tươi.

NẮNG MỚI.

Xuống tự lưng trời lên mặt đất
Mùa hân hoan loang khắp nẻo chan hoà
Em nắng mới ấm rần da rạo rực
Vương tơ tình ngơ ngác nhện tôi sa.


Ủ ẤM


Gạt ra mọi tạp âm tạp sắc
Tiếng vo ve và soi mói mắt nhìn
Vùi trong nhau như tro vùi trong lửa
Xua lạnh lùng ủ ấm lại niềm tin.


NƯỚC


Không gì mềm mại hơn giòng nước
Mà vẫn làm núi lở đá mòn
Trái tim ngỡ cứng như hồng ngọc
Cũng tan khi thấm nước cô đơn.

MƯA.


Mưa nức nở bên ngoài cửa sổ
Nghe tê đau như mũi kim trời
Em nức nở bên trong rèm vắng
Nghe nóng như ngàn giọt máu tươi.

THƠ MI NI - TỪ HUY.

ONG VÀ HOA

Lũ ong rạo rực trong vườn
Lũ hoa hớn hở xem thường lũ ong
Hoa kia một chút chùng lòng
Để ong hút mật bay vòng trở ra.

VÔ THƯỜNG

Đâu biết là vô thường
Sao thầy đi vội vả
Ngơ ngẫn giữa sân trường
Bao cõi lòng tiếc thương.

Chữ Kí ------------------


Khép mình trong áo quan
Thoáng nụ cười ẩn mặt
Dòng người sôi tiếng nấc
Thầy thầm lặng mơ màng.


ĐÊM CUỐI.

Như một lời chia tay
Quây quần nhau đêm cuối
Thức trọn hát ru thầy
Đang ngủ dưới vòm cây.

NGUYỆT

Trăng chưa là nguyệt là chưa
Trăng vừa là nguyệt mới vừa là trăng
Đêm qua chợt tỉnh ra rằng
Trăng vừa là nguyệt là trăng nguyệt vừa...

MIỀN XƯA
Lời tình thư ngày cũ
Ta đốt tàn khói mây
Lạc miền xưa lạnh giá
Thành mưa ướt ... lòng tay.


NEO


Sợi dây neo những cánh diều
Con thuyền trên vịnh neo chiều xa xôi
Gió xưa neo những bồi hồi
Câu thơ em đã neo tôi suốt đời.


TÌNH QUÊ


Dang tay ôm cả trời quê
Lỡ duyên đánh mất câu thề ngày xưa
Chắt chiu từng hạt nắng mưa
Gieo vào mảnh đất sớm trưa đi về.

MẮC NỢ

Nợ mẹ manh áo chén cơm
Nợ cha nét vẽ giang sơn chưa thành
Đến ngày trả được công danh
Vẫn còn nợ nấm cỏ xanh bên đồi.

SỐNG CHUNG VỚI RẮN

Có lẽ không nơi đâu trên Trái Đất sánh được với một ngôi làng nhỏ bé ở Ấn Độ về mật độ rắn hổ mang. Rắn ở mọi nơi, sống vô tư trong sự tôn thờ của dân làng. Các nhà khoa học đang tìm hiểu vì sao rắn đã chọn nơi này làm “tổ ấm”.


Một người dân ở làng Choto Poshla đang gỡ rắn trước cửa nhà mình ở Choto Pashla, nơi mà cứ 2 người dân thì có 1 con rắn độc. (Ảnh chụp ngày 18/8/2007: AFP)

2 người dân/1 con rắn độc
“Dân số” rắn ở làng Choto Pashla, bang Đông Bengal, đông đúc đến nỗi cứ 2 người dân là có 1 con rắn.

Đa số thuộc loài hổ mang rất độc, có màu đen tuyền, được điểm xuyết bằng một vòng màu vàng sáng quanh cổ. Loài rắn này có thể dài đến 2 mét.

Những con rắn đó được nhìn thấy khắp mọi nơi trong làng – trên những cánh đồng xanh, dưới những mương sâu, trong những ao hồ đầy bùn đất… Và thậm chí có lúc chúng còn “tắm nắng” vô tư theo từng bầy ở những nơi mà chúng yêu thích. Chúng chung sống với người dân trong làng vì không có ai làm chúng phải sợ hãi cả.

Ông Samir Chatterjee, Hiệu trưởng trường làng Choto Pashla, phát biểu: “Rắn có nanh độc là biểu tượng cho cuộc sống của làng tôi. Người dân những làng lân cận không dám qua làng này vì sợ rắn”.

Là người yêu thích động vật hoang dã, ông Chatterjee đã từng viết một quyển sách về rắn hổ mang. Ông nói: “Một khảo sát gần đây cho thấy trong ngôi làng 6.000 dân này có đến hơn 3.000 con rắn”.

Chưa biết vì sao

Trong một chuyến thăm làng Choto Pashla, ông Dipak Mitra, một chuyên gia về rắn, phát biểu: “Đây là ngôi làng duy nhất mà rắn hổ mang có nọc độc cùng sống chung với con người”.

Ông Mitra hiện đang điều hành một trại nuôi rắn ở Kolkata, với trên 700 loài rắn khác nhau. Về sự phong phú của dân số rắn ở Choto Pashla, ông nói: “Thật là một điều không thể tưởng tượng được”.

Theo một quan chức ở Choto Pashla, các nhà khoa học địa chất đang nghiên cứu về đặc điểm của ngôi làng này để giải thích vì sao rắn hổ mang lại chọn nơi đây làm “quê hương”.


Người dân làng Choto Poshla đang cho rắn uống sữa. (Ảnh: www.breitbart.com)

Quan chức này phát biểu: "Chúng tôi tự hỏi vì sao một chủng loài rắn riêng rẽ lại không ngừng phát triển tại làng này. Chúng tôi đang nghiên cứu về địa hình và thổ nhưỡng ở đây để tìm ra câu trả lời”.
Theo truyền thuyết, trong một cơn lũ lớn cách đây 600 năm, từng bầy rắn hổ mang đã tìm đến Choto Pashla, một ngôi làng nhỏ bé sống bằng nghề trồng lúa, để tìm nơi trú ẩn. Làng này cách Kolkata, thủ phủ bang Đông Bengal, 130 km về phía Tây Bắc.

Thờ thần rắn

Ngôi làng theo đạo Hindu này tôn thờ rắn như là một biểu tượng của thần linh. Dân làng tin rằng nhờ rắn mà mùa màng được tươi tốt, cuộc sống của người dân được ấm no.

Ông Chatterjee nói: “Phụ nữ trong làng thường cho rắn uống sữa vào buổi trưa, khi mà vị giáo sĩ trong làng làm lễ cúng thần rắn Manasa trong một ngôi đền”.

Khi có một con rắn chết, dân làng đặt xác rắn vào trong một hũ đất và nhận chìm xuống dòng sông Ganges linh thiêng.

Tuy nhiên, dù cho rắn ăn và làm lễ cầu siêu cho rắn, dân làng thường không đến gần rắn quá chiều dài một sải tay hoặc hơn.

Dipu Majhi, một thanh niên 25 tuổi, nói: “Phong tục trong làng không cho phép chúng tôi chạm vào rắn”. Cách đây 5 năm, Majhi đã bị rắn cắn khi đang câu cá tại một bờ ao.

Hàng năm, có khoảng mười mấy người dân làng chết vì bị rắn cắn, nhưng mọi người ở đây vẫn đối xử thân thiện với rắn theo truyền thống từ bao đời nay.

Thuốc giải nọc rắn hiện có tại một số bệnh viện trong bang Bengal, nhưng do những bệnh viện này nằm xa làng nên khi bị rắn cắn, người dân khó có thể được cứu chữa kịp thời.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

XEM NỐT RUỒI TRÊN KHUÔN MẶT

Entry for 15 November 2008
Xem Nốt Ruồi Trên Mặt



1. Khắc Cha Mẹ. Thường phải xa cha hoặc mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên tự lập, không có số nhờ cha, mẹ

2. Khắc Cha Mẹ. Thường phải xa cha hoặc mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên tự lập, không có số nhờ cha, mẹ

3. Khắc cha mẹ. Thường mất cha mẹ lúc còn trẻ tuổi

4. Người có cuộc sống bình đạm, không bon chen

5. Người có đạo đức

6. Sống rất thọ, cuộc đời sung túc nếu có cả nốt ruồi số 2

7. Số may mắn, làm việc thường lúc nào cũng thành công

8. Nốt ruồi đại phú, có nhiều tiền bạc, tài của

9. Nốt ruồi quí, thường có danh vọng, địa vị cao trong xã hội

10. Người biết xuôi theo thời, thường được người có thế lực đỡ đầu

11. Nốt ruồi thị phi. Dễ bị liên quan trong các vụ kiện tụng, thưa gởi, tiếng đồn xấu ..

12. Nốt ruồi đại kiết. Cuộc đời thường gặp nhiều may mắn

13. Khắc cha. Thường cha chết trước mẹ

14. Nốt ruồi ly hương. Phải rời xa quê quán lập nghiệp mới thành công

15. Nốt ruồi tha hương. Thường sống xa nhà , khi chết cũng ở xứ khác

16. Nốt ruồi Thiên-Hình. Dễ bị thương tật, hay xãy ra tai nạn

17. Thường có nhiều tiền bạc. Làm chơi ăn thiệt

18. Nốt ruồi cô quả. Thường sống độc thân, có gia đình cũng không lâu bền hoặc không hạnh phúc

19. Nốt ruồi kém may mắn. Thường không thành công trong cuộc đời. Khi chết xa quê hương

20. Thường làm về các nghề sản xuất như công kỹ nghệ, hoặc chăn nuôi, trồng trọt. Không có số làm thương mại

21. Nốt ruồi triệu phú. Giàu nhỏ nhờ làm việc nhiều và biết cần kiệm.

22. Nốt ruồi công danh. Thi cử dễ đậu cao, thường làm việc các nghề chuyên môn, cần bằng cấp

23. Nốt ruồi hoạnh tài. Thường chạy chọt áp phe, cờ bạc, hay trúng số

24. Nốt ruồi phú quí. Tốt về cả công danh lẫn tài lực

25. Thường thân cận với những người quyền quí hay giàu có

26. Nốt ruồi đa nghệ. Nghề nào làm cũng dễ thành công

27. Nốt ruồi xui xẻo

28. Làm ăn dễ thất bại. Không nên mưu sự lớn

29. Nốt ruồi thiên lộc. Làm chơi ăn thiệt, thường có của trên trời rơi xuống

30. Nốt ruồi khôn ngoan, biết lợi dụng thời cơ để kiếm lời

31. Nốt ruồi phá gia. Làm ăn hay gặp trở ngại đến mức phá sản. Cẩn thận về cờ bạc

32. Nốt ruồi tai nạn, dễ bệnh hoạn, tai nạn

33. Dễ bị tai nạn, thương tích

34. Tiền kiết hậu hung. Làm ăn trước tốt sau xấu. Chớ nên làm những việc có tính cách ngắn hạn như áp phe, mánh mun, sale, ..

35. May mắn. Cuộc đời ít rủi ro, thường được nhiều người giúp đỡ

36. Nốt ruồi phú. Làm giàu nhanh chóng

37. Tính người hung dữ, hay kiếm chuyện, hay gây rắc rối

38. Dễ gặp tai nạn vì bất cẩn

39. Tốt về mọi mặt từ sự nghiệp đến tình cảm

40. Tiền hung hậu kiết. Công việc thường có trở ngại lúc đầu, nhưng càng về sau càng tốt, giàu có

41. Hay gặp rủi ro, thất bại

42. Hay bị thương tích, thân thể thường có thương tật, tì vết

43. Nốt ruồi xui xẻo

44. Nốt ruồi lãng mạn, nam cũng như nữ. Thường có nhiều quan hệ nhân tình

45. Phát đạt. Làm ăn dễ thành công

46. Nốt ruồi xui xẻo

47. Nốt ruồi ly hương. Làm ăn có lúc phát rất mạnh, nhưng cuộc đời dễ bị phá sản

48. Hay bị tai bay vạ gởi, không làm mà chịu

49. Nốt ruồi phân ly. Vợ chồng, nhân tình dễ xa cách

50. Khắc con cái, sinh nhiều nuôi ít

51. Sát thê, vợ chồng dễ phân ly

52. Khắc cha. Xa cha sẽ khá hơn

53. Hay gặp tai họa, rủi ro

54. Khắc mẹ. Số không sống gần mẹ. Vợ chồng cũng dễ phân ly

55. Kém may mắn, cuộc đời hay gặp những chuyện hung dữ, kẻ ác

56. Khắc con cái. Thường không sống gần con. Sinh nở khó khăn

57. Sát thê. Vợ chồng dễ phân ly

58. Tính tham lam. Có tật ăn cắp vặt

59. Nốt ruồi lãng mạn, nam cũng như nữ. Thường có nhiều quan hệ nhân tình bất chính

60. Thông minh và khôn ngoan. Học ít hiểu nhiều

61. Số dễ bị tai nạn

62. Thông minh, sống rất thọ. Tiền bạc trung bình

63. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết

64. Nốt ruồi quan tụng. Trong đời hay xảy ra chuyện lôi thôi về kiện tụng

65. Khắc cha. Thường mất cha hoặc sống xa cha từ nhỏ

66. Thông minh, học ít hiểu nhiều. Sống rất thọ

67. Nốt ruồi cô độc. Thường phải ly hương, xa gia đình, xa vợ con

68. Dễ bị tai nạn về nước và lửa

69. Nói nhiều, hay bị người ghét vì ăn nói. Nói không cẩn thận và không nghĩ đến cảm giác người khác

70. Ngồi lê đôi mách, hay để ý chuyện của người khác

71. Tính xấu, thường hà tiện và tham lam

72. Con cái, người dưới hay bị hoạn nạn

73. Nốt ruồi tuyệt tự, khó có con

74. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết

75. Dễ bị tai nạn về sông nước

76. Tính xấu, tham lam, lòng dạ không ngay thẳng

77. Nốt ruồi hoạnh tài. Thường chạy chọt áp phe, cờ bạc, hay trúng số

78. Nốt ruồi thị phi. Họa đến từ miệng, thần khẩu hại xác phàm

79. May mắn, làm ăn, công việc luôn có người giúp

80. Thông minh, nhạy bén, thi cử dễ đổ cao

81. Nốt ruồi Hòa Lộc. Tiền hết lại có, không bị túng thiếu

82. Nốt ruồi ngoại tình, đa tình. Nam cũng như nữ, đều dễ ngoại tình

83. Nốt ruồi phú. Thường giàu có nhờ làm ăn được nhiều người giúp đỡ

84. Nốt ruồi may mắn. Cuộc đời thường may mắn, dễ kiếm tiền

85. Dễ bị phá sản vì thiên tai hay chiến tranh

86. Nốt ruồi hoạnh phát. Thường có tài lộc, của vô rất nhanh

87. Nốt ruồi lãng mạn. Nam cũng như nữ đều thích chuyện tình ái, chăn gói. Thường có nhiều quan hệ cùng lúc

88. Nốt ruồi trác táng. Dễ sa ngã vào rượu chè, hút sách ..

89. Khôn ngoan, thông minh, tính tình rộng rãi

90. Số sung sướng, không giàu nhưng nhàn hạ, hưởng thụ.

91. Nốt ruồi bình an. Cuộc đời không sợ tai nạn

92. Dễ bị người khác cướp giật, sang đoạt tài sản

93. Nốt ruồi phong lưu. Thường có đời sống xa hoa, hưởng thụ

94. Giàu có và khôn ngoan. Hay gặp may mắn về tài lộc

95. Thường có danh vọng, địa vị trong xã hội

MỘT CHÚT HỒN THƠ

MỘT CHÚT HỒN THƠ


Mẹ dạy con bài học về màu
Bài đầu tiên chỉ có xanh và đỏ
Đỏ là hoa và xanh là cỏ
Sắc màu nào cũng rõ cũng tươi

Mắt ngây thơ, trong trẻo, yêu đời
Con chỉ thích những màu sặc sỡ
Áo con mặc cũng vàng hớn hở
Chạy trong nhà như một chú gà con…

Hôm nay con đã biết nhiều hơn
Con thích ngắm màu da trời xanh ngắt
Con bảo trên kia có nhiều mây trắng
Và lo lắng vô cùng khi thấy bóng mây đen

Trời tối rồi, con thủ thỉ: “Màu êm”:
Êm dịu trăng lên và rất nhiều sao sáng
Trời có sao con gọi “màu lấp lánh”
Trời không sao con biết nói “nhờ nhờ”

Mẹ gửi cầu vồng vào những giấc mơ
Nghe xôn xao tiếng cười con vui vẻ
Và sáng ra chờ con khoe với mẹ
Những cái tên kỳ lạ của từng màu!

Bài học về màu này mẹ sẽ nhớ rất lâu….




Đỉnh nối đỉnh dập dồn
Sẫm dần theo nắng rớt
Cả dãy Hoàng Liên Sơn
Núi thay màu từng phút.

Gác nhà giao tế cao
Dõi chừng về các rẻo
Lòng suối rừng xôn xao
Tiếng khèn lên vắt vẻo

Lại chuyển thành tím than
Núi đang màu cánh kiến
Khi tiếng người râm ran
Ba ngả đường vào huyện

Rũ bụi đèo quanh co
Ngựa thò phì hơi cám
Vành còn vướng gianh khô
Xe xếp đầy ngõ trạm.

Túi thêu nền vải chàm
Lủng lẳng bàn xà cột
Phong Thổ chiều cuối năm
Đảng viên về dự họp.

Núi nhoà vào bóng râm
Núi lẫn trong nền tối
Đèn sáng rực uỷ ban
Đêm mở màn đại hội.

Bàn định cư định canh
Bàn phân mùn, giống cấy
Một màu núi rất xanh
Trong mắt anh huyện uỷ.




“Người nay chẳng thấy trăng thời trước

Người trước, trăng nay soi đã từng

Người trước, người nay như nước chảy

Cùng xem trăng sáng đều thế đấy

Chỉ ước vui ca thưởng chén quỳnh

Be vàng, trăng sáng vào rọi mãi”.

(Tương Như dịch)

Tam Nguyên Yên Đổ cũng có nhiều câu thơ rất đậm đà ý vị nói về rượu:

“Khi vui chén rượu say không biết

Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa”.

(Cáo quan về ở nhà)

“Em cũng chẳng no mà chẳng đói,

Thung thăng chiếc lá, rượi lưng bầu”.

(Lụt hỏi thăm bạn)

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua”…

Và còn có “Thu ẩm” – mùa thu uống rượu.

Cảm xúc !
Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động

Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?



Yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc vô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít
Xa cách
Có một bận em ngồi xa anh quá ,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn .
Em xích gần thêm một chút , anh hờn ,
em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa .

Anh sắp giận , em mỉm cười vội vã
đến kề anh và mơn trớn :" Em đây ! "
Anh vui liền , nhưng bỗng lại buồn ngay ,
vì anh nghĩ : thế vẫn còn xa lắm .


Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm !
Ôi trời xa , vầng trán của người yêu !
Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều
mà ta riết giữa đôi tay thất vọng .
Dầu tin tưởng chung một đời , một mộng ,
em là em ; anh vẫn cứ là anh .
Có thể nào qua Vạn lý trường thành
của hai vũ trụ chứa đầy bí mật .
Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất ,
quá khứ anh , anh không nhắc cùng em .
_ Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm ,
ta chưa thấu , nữa là ai thấu rõ .
Kiếm mãi , nghi hoài , hay ghen bóng gió ,
anh muốn vào dò xét giấc em mơ ,
nhưng anh dấu em những mộng không ngờ ,
cũng như em dấu những điều quá thực ...

Hãy sát đôi đầu , hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài !
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa , anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm ! "


Yêu nhau từ một buổi chiều
Một chiều xuân đẹp có nhiều bướm hoa
Em là cả một bài thơ
Em là cả một nguồn mơ ái tình



Rừng hương hoa gấm mong manh
Trời mưa ngâu ngỏ ngại anh dặm buồn


Tiển anh một chén rượu tàn
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau
Cuộc cờ thế sự binh đao
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn


Hiu hắt lòng ta như thiếu nắng
Như những ngày những tháng không em


Nước non ngàn dặm đôi hàng lệ
Tâm sự năm canh một bóng đèn


Em đi dẫy núi nhìn ngây ngất
Đá cũng tình si nhớ gót son



Em đi rồi then khóa cả chiêm bao
Gầy vóc mộng gói tròn manh áo nhớ

Ý thu lạnh len vào trong gió
Lòng se lòng nỗi nhớ dâng lên
Chân trời cánh nhạn bóng chim
Lòng anh chỉ một bóng em hẹn chờ




Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi


Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ
Chua cay này há có vì ai
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề

Mười năm chừng mới hôm nay
Hương trinh ngây ngất còn say đắm hồn
Còn nghe thơm nụ môi hôn
Còn nghe rung động lần hôn buổi đầu


Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi


Tôi vẫn luân hồi muôn kiếp nhớ
Cho dẫu ngày mai ai lãng quên


Nhớ Mùa Thu Xưa

Giờ đây tưởng nhớ người xưa
Hồn đau lòng lạnh tâm tư lắng chìm
Trong tim còn một chút tình
Bởi chưng còn dấu vết hình cố nhân


Nụ Hôn Trinh Nguyên

Mắt em lấp lánh sao rơi
Môi em như đóa mộng đời ngất ngây
Hằn trên môi vị cay cay
Hồn anh ngơ ngẩn đắm say một đời

Buồn Đêm Mưa

Đêm đêm làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn

Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
Rơi rơi dìu dịu rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ

Tương tư hướng lạc phương mờ
Trở nghiêng gối mộng hững hờ nằm nghe
Gió về lòng rộng không che
Hơi mây hiu hắt bốn bề tâm tư


Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

Này em ơi dòng sông bao giờ cạn
Mối tình ta có phai lạt không em
Ngẩng đầu lên ánh trăng vàng run rẩy
Đổ tràn lên mái tóc đẫm sương đêm
Qua kẽ lá kìa ngôi sao nhìn trộm
Hắn nhìn em say đắm gục vai anh

Bài Thơ Dang Dở

Bài thơ tình tôi bao lần định viết
Bụi phủ vàng trong góc tủ lặng yên
Tả tình yêu không dang dở ưu phiền
Nồng như mộng ấm như vòng tay khép

Tôi muốn viết một bài thơ thật đẹp
Cho cuộc tình duy nhất khó mà quên
Ðã bao lần tôi đặt bút viết tên
Thơ chưa vẹn tình tôi đà tan vở

Tôi đã viết bao bài thơ nức nở
Những cuộc tình đã lặng lẽ đi qua
Thơ của tôi cứ mãi ướt lệ nhòa
Còn tình đẹp thì hoài không thấy bóng

Tôi ngán lắm những vần thơ lạnh cóng
Những bài thơ không hơi nóng tình yêu
Những vần thơ diễn tả nổi cô liêu
Lệ đẫm ướt khóc những tình buồn bả

Ở ngoài kia người người đang hối hả
Ðiểm tô cho tình yêu thật trong đời
Nhìn lại lòng sao tôi vẫn chơi vơi
Bài thơ tình lại một lần xếp kỷ

Thất Tình Ca

Yêu em là chuyện tình cờ
Mất em thêm một tình cờ thứ hai
Cả ngày ngồi nhậu lai rai
Thấy ta xứng đáng được hai tình cờ...

Bao La Sầu

Nhớ em trong ánh trǎng mờ
Sóng cây gió gợn trời bao la sầu
Chim chi gọi mãi bên cầu
Phải chòm sao rụng trước lầu hở em
Lắng nghe trǎng giãi bên thềm
Lắng nghe trǎng giãi bên thềm ái ân

Đã Khuya Rồi

Hoa lan quên nở trên giàn
Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa
Tiếc gì em nửa đường tơ
Cho hoa quên nở trăng mờ quạnh soi
Chờ em đêm đã khuya rồi
Rộn ràng lá đổ vàng rơi đầy thềm

Đợi

Yêu với không yêu nói lúc đầu
Làm chi như thể phỉnh phờ nhau
Hôm ni hôm nớ mong rồi đợi
Trǎng nở đầy buồng người ở đâu

Khi Thu Rụng Lá

Em có bao giờ nói với anh
Những câu tình tứ thuở ngày xanh
Khi thu rụng lá bên hè vắng
Tiếng sáo ngân xa vẳng trước mành

Em có bao giờ nghĩ tới anh
Khi tay vin rũ lá trên cành
Cười chim cợt gió nào đâu biết
Chua chát lòng anh biết mấy tình

Lòng anh như nước hồ thu lạnh
Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà
Ngày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua

Mùa đông đến ở bên sông
Vội vã cô em đi lấy chồng
Em có biết chăng ngày hạ thắm
Tình anh lưu luyến một bên lòng

Khi Yêu

Không biết làm sao nói được nhiều
Như khi lòng chửa biết thương yêu
Khi yêu quên cả lời sǎn sóc
Nhìn lại nhìn nhau chiều lại chiều

Một Chút Tình

Chửa biết tên nàng biết tuổi nàng
Mà sầu trong dạ đã mang mang
Tình yêu như bóng trǎng hiu quạnh
Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương

Ta chỉ xin em một chút tình
Cho lòng thắm lại với ngày xanh
Sao em quên cả khi chào đón
Tình ái chiều xuân đến trước mành

Rộn rã cười vang một góc lầu
Ngây thơ em đã biết gì đâu
Đêm khuya trǎng động trong cây lá
Vò võ ta se mấy đoạn sầu

Lác đác ngày xuân rụng trước thềm
Lạnh lùng ta dõi bước chân em
Âm thầm ấp mối xa xa vọng
Đường thế đâu tìm bóng áo xiêm

Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau
Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau
Chờ anh dưới gốc sim già nhá
Em hái đưa anh đóa mộng đầu

Thú Đau Thương

Tình đã len trong màu nắng mới
Lòng anh buồn vời vợi em ơi
Niềm yêu rung động đôi môi
Tình đầy khôn lựa được lời thắm tươi

Đã héo lắm nụ cười trong mộng
Đã mờ mờ lắm bóng thân yêu
Đã lam tím cả cảnh chiều
Trong hồn lặng đã hiu hiu mộng tàn

Để chăn gối im nằm chỗ cũ
Hãy lịm người trong thú đau thương
Giờ đây ta đốt nén hương
Trên tay ta buộc giải tang cho tình

Trăng Lên

Vừng trăng lên mái tóc mây
Một hồn thu tạnh mơ say hương nồng
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em

Anh Hứa Đi Anh

Em đã yêu anh đến dại người
Lòng em ngày tháng dễ nào nguôi
Yêu anh trên hết tình yêu mến
Và sẽ yêu anh suốt một đời

Đêm Cuối Cùng

Hội làng mở giữa mùa thu
Giời cao gió cả giăng như ban ngày
Hội làng còn một đêm nay
Gặp em còn một lần này nữa thôi

Gửi Cố Nhân

Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi
Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
Vớt giùm trong nước lấy hồn tôi

Lỡ Duyên

Pháo ơi đừng nổ rộn ràng
Đừng phô sắc thắm đừng làm ta say
Biết đâu chịu khổ thế này
Thà rằng đừng sống những ngày yêu đương

Rắc Bướm Lên Hoa

Ai đem rắc bướm lên hoa
Rắc bèo xuống giếng rắc ta vào nàng
Ai đem nhuộm lá cho vàng
Nhuộm đời cho bạc cho nàng phụ ta

Tương Tư

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

Xa Cách

Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy anh đừng yêu em

Tình tôi mở giữa mùa thu
Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm

Năm xưa đêm ấy giường này
Cắn răng nhắm mắt cau mày cực chưa
Thế là tàn một giấc mơ
Thế là cả một bài thơ não nùng

Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàng

Lòng anh như hoa hướng dương
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng

Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu cộng lại một ngày dài ghê

Mành tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình

Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vừng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

Từ phen đá biết tuổi vàng
Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia

Đến Chiều

Tôi yêu là bởi tôi yêu
Cầm tay cô hỏi nhiều điều làm chi
Khi yêu không đắn đo gì
Phân phô chừ biết nói vì cớ sao
Huống hồ yêu tự khi nào
Hôm qua lòng thấy ngọt ngào mới hay
Gạn gùng nông cạn phơi bày
Họa chăng có một điều này đơn sơ
Thuyền tình đã gặp người đưa
Giong khơi không lẽ đôi giờ rồi thôi
Tin nhau ai nói bằng lời
Và mai ai biết xa vời bao nhiêu
Một thương là sự đã liều
Thì theo cho đến xế chiều chứ sao

Tương Tư

Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia...

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em dài anh chẳng thiết mùa xuân

Ðưa Em Tìm Ðộng Vàng

...Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa

Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng

Sao em bước nhỏ ngập ngừng
Bên cầu sương rụng mấy từng mai mơ
Đêm về thắp nến làm thơ
Tiếng chân còn vọng nửa tờ thơ tôi...

...Áo em vạt tím ngàn sim
Nửa nao nức gọi nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ độ bao giờ
Gặp đây giả bộ hững hờ khói bay

Tình cờ như núi gặp mây
Như sương đậu cánh hoa gầy tiêu dao
Tỉnh ra thì giấc chiêm bao
Chuyện mười năm cũ lại nao nao lòng...

Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

Tống Biệt Hành

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong


Những phút ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên

Mà trong em tình yêu này bất diệt
Như sao trời ngàn kiếp vẫn yêu trăng

Phố xưa nước mắt đong đầy
Đường Quy Nhơn đó giờ đây lạnh lùng
Em còn đếm bước cô đơn
Đêm khuya bóng nhỏ lối mòn chia ly

Nụ Hôn Đầu

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh cỏ biếc trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông

Trên môi ta vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời

Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng cỏ biếc vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa

Xa nhau gió ít lạnh nhiều
Lửa khuya tàn chậm mưa chiều đổ nhanh

Đưa em về tôi chọn đường xa nhất
Đón em sang tôi lựa ngõ thật gần
Hoa cỏ lối vào như ngại gió
Nắng trên cành bóng rợp phủ đầy sân

Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà

Anh sẽ trầm luân ngàn kiếp nhớ
Cho dẫu ngày mai em lãng quên

Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai

Cảm Xúc

Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến...

Nằm Đêm Anh Cứ Thương Em

Nằm đêm anh cứ thương em
Rơi nghiêng nước mắt một bên gối nằm
Thế này cho hết trăm năm
Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em

Vì Sao

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó đến hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhè gió hiu hiu

Yêu

Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết

Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi

Tình yêu muôn thuở vẫn là hương
Biết mấy lòng thơm mở giữa đường

Tương tư ăn phải miếng mồi
Đứng đi trong lửa nằm ngồi trong sương
Phải duyên phải lứa thì thương
Để chi đêm thẳm ngày trường hỡi em


Gọi nắng ru tình trong gió xuân
Cỏ cây khép nép cũng khoe mình
Anh nghe hương xuân tràn trong óc
Đặt ngọn bút hồng viết tình xuân

Mai khoe áo mới, trong nắng mai
Em khoa lunh linh mái tóc dài
Như dòng suối chảy cùng năm tháng
Anh nguyện chân tình sẽ không phai

Mùa xuân hương hoa ngát thế trần
Người người vui vẻ dạo phố xuân
Anh đi bên em lòng rạo rực
Muốn nói bao lời... lại phân vân


Đối XUân


Giá se lành lạnh xuyên mành
Sương mù phủ kín cả vành trăng thơ
Cỏ cây Ủ rủ trông chờ
Nắng hồng mùa tết để mơ trở mình

Mai buồn khép nép làm thinh
Nhìn trời u ấm một mình em mơ
chừng nào hết tuyết bây giờ
Để wear tank top khoe bờ vai xinh ...


Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay ?


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=16


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=80


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=281


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=633


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=19


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=256


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=1158


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=25


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=486


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=12


Có con sẻ nâu giữa mùa thu nghiêng ngó
Nó không biết rằng anh đang quá nhớ em...
Ai bảo ngoài kia nắng cứ vàng như mật
Nói không yêu sao đành...

Hái một cành tigôn thắm đỏ
Nhặt một bông lau trắng ngần
Nhẹ nhàng gỡ một hạt cỏ may vụng dại



anh không là thánh thần
Nên có nhiều lầm lỗi
Dù đã bao lần kia
Bao lần anh sám hối

anh không là thánh thần
Mới nhiều phen nông nổi
Khi đã dấn thân yêu
Biết đâu mà lọc lõi!

anh không là thánh thần
Nên cứ hay hờn dỗi
anh những muốn được yêu
Bằng trái tim sôi nổi

anh không là thánh thần
Nên chẳng quen chờ đợi
Khao khát một tình yêu
Những điều chưa biết tới

Bởi điều chưa biết tới
anh không là thánh thần!
anh đi tìm bí ẩn
Giữa cuộc đời mông mênh.


Thơ

Con nước mơ màng mây vẩn vơ
Thì còn lão với một con đò
Còn tiền mua lấy vài chai rượu
Nhắp rượu xong rồi lão nói thơ

Linh đinh trời rộng sông dài
Đò ngang một chiếc lần hồi sớm trưa
Chiều rồi nghỉ một chuyến mưa
Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò
Cơm ngày hai bữa cầu no
Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viễn vông
Đời này có cũng như không
Sớm còn tối mặt bận lòng mà chi.
Còn nước còn non thì nơi bến cũ vẫn còn trơ một ông lão…

Tags: mộtchúthồnthơ



Friday 3 October 2008 - 09:03AM (ICT) Permanent Link | 0 Comments

Entry for 03 October 2008
Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";}
MỘT CHÚT HỒN THƠ


Bằng lăng vẫn còn tím





Nếm trải đủ mùi mưa nắng
Màu hoa vẫn tím như mơ
Như thể bụi đường nắng lửa
Chưa qua nơi ấy bao giờ

Sau cơn mưa trời tĩnh lặng
Buông vài giọt tím bâng quơ
Lưu lại những gì đẹp nhất
Từ bao cay dắng đã trải qua

Vqắt cạn thân cành để tím
Một niềm khắc khoải đam mê
Hè mòn quả không kịp chín
Rụng rơi khi gió chuyển mùa

Vẫn không phai màu ước hẹn
Mùa sau vẫn tím thẫn thờ
Quả xanh mùa sau lại nhú
Như chưa từng héo bao giờ...

Gốc phượng kỉ niệm

Dưới gốc phuợng khắc ghi bao kỉ niệm
Ánh mắt trao e ấp thủa ban đầu
Nhành phuợng đỏ thắm hồng dòng lưu bút
Những tháng ngày ấm áp ta bên nhau

Dưới gốc phuợng vu vơ lời sỏi hát
Thảm cỏ xanh ngả tím duới nắng chiều
Anh lặng lẽ tìm dấu xưa xót lại
Viết bài thơ về ngày tháng năm nao

Dưới gốc phuợng kỉ niệm xưa mới mãi
Tuổi học trò đẹp mãi ở trong tim
Mái ngói đỏ bầy sẻ nâu ríu rít
Chốn bình yên nơi đó anh có em.





Một thời áo trắng và hoa

Một thời áo trắng yêu hoa cúc
Câu thơ em viết chỉ riêng mình
Và riêng ai đó thôi.... được đọc
Tiếng chim tròn như giọt mực xanh

Một thời áo trắng tay cầm hoa
Một thời mới đó thôi mà xa
Ai ném thư hồng qua cửa sổ
Gió đưa hương ý tứ qua nhà.

Hồn nhiên em cứ như chim ấy
Lá chanh thơm, thêm nước gội đầu
Người đứng bên đường như cây vậy
Mặc ngoài trời lắc thắc mưa ngâu.

Rồi một ngày kia thương thật thương
Rồi một ngày kia không bình thường
Ngước mắt một trời hoa đỏ lắm
Nhặt tiếng ve rón rén cổng trường.

Áo trắng ngây thơ... giờ kỉ niệm
Tiếng ve xưa ấy ngủ trên àn
Hoa cúc có nhờ hoa phượng đếm
Mỗi ngày thương nhớ lật thêm trang


Sầu đông ơi sầu đông
Loài hoa buồn tim tím
Nở âm thầm ngõ vắng
Cứ mỗi đêm hè về

Câu chuyện kể ngày xưa
Về Sầu đông xa lắm
Kể về một chú bé
Tha hương mãi nơi nào

Hè sang rồi thu tới
Cô bé đợi mỏi mòn
Gốc cây buồn không nói
Nở đầy hoa li ti

Hoa tim hoa tím ơi !
Câu chuyện buồn muôn thuở
Mùa đông về qua ngõ
Cô bé khóc một mình

Mùa đông lạnh lẽo qua
Như vô tình không biết
Hoa rụng đầy tím phớt
Trên áo người mỏng manh

Sầu Đông ơi Sầu Đông
Cành khẳng khiu u ám
Hoa cuối cùng rớt xuống
Còn lại gì trên cây?

Cứ mỗi mùa hè đến
Sầu Đông lại nở hoa
Nhưng đông sang lạnh giá
Sầu Đông bỗng hao gầy

Như tình yêu cũng vậy
Chờ đọi trong mỏi mòn
Đến khi người mới nói
Còn lai gì : hoang vu?


Hoa bất tử

Em đã đến, và em đi. Đành vậy!
Biết làm gì khi chẳng trọn vòng tay.
Hoa bất tử như tình anh bất tử.
Để ngàn năm thương mãi một chiều mưa


Ta gửi cho em mùa hoa Hà nội phố.
Khi tâm tư vọng nhớ cố hương xa.
Nhớ gió đong đưa ngọn trúc la đà.
Em hoan hỉ mân mê từng chiếc lá.

Ta nhớ em trong mùa hoa sữa trắng.
Tỏa hương thơm ta ngây ngất cỏi lòng.
Đôi ta như vui trong sắc tình nồng.
Ôi có phải tình là hoa với mộng.

Ta thương em trong một mùa thu vắng.
Lá thì thào văng rụng bước chân run.
Ta bên em, ôi! hai giấc mộng chung.
Trong ấy ta , em đó là tất cã.

Ta lại gửi em đêm trăng Hà nội.
Cho môi xinh em hé nụ cười tươi.
Ngàn sao kia như nhẫn nhục gọi mời.
Như thầm chúc cuộc tình đầy uỷ mị .


Em đã viết bài thơ tình "Hoa Sữa"
Anh hình dung mường tượng buổi vào đông
Hoa Sữa khoe muôn hương vị thơm nồng
Trời Hà Nội chắc là lành lạnh nhỉ

Đã lâu lắm anh đã rời phố thị
Không nhớ gì về hoa Sữa thân thương
Mọc bên hồ, mọc cạnh ở ngôi trường
Em mô tả tháng này thơm ngan ngát

Nhớ quê hương trên quãng đời phiêu bạt
Tìm cảnh quê trong nét chữ câu thơ
Nỗi tư hương mãi hiện hữu không mờ
Sầu cố quốc bước chân người viễn xứ

Gởi bài thơ thay cho lời tình tự
Bên Hồ Gươm, đêm Hà Nội mù xa
Trên cuộc đời thế giới rất bao la
Anh vẫn nhớ mảnh quê nghèo nhỏ bé


Dười màu hoa như lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh
Chẳng cho lòng ta yên.
Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ
Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa.
Em hát một câu thơ cũ
Cái say mê của một thời thiếu nữ.
Mỗi mùa hoa đỏ về
Hoa như mưa rơi rơi
Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi
Như máu ứa một thời trai trẻ
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Ta nhìn sâu vào mắt nhau
Mà thấy lòng đau xót.
Trong câu thơ của em
Anh không có mặt
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say.
Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ
Không cho ai có thể lạnh tanh
Hoa đặt vào lòng ta một vệt đỏ
Như vết xước của trái tim
Sau bài hát rồi em lặng im
Cái lặng im rực màu hoa đỏ
Sau bài hát rồi em như thể
Em của thời hoa đỏ ngày xưa
Sau bài hát rồi anh cũng thế
Anh của thời trai trẻ ngày xưa.


Biết nói gì về hoa sữa đây em
Khi trái tim hai ta đã đong đầy kỷ niệm
Khoảng trời riêng tư mang nhiều niềm nuối tiếc
Mỗi độ đông về, năm tháng ngỡ xanh thêm

Biết nói gì về hoa sữa đây em
Khi hoa lãng tử đã rụng đầy vai áo
Lúc thơm thảo hoa đậu cùng thơm thảo
Lúc phù du hoa dứt áo phù du

Hoa sữa làm nên một nửa mùa thu
Là tinh tuý của gió mùa đông, nắng mùa xuân và mưa rào mùa hạ
Mỗi sáng dậy em thấy tình yêu bừng trên má
Chính là hương hoa sữa ghé thăm

Hương thơm níu lòng người đi xa
Mười năm trời thức trong tôi có mùi hương hoa sữa
Những bông hoa mang hình chớp lửa
Những cánh hoa trắng ngát lưng trời
..................................................

Tôi đã đi qua mười mùa hoa đào, hoa xoan, hoa bưởi
Tôi đã đi qua trăm loài hoa có tên và không tên
Chỉ có hoa sữa là hoa của tôi và em
Giờ hoa đã rụng đầy vai áo
Lúc thơm thảo hoa đậu cùng thơm thảo
Lúc phù du hoa dứt áo phù du
Trên vai tôi là một nửa mùa thu........


Thu tàn hoa sữa thôi rơi
Phố phường Hà Nội hết hương nồng nàn
Thu qua nhường bước đông sang
Gỡ len đan chiếc khăn mang tặng người
Đợi chờ đến hết năm trôi
Thu sau hoa sữa hương rơi theo mùa


Cũng như em, những bông hoa không hỏi
Những bông hoa chỉ nở để trả lời.
Có yêu không hoa không hề hỏi thế
Hoa chỉ đẹp vô cùng để rạng rỡ thôi.

Cũng như em, hoa đến kì tươi thắm
Chỉ như trêu như ghẹo thế thôi.
Sự có mặt đã là câu hỏi lớn
Hoa như em để rạo rực bao người.


12-12-2006 16:38

Em như đóa phong lan
Lung linh trong nắng sớm
Anh chỉ là cọng cỏ
Lặng lẽ ngắm nhìn em



Ngõ em về hoa giấy
Đỏ chói ngời nắng mưa
Con chuồn kim nấp lá
Ngủ quên gió sang mùa
Ngửa tay ra hứng gió
Bỗng nhận một cánh hoa
Mỏng manh như ánh mắt
Của một người rất xa
Mùa thầm thì qua ngõ
Vướng hương còn thơ ngây
Em một mình qua ngõ
Nắng đã trĩu vai gầy


Có một mùa hạ nồng nàn trên cánh bằng lăng
Cô bé ơi sao em vờ không thấy
Khi phượng vĩ bùng lên rực cháy
Hoa bằng lăng lặng lẽ tím trong chiều

Có kẻ giật mình như thể bắt đầu yêu
Sợ tuổi thơ vì sao xanh bay đi mất
Cái màu tím dâng lên từ lòng đất
Sao em cứ vô tình không biết đến chia tay

Chỉ tại bông hoa đầu tiên ấy tím say
Mà nỗi nhớ đầu tiên cứ tìm về cô bé
Mây hạ lang thang như bâng khuâng rất nhẹ
Muốn nói cùng em - đã tím - mắt chiều.




“Ở đâu năm cửa chàng ơi!.. Sông nào sáu khúc chảy xuôi một dòng.”

“Nước sông nào bên đục bên trong. Núi nào thắt cỏ bồng lại có Thánh sinh.”

“Ðền nào thiêng nhất xứ Thanh. Ở đâu mà lại có thành Tiên xây.”

“Ở đâu có chín tầng mây? Ở đâu lắm nước ở đâu nhiều vàng?”

“Chùa nào mà lại lắm hang? Ở đâu lắm gỗ thì chàng biết không?”

“Ai đi xin được túi đồng. Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?”

“Nước nào dệt gấm thêu hoa? Ai sinh ra cửa ra nhà chàng ơi?”

“Kìa ai đội đá vá trời. Còn ai trị thủy cho đời an vui?”

“Em hỏi anh trong bấy nhiêu lời. Xin anh giảng rõ từng nơi từng người.”

Chàng bèn thủng thẳng đối đáp lại như sau:

“Thành Hà Nội năm cửa nàng ơi. Sông Lục Ðầu sáu khúc nước xuôi một dòng.”

“Nước sông Thương bên đục bên trong. Núi Tản thắt cỏ bồng lại có Thánh sinh.”

“Ðền Sòng thiêng nhất xứ Thanh. Ở trên tỉnh Lạng có thành Tiên xây.”

“Trên Trời có chín tầng mây. Dưới sông lắm nước, mỏ nay nhiều vàng.”

“Chùa Hương Tích lại lắm hang. Trên rừng lắm gỗ thì nàng biết không?”

“Ông Khổng Minh không xin được túi đồng. Trên Trời lại có con sông Ngân Hà.”

“Nước Tàu dệt gấm thêu hoa. Ông Hữu Lão sinh ra cửa ra nhà nàng ơi.”

“Bà Nữ Oa đội đá vá Trời. Vua Ðại Vũ trị thủy cho đời an vui.”

“Em hỏi anh trong bấy nhiêu lời. Anh đã kể rõ từng nơi từng người.”

LUẬN VỀ CÀN KHÔN

Các ý kiến khác của ông Hà Văn Thùy viết trong bài Trả lời ông Trần Quang Bình http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9900&rb=0306 tôi xin không đề cập đến, bởi vì đó cũng chỉ là một trong các luận giải. Tôi có đọc nhiều luận giải khác và với tầm hiểu biết của mình thì có thể nói tôi chưa phân định được luận giải nào là có cơ sở nhất. Xin đề cập chỉ mỗi mục 6:

-Ông Hà Văn Thùy đã đúng trọng tâm khi đưa ra ba chữ “đầu”, “đỉnh” và “trôn”. Nhưng khẳng định của ông “Chỉ cần theo đúng cách làm của tác giả đã thấy tác giả bị “phản thùng”” lại không hợp lý. Phương pháp tìm phản chứng để bác bỏ ở đây là không đúng, tôi sẽ đề cập vào ý dưới. Quán chiếu qua lăng kính Kinh Dịch và tư tưởng Âm Dương của nó chỉ có từ “trôn” là trọng tâm nhất. Xét các định nghĩa của Âm và Dương thì từ “đỉnh” và “đầu”, tôi thấy rất ít sách về Kinh Dịch hiện nay có đề cập đến (từ “đầu” thì thấy có sách cho là Dương nhưng từ “đỉnh” thì hầu như không có sách nào đề cập đến tính Âm Dương của nó. Ý tôi muốn nói “đầu” và “đỉnh” không phải là hai khái niệm đặc thù cho tính Âm Dương. Tôi đưa ra từ “trốt” là để thêm vào nhằm phục vụ cho nhiều lý giải khác sau này và khác với Kinh dịch Trung Hoa thì Kinh Dịch Nòng Nọc từ trốt có mang tính Nọc rõ rệt (xin được phép đề cập sau). Tính Âm Dương trong Kinh Dịch Trung Hoa có khác tính Nòng Nọc của Kinh Dịch Việt. Khác khá xa. Và cái khác biệt này thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ và văn hóa Việt,

-Trước khi trả lời về những thí dụ ông Thùy đưa ra, tôi xin vòng vo một chút. Thứ nhất, nhiều sự kiện, sự vật không thể nào phân biệt nổi Âm Dương. Ngay Kinh Dịch Trung Hoa họ cũng có định nghĩa bao quát cho nhiều chữ đâu mà chỉ một phần nhỏ số từ được phân định tính Âm Dương. Thứ hai, qua quá trình rất dài (hàng chục ngàn năm) phát triển tiếng nói thì các biến âm ngôn ngữ nhiều khi xen lẫn vào nhau đến độ đối nghịch; ví dụ có biến âm tr

çègi, cũng có trçèch. Vì thế, khó có thể bảo tất cả các từ tr đều có tính Dương. Ví dụ, từ trề (trề môi) có thể đi từ dẩu (dẩu mỏ) hay chu mỏ hoặc từ trêu chọc có thể đi từ giễu cợt hay “chêu” chọc….Bởi vì thế các từ được tôi giới thiệu phải có tính tạm gọi là khởi nguyên, tức là khá lâu đời so với các từ khác. Thứ ba, phải chú ý đến quá trình du nhập văn hóa ngoại lai. Các từ bắt đầu từ tr. nhưng là từ Hán Việt thì làm sao phân biệt tính Nòng Nọc cho được[1]. Thứ tư, cần phân biệt rõ tính Nòng Nọc (hay Âm Dương) của nhiều nền tảng Dịch khác nhau: ví dụ trong công trình của tôi, tôi viết rõ: Nòng và Nọc bản thân chúng có hình 0-0 và 0, còn tính Nòng và tính Nọc thì khác hẳn chúng có hình tượng như quái Khôn và Càn: gậy và vòng tròn (lỗ)[2]. Ngoài ra còn có câu mẹ tròn con vuông: tức là Thái Cực là tròn mà vũ trụ Hậu Thiên là vuông. Hay tính Nòng Nọc được xét qua sự phân quái thời Hậu Thiên và thời Tiên Thiên cũng khác nhau. Theo tôi, người xưa cho rằng tính Nòng Nọc chỉ có khi và chỉ khi đã có vũ trụ; vạn vật tạo ra rồi mới có sự phân định tính. Vì thế, các vật hay hiện tượng được xét đến phải được họ quan sát qua đồ hình bát quái Hậu Thiên Văn Lang.
-Từ những lý do trên mà tôi cho rằng cách lấy ví dụ phản chứng riêng biệt để bác bỏ dãy tr, đ tôi dẫn ra ở bài “Đôi điều cần minh định lại" là không hợp lý. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các từ tr. và đ. đã dẫn mang tính đặc thù của Nòng và Nọc rõ rệt. Vậy làm sao có thể lấy một phản chứng mang tính Nòng Nọc mơ hồ để bác lại cái đặc thù? Dấu ấn của Kinh Dịch Nòng Nọc trong ngôn ngữ Việt cần phải được nhận thấy không chỉ trên các từ tr mang tính Nọc hay các từ đ mang tính Nòng riêng rẽ mà còn được khẳng định mạnh mẽ qua những mối liên hệ đối nhau tr.

çè đ. Ví dụ, có hai chữ bắt đầu từ tr. và đ. là hai từ riêng rẽ để chứng minh cho mệnh đề trên, nếu chúng là hai chữ không đối nhau (ví dụ “tre” và “đi”) thì “độ mạnh” của bằng chứng chỉ phụ thuộc vào từng chữ (tùy vào lý giải của từng chữ mà có độ mạnh chứng minh khác nhau), nhưng nếu chúng lại đối nhau thì năng lực chứng minh tăng lên bội phần. Mà trong dãy đó của tôi không hề thiếu các bằng chứng như thế: trời-đất, trắng-đen, trong-đục, trên-dưới, trốt-đuôi (hay đít), trưa-đêm.
-Tuy nhiên, tôi khẳng định các từ ông Hà Văn Thùy đưa ra để phản biện là rất đúng trọng tâm. Rất may, các chữ này chúng tôi có xét đến từ lâu. Vì có số tế nhị trong việc nghiên cứu tiếp theo nên tôi chưa viết ra. “Đầu”: theo tôi không phải là từ Việt mà là từ du nhập từ Trung Hoa. Ngày xưa người Việt dùng từ “trốt”, sau này du nhập từ “thẩu, thủ” của tiếng Hán vào, biến âm th

èđ thành “đầu”. Tại sao từ “đầu” lại được dùng thường xuyên, thậm chí chúng ta quên luôn từ “trốt” (thực ra từ này tôi cũng có dùng đến)? Đó là do sự luyến láy của nó đối với “đuôi”: đầu đuôi, đầu đít. Nếu tiếng Hán là “mầu” (chỉ đầu) thì tôi cho rằng sẽ không có đắc cách như thế và chưa chắc người Việt đã dùng để thay cho chữ “trốt”. Và vì thế tôi cho từ “trốt” chính là từ Việt cổ xưa chỉ “đầu”, vậy “đầu” không có gì phản thùng lại ý kiến của tôi cả. Từ “đỉnh”, dựa trên cơ sở nào ông Hà Văn Thùy nói nó có tính Dương thì tôi không rõ. Ngay thời Tiên Thiên nếu nói “đỉnh” là có dính dáng đến núi non-quái Cấn thì quái Cấn chính là Nòng thứ hai sau Khôn. Nhưng sẽ có người nói, thì Cấn có một Nọc trên cùng; đó là “đỉnh” vậy “đỉnh” là Dương tính. Tôi cho lập luận đó là sai lầm. Vì đỉnh núi vẫn tượng trưng cho cái núi. Và “đỉnh” dù muốn hay không cũng phải thể hiện qua đồ hình Hậu thiên, tức là cái đã có chứ không thể nào lấy Nọc ra làm tượng trưng cho “đỉnh” được[3]. Tuy nhiên, tôi không khẳng định là “đỉnh” có Nòng hay Nọc tính hay không. Nhưng tôi có thể khẳng định từ “đỉnh” vì sao bắt đầu từ phụ âm đ. có thể lý giải bằng Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang. Và “đỉnh” mang hình tượng của quái có tính Nọc duy nhất nằm trong nghi Nòng thời Hậu Thiên. “Đinh”, “đỉnh”, “đình”, (thậm chí có thể giải thích cả định, đính), “điện”, “đền”, “đỏ”,…đều là những chữ đặc trưng để chỉ các sự vật, hiện tượng mang ý nghĩa quái Ly, một quái gần với Đoài và là trọng tâm của nghi Nòng thời Hậu Thiên[4]. Điều này càng phù hợp với phong tục thờ Thần Mặt Trời của các cư dân Việt cổ xưa. Còn từ “trôn” và thậm chí thêm vài từ nữa là “trôn” (sinh thực nữ), “tròn” (tượng cái lỗ), “trống” (trống không, =0=không=Khôn. Vườn không nhà trống) vì sao lại bắt đầu từ tr.? Dù muốn hay không muốn thì quý vị cũng nhận thấy dãy từ Tr. của tôi đưa ra đều là những chữ khá đặc trưng chỉ tính Dương. Vậy ít ra cũng làm gợi cho chúng ta mối quan hệ nào đó giữa âm chữ và Kinh Dịch. Thế nhưng vì sao “trôn”? Và vì các từ “trôn”, “tròn” cũng là những từ khá gốc, nguyên thủy thì ông cha chúng ta khó nhầm lẫn như thế được. Rất khó. Phải có một giải thích triệt để khác. Từ “trôn”, “tròn”, “trống” được bắt đầu từ phụ âm tr. là do tính lưỡng thể của Thái Cực. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là người đầu tiên đề cập đến câu mẹ tròn con vuông: đó là mối quan hệ giữa mẹ-Thái Cực-Tiên Thiên Bát quái và con-vũ trụ đã hình thành-Hậu Thiên Bát Quái (nhưng đã không còn là bát quái nữa mà là lục quái; đã mang tính phân chia góc cạnh) và chúng tôi đã có triển khai thêm ở một số phần trong công trình của mình [5]. Thái Cực mang tính Dương thế nhưng người xưa vẫn gọi là mẹ. Theo tôi đó là cách thể hiện tính lưỡng thể của Thái Cực của ông cha ta xưa. Vì dính dáng đến Thái Cực đầu tiên và vì Thái Cực mang tính Dương và biểu diễn qua dạng hình tròn nên người ta lấy tr. để làm ra từ “tròn” đó(tức hình dạng của Thái Cực). Tính lưỡng thể này cũng có thể được phát biểu như sau: đầu tiên có một cái trống rỗng hay đầu tiên có một Hư vô. Đến khi làm tiếp Kinh Dịch Nòng Nọc thì người ta đã phát hiện ra Khôn cũng có tượng hình tròn. Lần này Khôn có tính mẹ nhưng là mẹ của thời Hậu Thiên. Như thế theo tôi rất tự nhiên người ta đã dùng từ tròn (lưỡng tính: Nọc qua cách đọc nhưng Nòng qua ý nghĩa. Nọc qua Thái Cực nhưng Nòng qua ý nghĩa Mẹ của vũ trụ) để chỉ thị các từ mang tính Khôn. Thế nhưng, tôi nghĩ người ta không đến nỗi máy móc như thế, phải có nhiều lý do quan trọng hơn kết hợp ảnh hưởng đến việc này. Người ta dùng từ “tròn” của Thái cực cho các từ có ý nghĩa Khôn không chỉ đơn giản qua hình tượng quái Khôn mà còn do sự chuyển hóa Càn Khôn trong bát quái. Quí vị nhìn cả đồ hình Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên (Văn Lang) thì có thể thấy đầu tiên đi từ Càn theo đường chữ S đến Khôn (cả hai bát quái đều có tính đó). Tiếp tục sẽ quay về Trời hay Càn (hoặc đầu tiên trở lại thành Thái Cực sau đó lại biến dịch tiếp: Khôn-Thái Cực-Càn-….-Khôn). Đó là quy luật phản phục của Kinh Dịch và Khôn đã mang mầm mống Dương ngay trong mình. Trong vòng đi này chỉ có ở quái Khôn mới hoàn thành quá trình quay về. Điều này giải thích vì sao có tròn, trôn, trống. Đó là cách giải thích hoàn toàn mang tư tưởng Dịch Nòng Nọc (Dịch Trung Hoa thì đối với Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương không thể đi dù theo chữ S hay theo một vòng tròn để từ Càn về Khôn được). Điều này càng thêm sáng tỏ khi tôi phát hiện ra hầu hết những từ có ý nghĩa của Khôn đều mang lưỡng tính (đọc thì giống tính Nọc nhưng nghĩa lại là tính Nòng). Chỉ có cách giải thích này mới đủ sức giải quyết một vấn đề: tại sao đối với gà, chim thì người Việt ta lại đọc là gà trống, gà mái để phân biệt tính đực, cái? Hay tại sao là trứng? Gà là Dậu - quái Khôn, là mẹ (mẹ Âu). Bản thân là quái Khôn nên khi nói đến tính của nó là nói đến tính của Thái Cực (một cái trống rỗng (tuy tượng trưng cho sự không tồn tại nhưng đọc lên lại có nghĩa Nọc) nhưng lại là mẹ(tuy có nghĩa Nòng nhưng lại hiện thân của hiện hữu)). Và chính hai mặt của một Thái Cực này đã được dùng để gọi tính cho con gà, con chim: gà trống, gà mái).[6] Không thể chỉ một vài ba câu chữ mà có thể giải thích đầy đủ mọi vấn đề. Tôi hy vọng sẽ trình bày rõ hơn trong một số bài khác vì bức tranh Kinh Dịchçèngôn ngữ này khá lung linh và sống động nên cần phải phân tích một cách tổng thể mới lộ rõ ra tính cách của từng từ riêng lẻ.
-Khi đưa các từ tr. đó ra, vì chỉ là bài phản hồi nên tôi chỉ đơn cử những cái đặc trưng nhất, những từ thể hiện rõ ràng tính Nòng Nọc nhất (vì thế mà tôi cho từ “trôn” do ông Hà Văn Thùy nêu ra là phản chứng trọng tâm nhất). Còn tính Nòng Nọc như tôi đã xét sẽ rất khó ứng với tất cả các từ Tr. hay Đ. Tuy nhiên, nếu đó là những từ Việt cổ xưa thì có thể giải thích nó trên nền tảng của cả Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang chứ đôi khi không chỉ đơn thuần trên mỗi hai lưỡng nghi Nòng Nọc. Ví dụ, bánh trôi (biểu thị cho Trời-Càn) ta còn có từ trôi (trôi chảy) lại là tính động của con sông (quái Khảm-cũng thuộc nghi Nọc thời Hậu Thiên). Ngoài ra, mỗi từ của từng chữ đó đều có những lý giải thích ứng. Ví dụ từ “trái” thì Kinh Dịch Trung Hoa không đề cập đến vì họ là trọng hữu (hữu nhậm), dân tộc ta trọng tả (tả nhậm). Mà trọng tả mới đúng với tinh thần Dịch Lý vì quái Càn nằm bên “trái”. Và vì sao lại có “trái, phải” với nghĩa “sai, đúng”? Điều này tôi đã có viết đến xin không đề cập ở đây.

-Ông Hà Văn Thùy viết:

Nhưng điều quan trọng hơn, những chữ cái Tr, Đ chỉ là chữ La Tinh do các tu sĩ dòng Tên gán vào tiếng Việt chứ người Việt cổ đâu có nói vậy mà nói B’lời (trời), T’lâu hay Sủ (trâu). Tôi lại thấy đây không phải là quan trọng nhất nếu như không nói đây là một phản biện hoàn toàn không thuyết phục. Vì rằng, các tu sĩ Dòng Tên đó họ không gán ngẫu nhiên các chữ cái Tr và Đ vào tiếng Việt. Chữ cái viết như vậy chỉ mang mặt ngữ còn mặt âm của nó thì các tu sĩ đó đã có hàng loạt nghiên cứu và đối chiếu của từng vùng khác nhau trên đất nước Việt Nam để rút ra từ nào ứng với âm đọc nói chung và phụ âm đầu nói riêng nào. Giả như có một số ông tu sĩ dòng Không Tên nào đó ở nước họ chữ θ dùng để đọc như Tr. và họ đưa từ đó vào để làm phụ âm đầu của các chữ trời, trắng, trên, trước,… thành θời, θắng, θên, θước… thì cái mặt chữ đó ảnh hưởng gì cách đọc?! Quan trọng họ đã có những nguyên cứu chuyên sâu để chuyển ngữ cho hợp với âm phát ra. Nói như ông Hà Văn Thùy thì có ông thông thái nào đó gán chữ c là chữ La Tinh (mặt chữ là vậy và đọc cũng như bây giờ) vào tiếng Việt để chuyển ngữ các từ (âm) trời, trước,…qua thành cời, cước…thì dân ta cứ thế cúi đầu nghe theo? Cứ cho dân ta bị đàn áp thì phải nghe theo cũng được, nhưng chuyển đổi âm như thế với số lượng từ lớn như thế thì phải mất hàng ngàn năm và không có ông thông thái nào làm việc thô thiển như vậy. Vâng, người ta đã có những so sánh, những phân biệt, những định dạng trong các âm từ tiếng Việt thậm chí từ nhiều miền khác nhau của nước Việt để rút ra một sự chuyễn ngữ thỏa đáng. Chuyển ngữ chỉ là một biện pháp trên mặt chữ còn chung quy phải chuyển làm sao cho chính người dân của vùng đó, nước đó dùng được, đọc được như họ đã từng đọc từ trước. Chính vì thế, các từ tôi đã dẫn đã có một sự đồng nhất nào đó trong cách đọc từ xa xưa chứ không chờ đến khi các ông dòng Tên đến ép chúng vào quy củ.
-Rất nhiều người cho rằng Dịch lý đầu tiên là dùng để bói toán. Thành kiến này hẳn nhiên không phải tự nhiên mà có. Nó có vì từ ngàn năm nay quan niệm của người Trung Hoa là thế. Nơi người ta nghĩ là cái nôi của Kinh Dịch mà còn phổ biến tư tưởng như vậy thì tại sao ngưới khác lại không? Qua một số kết quả tôi nhận được (chưa công bố) hay chỉ đơn cử đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang thôi thì ta thấy người ta đã có những tính toán cụ thể, chu đáo để tạo một lý giải thống nhất đúng đắn trên phương diện Toán học và phù hợp với các quan sát tự nhiên. Như vậy, Kinh Dịch không phải là dụng cụ bói toán[7] thuần túy. Có chăng, bói toán chỉ là một phần nổi của một kiến thức rộng lớn. Thế nhưng vì sao thành kiến đó lại phổ biến, lại tồn tại mãi đến bây giờ? Phải chăng cách giải thích như sau: Người Việt làm ra Kinh Dịch với những kiến thức đồ sộ và một số người đã trình diễn tính đúng đắn của nó qua tiên tri, tiên đoán và bói toán. Khi có luồng giao lưu văn hóa thì phần cốt rễ người ta không giải thích vì thứ nhất, phải đi lại từ đầu nguồn của một kho kiến thức lớn; thứ hai, bản thân người truyền đạt không thích, họ thích giấu kiến thức của cha ông họ; thứ ba, thường thì người ta tò mò nhiều hơn, muốn biết vận mệnh của mình hơn là biết kiến thức[8]; bởi vậy, sự phổ biến Dịch trên đất Trung Hoa bấy giờ chỉ thiên về bề nổi là bói toán. Có những nghiên cứu chăng thì cũng chỉ phục vụ cho mục đích bói toán, giải đoán vận mệnh. Tôi cho rằng để hiểu rốt ráo Kinh Dịch Nòng Nọc và đoán ra được niên đại của nó thì ít ra bạn phải bỏ thành kiến Kinh Dịch là phương tiện bói toán đi.

Trần Quang Bình

06.05.2007

[1]. Một số từ được cho là Hán Việt nhưng khi so sánh qua hai cỗ máy Kinh Dịch Trung Hoa và Kinh Dịch Nòng Nọc cho thấy chúng hoàn toàn trùng khớp với Kinh Dịch Nòng Nọc, từ đó có thể suy ra đó là từ thuần Việt, còn tính “Hán Việt” chẳng qua là ngộ nhận từ mấy ngàn năm nay. Điều đó cũng phù hợp với bản chất của giao lưu văn hóa.

[2]. Tượng Nòng Nọc của Càn Khôn trùng khớp với sinh thực nam và sinh thực nữ.

[3]. Có những từ mang tính Nọc thật sự đi từ chữ Nọc mà ra thì đó là đi từ gốc của Nọc (hay Nòng). Còn những từ khác chúng ta phải xét từ tổng quan của Hậu Thiên Bát Quái (hay đôi khi là Tiên Thiên Bát Quái)

[4].


[5]. http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=2209&page=13 .

[6]. Người Việt chúng ta còn có Lạc Long và Âu Cơ một bên rồng, một bên chim. Còn người Mường lại “cực đoan” hơn: hai tổ của loài người là chim Ây, chim Ứa.

[7]. Gọi Kinh Dịch là phương tiện để bói toán thật ra người ta chỉ hình dung ra khía cạnh cầu thần linh và gieo quẻ. Ngay bản thân 64 quẻ và những luận giải từng quẻ cũng là một công trình suy luận hay tổng hợp logic nào đó. Hiển nhiên, người ta không thể bạ đâu lấy nghĩa của các quái tùy ý được. Kinh Dịch Trung Hoa không có xét đến số thì cũng có ít ra cũng có xét về khía cậnh âm và hình. Làm nghĩa sao cho hợp với âm và hình cũng là điều nan giải.

[8]. Ngay như trang tôi đăng một phần nghiên cứu của mình là vietlyso.com thì quan sát cho thấy những topic “giải đoán vận mạng” và “tử vi đẩu số” có số lượt người đọc rất đông và rất nhanh tăng. Còn những topic khảo cứu hình như chỉ có một lượng người nhất định vào đọc sau khi đăng bài.