Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

CÂY NÊU NGÀY TẾT

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên
TTO - Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh”. Người Trung Quốc xưa thuờng dùng cây đào, lấy tích của cây bàn đào của bày Tây Vương Mẫu, là chỗ quỷ ở, thường có hai con quỷ lớn là Thần Đồ, Uất Lũy hay bắt các quỷ xấu mà ăn, cũng kêu là đào phù (nghĩa là bùa đào). Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu. Trước hết, cây tre là biểu trưng cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Tre là thể hiện cương nhu phối triển! Tre có thể uốn cong trước gió. Gió bão cực mạnh cũng không làm tre đổ hay bật rễ. Cây tre cũng có thể chẻ mỏng để làm các vật dụng đồng thời có thể dùng để làm khiêng, chống đỡ nhà cửa… Trồng tre vào đầu năm mới để khẳng định tinh thần Việt Nam và trồng tre trước cửa nhà trong bảy ngày đầu năm còn là đánh dấu những ngày vui, hạnh phúc nhất trong năm, những may mắn mới với ước mong nhiều đổi mới hơn, nhiều thành đạt hơn.* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo
Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.Song độc đáo nhất ở VN, thờ cúng tổ tiên trở thành hệ thống và có ý nghĩa riêng của nó, rất quan trọng cho đời sống con người VN. Khởi đầu những ngôi mộ trong hang động ở vùng Trung du Bắc bộ có những vật dụng đem theo cho người chết với sự tin tưởng người chết vẫn sống ở thế giới vĩnh hằng. Con người, ông bà, tổ tiên mình có thể thành Tiên, thành thần, thành thánh, thành Phật chứ không phải người nhà trời mới linh thiêng.Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…Các nhà nho trước đây cho rằng thờ cúng tổ tiên chỉ để thể hiện chữ hiếu, với tinh thần chim có tổ, người có tông, uống nước nhớ nguồn, chứ không phải là đạo. Song chữ đạo của phương Đông là con đường, chứ không phải theo nghĩa tôn giáo, chủ nghĩa (ism) như phương Tây quan niệm.Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!TS NGUYỄN NHÃ

CÁC SỐ SINH THÀNH TRONG HÀ ĐỒ

CÁC SỐ SINH THÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Trong đồ hình Hà Đồ, các số mang những tên sau:
Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời (Dương) hay số Cơ, trong đó 1,3,5 gọi là số Sinh của Trời, còn 7 và 9 gọi là số Thành của Trời.
Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất (Âm) hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọl là số Thành của Đất.
Chu Hy nói rằng:
Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi.
Địa nhị sinh Hoả, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.
Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.
Nghĩa là:
Trời lấy số 1 mà sinh hành Thủy; đất lấy số 6 mà làm cho thành.
Đất lấy số 2 mà sinh hành Hỏa; trời lấy số 7 mà làm cho thành.
Trời lấy số 3 mà sinh hành Mộc; đất lấy số 8 mà làm cho thành.
Đất lấy số 4 mà sinh hành Kim; trời lấy số 9 mà làm cho thành.
Trời lấy số 5 mà sinh hành Thổ; đất lấy số 10 mà làm cho thành
Hình 1- 9 cung của đồ hình Hà Đồ
Ngũ hành trong Hà Đồ:
Hành Kim: có độ số là 9 và 4. Dương Kim là 9, Âm Kim là 4.
Hành Hoả: có độ số là 7 và 2. Dương Hoả là 7, Âm Hoả là 2.
Hành Thổ: có độ số là 5 và 10. Dương Thổ là 5, Âm Thổ là 10.
Hành Thuỷ: có độ số là 1 và 6. Dương Thuỷ là 1, Âm Thuỷ là 6.
Hành Mộc: cố độ số là 3 và 8. Dương Mộc là 3, Âm Mộc là 8.
BÁT QUÁI
Trong HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG nói:Vì lời không diễn hết ý. Cho nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý.
Dịch là hình tượng: hình tượng là phỏng theo, là tương tự.
Dịch có thái cực, thái cực sinh ra lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái.
Hình 2: Hệ thống các cấu trúc tượng của Kinh dịchThái cực: Thái cực gồm lưỡng nghi và tứ tượng. Biểu tượng của Thái cực là một hình tròn 4 mầu:Hình 3-Thái cực đồLưỡng nghi là Nghi dương và Nghi âm. Nghi âm là biểu tượng của cực Âm, ký hiệu là 1 vạch đứt (hào âm). Nghi dương là biểu tượng của cực Dương, ký hiệu là 1 vạch liền (hào dương).Hình 4-Hào âm và hào dươngTứ tượng là Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm, Thái âm. Thái dương là biểu tượng của Hành Kim, ký hiệu là 2 hào dương.Thiếu dương là biểu dượng của Hành Hoả, ký hiệu là 2 hào, dưới là hào dương và trên là hào âm.Thiếu âm là biểu tượng của Hành Thuỷ, ký hiệu là 2 hào, dưới là hào âm và trên là hào dương.Thái âm là biểu tượng của Hành Mộc, ký hiệu là 2 hào âm.Hình 5-Các biểu tượng của Tứ tượng Bát quái là tám biểu tượng trong Trời Đất gồm có Càn-乾(Trời-天), Đoài-兌(Đầm-澤),Ly-離(Lửa-火), Chấn-震(Sấm-雷), Tốn-巽(Gió-風), Khảm-坎(Nước-水),Cấn-艮(Núi-山), Khôn-坤(Đất-地).Trời và Đầm ứng với Thái Dương Kim trong Tứ tượng. Thái Dương Kim chồng thêm hào Dương thành quái Càn-trời, tính chất là dương kim.Thái Dương Kim chồng thêm hào Âm thành quái Đoài-đầm, tính chất là âm kim.Theo lý học, hai quái Càn và Đoài có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 6-Quái Càn và quái ĐoàiLửa và Sấm ứng với Thiếu Dương Hỏa trong Tứ tượng.Thiếu Dương Hoả chồng thêm hào Dương thành quái Ly-lửa, tính chất là dương hỏa.Thiếu Dương Hỏa chồng thêm hào Âm thành quái Chấn-sấm, tính chất là âm hỏa.Theo lý học, hai quái Ly và Chấn có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 7-Quái Ly và quái ChấnNước và Gió ứng với Thiếu Âm Thuỷ trong Tứ tượng.Thiếu Âm Thuỷ chồng thêm hào Dương thành quái Tốn-gió, tính chất là âm thuỷ.Thiếu Âm Thuỷ chồng thêm hào Âm thành quái Khảm-nước, tính chất là dương thuỷ.Theo lý học, hai quái Khảm và Tốn có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 8-Quái Tốn và quái KhảmNúi và Đất ứng với Thái Âm Mộc trong Tứ tượng.Thiếu Âm Mộc chồng thêm hào Dương thành quái Cấn-núi, tính chất là âm mộc.Thiếu Âm Mộc chồng thêm hào Âm thành quái Khôn-đất, tính chất là dương mộc.Theo lý học, hai quái Khôn và Cấn có quan hệ với nhau theo tính chất "sinh khí thượng biến".Hình 9- Quái Cấn và quái Khôn
NẠP BÁT QUÁI VÀO 9 CUNG CỦA ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ
Nạp (sắp xếp) Bát quái vào đồ hình Hà Đồ theo qui tắc Âm dương, Ngũ hành tương ứng sẽ cho ra đồ hình Bát quái. Qui tắc Âm Dương, Ngũ hành tương ứng giữa Hà Đồ và Bát quái tức là:
Quái Càn có tính chất là Dương Kim, xếp vào vị trí Dưong Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 9.
Quái Đoài có tính chất là Âm Kim, xếp vào vị trí Âm Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 4.
Quái Ly có tính chất là Dương Hoả, xếp vào vị trí Dương Hỏa trong Hà Đồ, tức là vị trí số 7.
Quái Chấn có tính chất là Âm Hỏa, xếp vào vị trí Âm Hỏa trong Hà Đồ, tức là vị trí số 2.
Quái Tốn có tính chất là Âm Thuỷ, xếp vàp vị trí Âm Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 6.
Quái Khảm có tính chất là Dương Thuỷ, xếp vào vị trí Dương Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 1.
Quái Cấn có tính chất là Âm Mộc, xếp vào vị trí Âm Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 8.
Quái Khôn có tính chất là Dương Mộc, xếp vào vị trí Dương Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 3.

Hình 10-Nạp Bát quái vào Hà đồĐồ hình Bát quái này gọi là hình Bát quái Tiên thiên. Tức là, Hà đồ là bản đồ qui hoạch Bát quái Tiên Thiên. Điều này đúng vì sách vẫn còn chép rằng "Hà đồ, Lạc thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch (Đồ thư cố thị quái hoạch chi nguyên)"
HỆ THỐNG KINH LẠC
CÁC TẠNG, PHỦ TRONG CƠ THỂ
Ngũ hành
KIM
THỔ
HOẢ
THUỶ
THỔ
MỘC
TẠNG
Dương(mới)
PHẾ
TỲ
TÂM
THẬN
TÂM_BÀO LẠC
CAN
PHỦ
Âm (mới)
ĐẠI TRƯỜNG
VỊ
TIỂU TRƯỜNG
BÀNG QUANG
TAM TIÊU
ĐỞM
Trong hệ thống kinh lạc, có 12 kinh chính, 12 kinh biệt, ..vv..Mỗi Tạng, Phủ đều liên quan chặt chẽ với một đường kinh chính. Từ mỗi kinh chính có một nhánh tách ra gọi là kinh biệt. 12 kinh biệt đi sâu vào trong cơ thể, liên lạc với Tạng hoặc Phủ cùng tên.
Mỗi đường kinh chính gồm 2 nhánh (cấu trúc giống nhau) chạy dọc hai bên cõ thể (nhánh trái đối xứng với nhánh phải).
Hệ đại chu thiên:
ĐẠI CHU THIÊN
Kinh khí
Giờ vượng
Giờ suy
ĐỞM

Ngọ
CAN
Sửu
Mùi
PHẾ
Dần
Thân
ĐẠI TRƯỜNG
Mão
Dậu
VỊ
Thìn
Tuất
TỲ
Tị
Hợi
TÂM
Ngọ

TIỂU TRƯỜNG
Mùi
Sửu
BÀNG QUANG
Thân
Dần
THẬN
Dậu
Mão
TÂM BÀO
Tuất
Thìn
TAM TIÊU
Hợi
Tị
Trong bảng trên, là chỉ ra giờ mà đường Kinh tương ứng là vượng hoặc suy nhất. Ví dụ, Kinh Phế vượng nhất vào giờ Dần, 03-05 giờ sáng, và suy nhất vào giờ thân, 15-17 giờ chiều. Điều này có nghĩa là những công việc cần dùng đến phổi chẳng hạn thì nên hành động vào giờ Dần.
NẠP 12 KINH CHÍNH VÀO 9 CUNG CỦA ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ
Nạp (sắp xếp) 12 kinh chính vào đồ hình Hà Đồ theo qui tắc Âm dương, Ngũ hành tương ứng sẽ cho ra đồ hình chu kỳ tuần hoàn của Khí. Qui tắc Âm Dương, Ngũ hành tương ứng giữa Hà Đồ và 12 đường kinh tức là:
Kinh Phế có tính chất là Dương Kim, xếp vào vị trí Dương Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 9.
Kinh Đại trường có tính chất là Âm Kim, xếp vào vị trí Âm Kim trong Hà Đồ, tức là vị trí số 4.
Kinh Vị và kinh Tỳ có tính chất là hành Thổ, tuần hoàn ở vị trí giữa hai kinh là Kinh Đại trường và kinh Tâm.
Kinh Tâm có tính chất là Dương Hoả, xếp vào vị trí Dương Hoả trong Hà Đồ, tức là vị trí số 7.
Kinh Tiểu trường có tính chất là Âm Hoả, xếp vào vị trí Âm Hoả trong Hà Đồ, tức là vị trí số 2.
Kinh Bàng quang có tính chất là Âm Thuỷ, xếp vào vị trí Âm Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 6.
Kinh Thận có tính chất là Dương Thuỷ, xếp vào vị trí Dương Thuỷ trong Hà Đồ, tức là vị trí số 1.
Kinh Tâm bào và kinh Tam tiêu có tính chất là hành Thổ, tuần hoàn ở vị trí giữa hai kinh là kinh Thận và kinh Đởm.
Kinh Đởm có tính chất là Âm Mộc, xếp vào vị trí Âm Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 8.
Kinh Can có tính chất là Dương Mộc, xếp vào vị trí Dương Mộc trong Hà Đồ, tức là vị trí số 3.

Hình 11- Hệ ngũ hành tương ứng:
-Hà Đồ
-Bát quái Tiên Thiên
-12 đường kinh trong cơ thể người.
Như vậy, khi nạp 12 đường kinh vào đồ hình Hà Đồ theo qui tắc Âm dương, Ngũ hành tương ứng thì thấy nhịp tuần hoàn ngày đêm của khí trong cõ thể có nhịp điệu hình số 8. Nhịp điệu hình số 8 này cũng là thứ tự liên tiếp của Bát quái Tiên thiên như sau:
Càn => Đoài=> Ly => Chấn=> Tốn => Khảm=> Cấn=> Khôn.
Cách tám quái có vị trí liên tiếp nói trên cũng chính là thứ tự các quái cơ bản của hệ 64 quẻ Tiên thiên.
Phần phụ:
Năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker đã chụp hình được các đường Kinh Lạc bằng một máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào một số huyệt một dung dịch chứa Tecnetic (một hoá chất có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh được miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại, nếu tiêm vào một điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại một chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các Kinh châm cứu được chụp ảnh hoàn toàn không tương ứng với đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các Kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.
Tags: cáchìnhtronghàđồ
Friday 20 March 2009 - 04:34PM (ICT) Permanent Link 0 Comments
Add Minh Quang's Blog to your My Yahoo!7 page: About My Yahoo!7 & RSS 1 - 1 of 1 First <> Last
Copyright © 2009 Yahoo! Australia & NZ Pty Limited. All rights reserved. Privacy Policy - Terms of Service - Guidelines - Safety Tips - Help

if(window.yzq_d==null)window.yzq_d=new Object();
window.yzq_d['FNWKA9gnMt0-']='&U=13d7gjtq0%2fN%3dFNWKA9gnMt0-%2fC%3d253710.8113294.8933350.7761429%2fD%3dFOOT%2fB%3d3306078%2fV%3d1';

BIỂN SỐ XE TOÀN QUỐC

CÁC BIỂN SỐ XE TOÀN QUỐC
Phân Biệt Để dễ phân biệt khi lái xe trên đường tôi xin liệt kê một số quy định về biển số lưu hành trên lãnh thổ VN1./ Màu xanh chữ trắng là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp:- Trực thuộc chính phủ thì là biển xanh 80 (do Cục cảnh sát giao thông đường bộ quản lý)- Các tỉnh thành thì theo số của các tỉnh thành tương ứng (xem phần dưới)2./ Màu đỏ: Cấp cho xe quân đội, xe của các doanh nghiệp quân đội là biển 80 màu trắng.3./ Màu vàng: Cấp cho xe thuộc bộ tư lệnh biên phòng (lâu rồi không thấy không biết đã thay đổi chưa)4./ Màu trắng với 2 chữ và năm số là biển cấp cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài.NG là xe ngoại giaoNG số đỏ và có gạch ngang - dành cho các Đại sứ quán, tổng lãnh sự (bất khả xâm phạm) riêng biển này khi thay xe thì giữ lại biển để lắp cho xe mới.NN là xe của các tổ chức, cá nhân nước ngoài5./ Màu trắng cấp cho tư nhân và doanh nghiệp, 2 số đầu theo thứ tự các tỉnh, 4 số cuối là số thứ tự cấp ngẫu nhiên nhưng có thể “xin” nếu thích số đẹpQuy định biển số của 64 tỉnh thành:11 - Cao Bằng12 - Lạng Sơn13: Hà Bắc (biển số này cũ ngày xưa, nay tách ra thành Bắc Giang 98 và Bắc Ninh 99)14 - Quảng Ninh15: Hải Phòng (cũ, giờ dùng cho ô tô)16: Hải Phòng (xe máy bây giờ)17 - Thái Bình18 - Nam Định19 - Phú Thọ20 - Thái Nguyên21 - Yên Bái22 - Tuyên Quang23 - Hà Giang24 - Lào Cai25 - Lai Châu26 - Sơn La27 - Điện Biên28 - Hòa Bình29 đến 32 - Hà Nội (xe máy biển mới 4 chữ số, biển cũ 3 chữ số có 29.30.31). Riêng 30 dành cho xe máy phân khối lớn (>175cc, các thành viên câu lạc bộ mô tô). Biển 32 đã có thời dùng cho xe dân thường, hiện nay tạm thời chưa dùng đến.33 - Hà Tây34 - Hải Dương (nay tách ra thành Hải Dương 34 và Hưng Yên 89)35 - Ninh Bình36 - Thanh Hóa37 - Nghệ An38 - Hà Tĩnh43 - Đà Nẵng47 - Đắc Lắc48 - Đắc Nông49 - Lâm Đồng50 đến 59 - TP. Hồ Chí Minh60 - Đồng Nai61 - Bình Dương62 - Long An63 - Tiền Giang64 - Vĩnh Long65 : Cần Thơ (Hậu GIang cũ)66 - Đồng Tháp67 - An Giang68 - Kiên Giang69 - Cà Mau70 - Tây Ninh71 - Bến Tre72 - Bà Rịa - Vũng Tàu73 - Quảng Bình74 - Quảng Trị75 - Huế76 - Quảng Ngãi77 - Bình Định78 - Phú Yên79 - Khánh Hòa80 - Các xe do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - Bộ Công An quản lý. Dùng cho các cơ quan của Chính phủ.81 - Gia Lai82 - KonTum83 - Sóc Trăng84 - Trà Vinh85 - Ninh Thuận86 - Bình Thuận88 - Vĩnh Phúc89 - Hưng Yên90 - Hà Nam92 - Quảng Nam93 - Bình Phước94 - Bạc Liêu95 - Hậu Giang97 - Bắc Cạn98 - Bắc Giang99 - Bắc NinhTheo tên địa danh (thứ tự ABC) thì nó như thế này :An Giang 67Bà Rịa - Vũng Tàu 72Bạc Liêu 94Bắc Giang 98Bắc Kạn 97Bắc Ninh 99Bến Tre 71Bình Dương 61Bình Định 77Bình Phước 93Bình Thuận 86Cà Mau 69Cao Bằng 11Cần Thơ 65Đà Nẵng 43Đắc Nông 48Đắk Lắk 47Điện BiênĐồng Nai 60Đồng Tháp 66Gia Lai 81Hà GiangHà Nam 90Hà Nội 29-32Hà Tây 33Hà Tĩnh 38Hải Dương 34Hải Phòng 15.16Hậu Giang 95Hoà Bình 28Hưng Yên 89Kiên Giang 68Kon Tum 82Khánh Hoà 79Lai Châu 27Lạng Sơn 12Lào Cai 24Lâm Đồng 49Long An 62Nam Định 18Ninh Bình 35Ninh Thuận 85Nghệ An 37Phú Thọ 19Phú Yên 78Quảng Bình: 73Quảng Nam 92Quảng Ninh 14Quảng Ngãi 76Quảng Trị 74Sóc Trăng 83Sơn La 26Tây Ninh 70Tiền Giang 63Tp. Hồ Chí Minh 50-59Tuyên Quang 21Thái Bình 17Thái Nguyên 20Thanh Hoá 36Thừa Thiên - Huế 75Trà Vinh 84Vĩnh Long 64Vĩnh Phúc 88Yên Bái 23Cà Mau 69ĐỐI VỚI HCMA: Q.1 (cũ)B: Q.3 (cũ)C: Q.4 (cũ)D: Q.10 (cũ)E: Nhà Bè (cũ)T: Q1F: Q3Z: Q4; Q7; Nhà BèH: Q5K: Q6L: Q8M: Q11N: Bình Chánh, Q.Bình TânP: Tân BìnhR: Phú NhuậnS: Bình ThạnhU: Q10V: Gò VâpX: Thủ Đức, Q2,Q9Y: Q12, Hóc Môn và Củ ChiCác biển A (hiện nay) : xe của Công an, Cảnh sát, xe của UBND tỉnh thành hoặc xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp, tương ứng với các tỉnh thành, ví dụ: 31A tức là xe của Công an, Cảnh sát, xe của UBND hoặc xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp tại (thuộc) thủ đô Hà Nội.Những xe mang biển 80 gồm có:1. Các ban của Trung ương Đảng2. Văn phòng Chủ tịch nước3. Văn phòng Quốc hội4. Văn phòng Chính phủ5. Bộ Công an6. Xe phục vụ các uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ7. Bộ Ngoại giao8. Viện kiểm sát nhân dân tối cao9. Toà án nhân dân tối cao10. Đài truyền hình Việt Nam11. Đài tiếng nói Việt Nam12. Thông tấn xã Việt Nam13. Báo nhân dân14. Thanh tra Nhà nước15. Học viện Chính trị quốc gia16. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh17. Trung tâm lưu trữ quốc gia18. Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình19. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam20. Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên21. Người nước ngoài22. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước23. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam24. Kiểm toán nhà nướcBiển số quân đội với 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của:A=Quân đoàn, ví dụ AA là Quân đoàn 1, AB là Quân đoàn 2B=Bộ tư lệnh, ví dụ BT là BTLtăng thiết giáp, BD là BTLđặc công, BH là BTLhóa học.H=Học việnK=Quân khu, ví dụ KA Quân khu 1, KB quân khu 2, KT quân khu Thủ đôT=Tổng cục, TC tổng cục chính trị, TH Tổng cục Hậu cầnQ=Quân chủng, QP qc phòng không, QK quân chủng không quân(các chữ viết nghiêng không chính xác đâu nhé, bác nào có quy định chính xác thì bổ xung)Biển đỏ của Bộ Quốc PhòngAA ...Quân đoàn 1 A: Quân đoànAB ...Quân đoàn 2AT ... Binh đoàn 12AD ... Quân Đoàn 4 , Binh đoàn cửu longBB ...Bộ binh B: Binh chủng, Bộ tư lệnhBS ...Binh đoàn Trường SơnBP ...Bộ tư lệnh pháo binhBC ... Binh chủng Công BinhBH ... Binh chủng hoá họcBT ... Bộ tư lệnh thông tin liên lạcBP .... Bộ tư lệnh biên phòngHB ... Học viện lục quânHD ...Học viện kỹ thuật quân sựHC ...Học viện chính trị quân sựHH ...Học viện quân yKA .. Quân khu 1KB ... Quân khu 2KC ... Quân khu 3KD ... Quân khu 4KV ... Quân khu 5KP ... Quân khu 7KK ... Quân khu 9PA ...Cục đối ngoại BQPPP... các quân y việnQH ... Quân chủng hải quânQK , QP ... Quân chủng phòng không không quânTC ... Tổng cục chính trịTH ... tổng cục hậu cầnTK .... Tổng cục công nghiệp quốc phòngTT ... Tổng cục kỹ thuậtTM ... Bộ tổng tham mưuQH ...Quân chủng hải quân Q: Quân chủngQK ...Quân chủng phòng không không quânTC ...Tổng cục chính trị T: Tổng cụcTM ...Bộ tổng tham mưuVT ...Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel)Biển số xe ngước ngoài.NN (nước ngoài) NG (ngoại giao) (phải có sự đồng ý của các cán bộ cao cấp nhất của Việt Nam và được sự đồng ý của Đại Sứ quán nước đó) và dãy số:Hai chữ số đầu: thể hiện địa điểm đăng ký (tỉnh/thành)Ba chữ số tiếp theo: mã nước (quốc tịch người đăng ký)011 Anh,026 Ấn Độ, 041 Angiery, 061 Bỉ, 066 Ba Lan, 121 Cu ba, 156 Canada, 166 Cambodia, 191 Đức, 206 Đan Mạch, 296 và 297 Mỹ, 301 Hà Lan, 331 Italia, 336 Ixrael, 346 Lào, 364 Áo, 376 Miến điện, 381 Mông Cổ, 441 Nga, 446 Nhật, 456 New Zealand, 501 Úc, 506 Pháp, 521 Phần Lan, 546 547 548 549 Các ổ chức Phi Chính Phủ, 566 CH Séc, 581 Thụy Điển, 601 Trung Quốc, 606 Thái Lan, 626 Thụy Sỹ, 631 Bắc Hàn, 636 Hàn quốc, 691 Singapore, 731 Slovakia,

BÍ ẨN TRONG CHỮ PHƯỚC

Entry for 03 October 2008

v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";}
Thiên Hạ Đệ Nhất Phước Nguyên

Trong động Mật Vân, Cung Vương Phủ ở Bắc Kinh hiện đang lưu giữ một tấm bia có chữ Phước với danh xưng Thiên Hạ Đệ Nhất Phước Nguyên, ngày ngày đều có người đến đây cầu phước, ai cũng muốn tự mình sờ vào chữ Phước linh nghiệm đệ nhất thiên hạ này để được thêm chút may mắn.Vào năm Khang Hy thứ 12 (Dương lịch 1679) săp tới lễ chúc Đại Thọ tuổi 60 của thái hậu Hiếu Trang, không may thì thái hậu sanh trọng bịnh, thái y đều bó tay, trong tình thế ấy, vua Khang Hy bèn tìm lại những tư liệu ghi chép về việc cầu phước của tiên đế ngày xưa để lại, đại ý nói nếu là chân mạng thiên tử có vạn phước vạn thọ thì có thể hướng lên trời cầu xin phước và kéo dài tuổi thọ, vua liền quyết định cầu phước cho tổ mẫu. Sau ba ngày tắm gội trai giới chỉ trong khoảng đánh hắng vua đã viết xong bức phù có chữ Phước, trên đầu chữ Phước còn đóng ấn vua "Khang Hy ngự bút chi bảo ấn", với ý là "Vận lớn đứng đầu, Phước tinh chiếu soi, trấn áp hết các yêu tà trong thiên hạ"Khang Hy trong đời ít viết chữ. Ngày nay trong nội thành Bắc Kinh, ngoài công văn ra, qua sự khảo chứng thì Khang Hy chỉ viết vỏn vẹn ba chữ, ngoài chữ Phước được khắc trên bia kia thì còn có hai chữ "Vô Vi" treo ở điện Giao Thái cố cung. "Vô Vi" mang hai ý nghĩa rất quan trọng: Một là, răn các vua chúa không nên can thiệp quá nhiều vào việc các quan, thực hiện "chính sách Vô Vi", hai là điện Giao Thái là nơi ngăn cách giữa hậu cung và triều đường (Nhà của vua và các quan thăng triều bàn chính sự), bức chữ này cũng là để nhắc nhở người ở hậu cung đến nơi này phải Vô Vi, không được can thiệp vào chuyện triều chính. Nhưng, với bức chữ có ý nghĩa quan trọng như vậy cũng không hề có đóng bảo ấn Khang Hy ngự bút vào đó. Có thể thấy được rằng Ngọc Ấn của vua còn là một vật quý hiếm giúp tăng thêm "Phước".Thái hậu Hiếu Trang từ khi có được bức "Phước" này bệnh tình liền giảm nhẹ đi, mười lăm năm sau, thái hậu mới mất và thọ được 75 tuổi. Nhân gian cho rằng đây là phước duyên do Khang Hy cầu xin phước mạng mà có được. Sau việc này vua Khang Hy mấy lần ngự bút viết lại nhưng không có chữ nào xuất thần như vậy, thế nên dân gian càng đồn đại thêm đây là Phước lớn của trời ban.Điều khiến người ta cảm thấy kì lạ là, chữ Phước này vô tình đã tạo nên một kỉ lục chưa từng có, xem kỉ thì đúng là một tác phẩm tuyệt vời cùng với sự linh ứng của trời mà thành. Trước hết, sau khi đóng thêm con dấu của Bảo Ấn vua đã trở thành một bức chữ Phước không thể treo ngược duy nhất của Trung Quốc cũng như trên thế giới. Kến đó là chữ Phước này hình ốm mà dài, cùng âm với "Thọ Trường", dân gian còn gọi đó là "Trường Thọ Phước".Tục ngữ nói "Có phước tất phải có thọ, có thọ tất phải phước, có phước không có thọ thì cũng như chẳng có phước gì cả". Tuy vậy, hai chữ "Phước" và "Thọ" hình dạng quá khác nhau, từ xưa nay không có nhà thư pháp nào có thể viết chung hai chu Phước Thọ chung nhau được, nhưng bức ngự bảo này đã giải quyết được vấn đề đó. Nửa bên phải của chữ Phước lại vừa đúng như cách viết chữ Thọ trong Lan đình tự của Vương Hi. Vì vậy mà bức chữ này là bức chữ Phước duy nhất thể hiện cùng lúc hay chữ "Phước" và "Thọ" hiện đang được bảo tồn, dân gian gọi đó là bức "Trong phước có thọ; trong tho có Phước. Cái đáng trân quí hơn đó là chữ Phước này so với chữ phước dân gian thường gọi "Y lộc toàn, nhất khẩu điền - 福" không hề giống nhau. Vì bên trong đó bao hàm nhiều từ chung lại "đa tử, đa tài, đa điền, đa thọ, đa phước" cho nên cũng là chữ Phước có một không hai gom chung "Ngủ Phước" làm một.Do chữ điền 田 chưa đóng nên hồng phúc vô biên, phước cũng vô biên. Thái hậu Hiếu Trang gọi đó là nguồn của Phước, dân gian thì gọi là gốc của năm phước, nguồn của vạn phước.

Bí ẩn khí chất con người theo bát quái

Bí ẩn khí chất con người theo bát quái Sự phân loại khí chất mà Chu dịch ẩn chứa là phương pháp phân loại sớm nhất, khoa học nhất của thế giới, là nguồn gốc phân loại khí chất của Nội kinh, là mẫu mực hợp nhất của tâm chất và thể chất, cũng là điểm phạm của âm dương và ngũ hành kết hợp với nhau.I. – Phân loại khí chất con người bát quái Chu dịch và ý nghĩa lâm sàng.Bát quái Chu dịch tượng trưng 8 loại thuộc tính vật chất, tức quẻ Càn☰ là trời, tính mạng; quẻ Khôn☷ là đất, tính nhu; quẻ Chấn☳ là sấm, tính cứng; quẻ Tốn ☴ là gió, tính thuận; quẻ Khảm☵ là nước, tính nhu; quẻ Ly ☲ là lửa, tính nóng; quẻ Cấn☶ là núi, sâu đậm; quẻ Đoài ☱ là đầm, tính thuận, tuy là Bát quái thực ra là 5 thuộc tính ngũ hành kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Trong đó, quẻ Ly thuộc tính hoả, vì Ly là mặt trời, vì Khảm Đoài đều là thuỷ, tính nhu; Chấn là sấm, Tốn là gió đều thuộc mộc; Khôn là đất, Cấn là núi đều thuộc thổ; quẻ Càn là trời, thuộc Kim. Vì vậy người Bát quái có thể tổng quát là năm loại người, cụ thể phân tích như sau:1. người quẻ Ly và ý nghĩa lâm sàng của nó a. Khí chấtquẻ Ly là mặt trời, khí hoả, Chu dịch - Thuyết quái viết: “ Ly là hoả, là mặt trời”. Dịch- Ly quái- thoán viết: “ Ly là sáng, mặt trăng, mặt trời chiếu sáng bầu trời, Khảm là mặt trăng”. Dịch – Ly quái - tượng cũng viết: “ Đại nhân tiếp tục chiếu sáng bốn phương”. ý nói mặt trời ở trên đỉnh cao soi chiếu muôn nơi, cho nên người giữ quẻ Ly có được quang nhiệt của dương khí trời , tất tính dương thịnh vượng khí hoả sung túc. Tính hoả bốc lên, tính hoả vượt ra ngoài, vì vậy khí chất người thuộc quẻ Ly hướng ngoại cao độ. Người mặt đỏ, nhiệt tình, kích động, hăng hái, đi như bay, việc làm mang tính bạo phát, tư duy nhanh như chớp, có tố chất của nhà phát minh, ánh mắt sắc bén, cho nên Dịch- Thuyết quái viết: “ Ly là mắt”, chịu lạnh mà ghét nóng, đúng là : “ ngọn lửa trong mùa đông”. Nhưng người này dễ tự cao huênh hoang, kiêu ngạo, hiếu chiến, dã tâm…b. Hình dángdạng người này đầu nhỏ ( nhọn) mặt đỏ, thân hình vạm vỡ, mạnh khoẻ, mạch phần lớn biểu hiện sác hoặc hồng đại. Mắt không to, nhìn như sao băng.c. Bệnh tật Người thuộc loại Ly hoả, khí hoả nhiều, khí hoả thông ở tâm, tâm là tạng hoả, tâm là chủ huyết mạch, cho nên dạng người này dễ mắc bệnh huyết quản, bệnh động mạch vành, bệnh xơ cứng động mạch. Vì hoả động sinh ra phong, tổn đến huyết, dạng người này còn dễ mắc bệnh trúng phong, xuất huyết não. Dạng người này khí dương thịnh vượng, dương vượng thì nóng dễ sinh ra các bệnh về nhiệt, nhiệt đốt khô âm dịch vì vậy dễ có mối nguy hiểm dương cang âm hư. về mặt bệnh tinh thần dễ phát sinh chứng điên cuồng. d. Tuổi thọDạng người này khí dương thiên thịnh, khí dương hao tán quá lớn, lửa đốt khô âm dịch, cho nên tuổi thọ ngắn, dễ mắc bệnh cấp tính và chết đột ngột. Dịch – Ly quái - Tượng viết: “Đột nhiên xuất hiện, cũng như bỗng nhiên thiêu đốt, cũng như bỗng nhiên mất đi”.2.Người quẻ Khảm và ý nghĩa lâm sàng của nóa, Khí chấtngười quẻ Khảm là thuỷ, nẵm giữ khí thuỷ của trời, tính rất ấm nhu. Dịch- Thuyết quái viết: “ Khảm là thuỷ”. “ Dịch- Thuyết quái” viết: “ Khảm là chỗ hiểm vậy”, tức là một hào dương nằm giữa hai hào âm, hay nói khác đi, khảm là nước, tính nước trầm xuống, vì vậy người quẻ Khảm hướng nội cao độ. dịch- Khảm quái- Thoán: “ Tập khảm có nghĩa là trùng Khảm, hai lần Khảm”. Dịch- Khảm quái- Tượng viết: “ Hào 1 âm, hai lần hiểm sụp vào hố sâu, xấu”, biểu thị quẻ Khảm âm lặp lại mà gặp hiểm, vì vậy quẻ Khảm âm nhiều mà trầm tĩnh, thành phủ rất sâu, người quẻ Khảm trầm tĩnh, giỏi mưu chước, tâm kế, có tố chất của nhà tham mưu. Người thuộc loại này tính cách thuỷ khí tưong đối nặng tính nước( thuỷ) ẩn kín, vì vậy chất người quẻ Khảm âm nhiều mà không biểu lộ, bề ngoài tĩnh lặng như hộ nước. Dịch- Thuyết quái viết: “ Khảm là tai”, vì vậy tai người quẻ Khảm đặc biệt nhạy cảm, giỏi phân biệt âm thanh. Dạng người này cũng có thể có những tính cách xấu như: suy sút (ý chí), hậm hực, lạnh nhạt, tê liệt về tình cảm, âm hiểm. Dịch- Khảm quái- Tượng còn viết: “ Nước chảy mà không đầy, đi đến chỗ hiểm mà không mất điều tin, duy trì ý chí, cứng rắn, hành vi cao thượng, luôn có công”, hàm ý rất sâu sắc, cho rằng người quẻ Khảm như nước chảy long đong, thậm chí có khả năng từng trải nơi hiểm trở, vì vậy vô cùng giữ chữ tín, và giàu cương nghị ở bên trong. Tóm lại người quẻ Khảm cho dù không thuận lợi, nhưng trăm nghìn trắc trở cũng không sờn lòng kiên trì mãi cuối cùng sẽ thành công. “ dịch- Khảm quái- Tượng viết: “ Người quân tử nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh và tu tĩnh không ngày nào quên”. Người quẻ Khảm như nước chảy hoài không ngớt lại như nước suối lặng lẽ chảy mãi nuôi dưỡng vạn vật, âm thầm dâng hiến.b, Hình dángDạng người này mặt đen, người gày, hình dáng trung bình, mạch trầm, mắt sâu, tai lớn.c, Bệnh tậtNgười quẻ Khảm thuộc thuỷ, thuỷ tính lạnh, khí lạnh thông ở thận, vì vậy dễ mắc các bệnh liên quan đến thận, như: phù, thũng, đau lưng, hôn mê, không mang thai, ngũ canh tả ( tiêu chảy vào lúc sáng sớm). Tính lạnh ngưng trệ, kinh lạc tắc nghẽn, hơn nữa thuỷ tính lạnh, đông lại làm thương tổn khí dưong, vì vậy dương khí không đủ, âm khí thiên thịnh dễ gây bệnh thận dương hư suy, mệnh hoả không đủ. Về mặt bệnh tâm thần dễ mắc bệnh trầm uất.d, Tuổi thọDạng người ngày thọ lâu. Do âm nhiều khí dương hao tổn ít.3. Ngưòi quẻ Khôn và ý nghĩa lâm sàng của nóa , Khí chấtquẻ Khôn tượng trưng địa, tính âm mà chất thuận. Như Dịch- Thuyết quái: “ Khôn là đất, là mẹ”. Dịch- Khôn quái- Thoán: “ Nhu thuận lợi chính”. Dịch- Thuyết quái: “ Khôn là thuận vậy”, có ý nói chất quẻ Khôn dày nhu thuận; Dịch- Khôn quái- Thoán: “ Ngưòi quân tử lấy đức dày che chở vạn vật”. “ Dịch- Thuyết quái” viết: “ Quẻ Khôn cất giữ” trình bày quẻ Khôn cất giữ không lộ ra ngoài, vì vậy người quẻ Khôn trên cơ bản thiên về hướng nội. “ Dịch- Khôn quái- thoán” viết: “ Quân tử lấy đức dày của khôn để chở vật”, vì vậy ngưòi quẻ Khôn khoan dung độ lượng, cần mẫn chăm chỉ, ung dung khiêm tốn, có tố chất của người thực nghiệp. Bên cạnh đó, Khôn thuộc thổ, thổ tính thấp, thấp tính dính trệ, nặng đục. cho nên khí huyết người quẻ Khôn vận hành chậm, khí chất ổn định như núi, nhưng dạng người này phản ứng chậm, lời nói việc làm chậm chạp, ít nhạy cảm với sự việc mới, dễ có hiện tượng an nhiên tự tại, không tranh giành.b, hình dáng chất người quẻ Khôn mặt vàng đầu to, người thấp chắc nịch, mạch hoãn, môi dày mũi to.C, Bệnh tậtQuẻ Khôn thuộc thổ, thuộc âm, thấp, khí thấp thông ở tỳ, cho nên dạng người này thường mắc bệnh về Tỳ, như đau bụng, thổ tả, phù thũng…do tính thấp trọng trọc, dính ứ cho nên dạng người này khí huyết vận hành chậm nên dễ tích thấp sinh đàm, hay có những bệnh như đàm ẩm, tích tụ, phù thũng… và dễ mắc bệnh sa nội tạng.d, Tuổi thọdạng người này khí huyết vận hành chậm, khí cơ thể thiên về âm, ít bệnh cấp tính nên trường thọ.4. Người quẻ Càn và ý nghĩa lâm sàng của nóA, Khí chấtQuẻ Càn tượng trưng cho trời, thuộc khí Kim, cho nên tính mạnh mẽ, cứng rắn. Dịch- Thuyết quái viết: “ Càn là trời, là ngọc, là kim”, “ Càn là mạnh vậy”. Dịch - Thuyết quái còn viết: “ Càn là trời”, Dịch- Càn quái- Thoán viết: “Đức của trời lớn vậy thay, vạn vật bắt đầu này nở, thống lĩnh thiên hạ”. cho nên người quẻ Càn tính tình rộng rãi, nhìn xa trông rộng, biết tự kiềm chế, biết tổ chức, có tố chất của ngưòi lãnh đạo. Dịch- Thuyết quái viết: “ Càn là vua”, “ càn là cha”. Dịch- Thuyết quái còn viết: “ Càn là đầu”. Vì vậy mẫu người này phần lớn thông minh, có phong độ làm tưóng, lòng dạ rộng rãi bao la. Tính chất của dạng người này thường mạnh mẽ, không ngừng vươn lên. Dịch- Càn quái- Tượng viết: “ Trời vận hành mạnh, người quân tử không ngừng vươn lên”. Nhưng dạng người này giả dối háo danh, lòng tự ái quá mạnh, thậm chí có tư tưởng chỉ mình là nhất.b, Hình dángNgưòi quẻ Càn trán rộng, mặt vuông và trắng, xưong to cứng, dáng người vừa, mạch đại hữu lực.c, Bệnh tậtngưòi quẻ Càn giữ khí kim táo, khí dưong thiên thịnh, khí kim nhiều, khí dương chủ nhiệt, khí kim táo, khí táo thông ở phế, cho nên dạng ngưòi này dẽ mắc các chứng bệnh có liên quan với phế, đặc biệt là các bệnh về nhiệt táo như ho, viêm phế quản mãn tính, bón, tiêu khát, táo dễ đốt khô chất dịch, cho nên thường có bệnh âm tân bất túc.d, Tuổi thọNgười qủe Càn nói chung là trường thọ, nhưng do khí dương táo làm thưong tổn âm dịch, vì vậy tuổi thọ chỉ thuộc loại trung bình.5. người quẻ Tốn va ý nghĩa lâm sàng cua nóa, Khí chấtQuẻ Tốn tượng trưng cho gió, nắm giữ khí phong cua trời, Dịch- Thuyết quái viết: “ Quẻ Tốn là mộc, là gió”, tính phong thuộc dương chủ động, Dịch- Thuyết quái viết: “ Gió làm vật toả ra”, cho nên loại người này thiên về tính dương. Quẻ Tốn thuộc mộc, khí phong làm tản đi, tính mộc điều đạt, gió lại chủ động, nên loại người này hiếu động, tính gấp, nhanh nhẹn được việc, tư duy minh mẫn, giỏi về ngoại vụ, có tố chất của nhà ngoại giao. Người quẻ Tốn đến đi vội vàng giống như cơn gió, nhưng tính phong nhiều biến đổi, vì vậy người quẻ Tốn phần đông không ổn định, khi thì giống như cuồng phong, khi thì giống như gió thoảng, lúc thì nhu thuận, lúc thì mạnh mẽ. Dịch- Tốn quái- Thoán viết: “ Nhu điều thuận”. Quẻ Tốn cứng mạnh ở bên trong rất ý chí. Ngoài ra, người quẻ Tốn đa nghi, đố kỵ, lòng dạ hẹp hòi.b, Hình dángDạng người này mặt xanh, người gầy, thân hơi cao, hoặc xinh xắn, mạch huyền.c, Bệnh tậtNgười quẻ Tốn nhiều khí phong, khí phong thông ở Can, cho nên dạng người này có khuynh hướng mắc bệnh liên quan về gan, tính phong thích động, dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, trúng phong các bệnh về dị ứng...Tính phong nhiều thay đổi vì vậy dạng người này hệ thống thần kinh phần nhiều không ổn định, dễ mắc các chứng bệnh rối loạn thần kinh, như buồn bực, chứng điên, thần kinh…d, Tuổi thọMẫu người này hiếu động, khí dương hao tán nhanh, nên tuổi thọ ngắn.Người thuộc Bát quái chia thành 5 loại như ở trên đã trình bày, bà quẻ Cấn, Đoài, Chấn đều nhập chung vào 5 quẻ trên, như quẻ Cấn trên thực tế thuộc loại hình quẻ Khôn, vì Cấn tượng trưng cho núi. Dịch- Thuyết quái: “ Cấn là núi” cũng thuộc thổ, tính đậm chắc như núi, chủ thuận điều hoà, có đức thiện tự, thoả mãn với cái mà mình có, như Dịch- Cấn quái- Truyện viết: “ Cấn là dừng lại”. Sách Dịch- Thuyết quái ghi: “ Cấn là thuyết”. Thuyết là hoà nhã, vì vậy tính chất của Cấn cũng giống như quẻ Khôn nhu thuận đức dày. Quẻ Đoài tượng trưng cho đầm, đầm tính thấp, cũng là tính của âm thuỷ, sách Dịch- Đoài quái- Truyện viết rằng: “ Bên trong cương cứng mà bên ngoài nhu mềm”. Sách Dịch- Thuyết quái viết: “Đoài là thuyết”, vì vậy tính của Đoài quái chất âm mà nội hướng, giống như tính chất của quẻ Khảm. Quẻ Chấn thuộc sấm sét chủ động, như sách Dịch- Thuyết quái viết: “Chấn là động vậy”, sách Dịch- Chấn quái - Tượng viết: “ Chấn là hai lần sấm sét đến liên tục, một lần sấm sét vừa đi, lại một sấm sét khác đến” , nghĩa là nói tính chất của Chấn thuộc dương chủ động, tính chất của Chấn là trong cương có nhu, tuy chấn động nhưng hiền lành. Như sách Dịch- Chấn quái- Truyện viết: “ Tiếng sấm chấn động đến cả trăm dặm, mà đa số người đều sợ hãi”, sách Dịch- Chấn quái- Tượng viết: “ Ngưòi quân tử đối nhân xử thế đều nên cảnh giác đề phòng”, nói rõ tính chất của quẻ Chấn và quẻ Tốn cơ bản giống nhau. Bởi vậy, khí chất của ngưòi Bát quái thuộc khí chất ngũ hành.Người phân chia theo Bát quái ngoài nhân tố bẩm sinh và nhân tố xã hội ra, cũng rất quan hệ với hoàn cảnh địa lý. Như ở phương Nam ứng với mặt trời và hoả nên người quẻ Ly nhiều; ở phương Bắc nhiều âm thuỷ nên người quẻ Khảm nhiều; ở phương Đông gió lớn của biển, nên người quẻ Tốn nhiều; ở phương Tây trời ráo dữ người quẻ Càn nhiều, ở trung ưong là thấp thổ và nhiều núi nên người quẻ Khôn nhiều. Người thuộc Bát quái tuy qui nạp thành 5 loại : ngưới chất Ly, người chất Khảm, người chất Khôn, người chất Càn và người chất Tốn, nhưng người xã hội hiện đại giao lưu rất nhiều, hậu thiên chất quẻ đơn thuần và điển hình cực kỳ ít, đaih đa số biểu hiện tổng hợp. Như laọi hình đơn thuùân cuủa laọi hình quẻ Ly ít thấy, loại thường gặp hình kết hợp người Phong hoả. Tương tự loại hình khác cũng như vậy, vì vậy phán đoán một hình quẻ của mọi người phải tham khảo toàn diện. người thuộc chất bát quái như trình bày ở trên đều có giá trị quan trọng ở các mặt nhân loại học, xã hội học, tâm lý học và y học lâm sàng.6. Đặc điểm khí chất Bát quáia, Khí chất Bát quái là điển phạm về kết hợp âm dưong với ngũ hành Khí chât Bát quái Chu dịch thể hiện kêt hợp hữu cơ của âm dương và ngũ hành như chất của Ly ( hoả ) thuộc loại hình dương thịnh; chất quẻ Khảm, Đoài (thuỷ) thuộc loại hình âm thịnh, chât quẻ Càn( Kim) thuộc loại hình âm dương cân bằng thiên về dương; chất quẻ Tốn , quẻ Chấn ( phong) thuộc loại hình dương, chất của quẻ Khôn, Cấn ( Thổ) thuộc về loại hình âm dương cân bằng thiên về âm, như bảng Khí chất bát quái Ngũ hành Âm dươngKhảm, Đoài Thuỷ Âm thịnhLy Hoả Dương thịnhCàn Kim Âm dương cân bằng nghiêng về dươngTốn, Chấn Mộc Nghiêng về dươngKhôn, Cấn Thổ Âm dương cân bằng nghiêng về âm.b. Khí chất Bát quái tồn tại đồng khí tương cầuKhí chất Bát quái có đặc điểm riêng của mỗi quẻ. Dịch- Thuyết quái viết: “ Sấm làm nó động, gió làm nó tản, mưa tưói nhuần nó, mặt trời chiếu sáng nó, Cấn thu gặt nó, Đoài là vui vẻ, Càn là vua, Khôn cất giữ nó”. Khí chất Bát quái có qui tắc cùng tính tương xu như “Dịch- Càn quái- Văn ngôn viết: “Đồng khí tương cầu, nước chảy ẩm thấp, lửa làm khô táo”. Người cùng, khí chất dễ gần, dễ hợp tác, như người quẻ Khôn ( thổ ) và ngưòi quẻ Khảm ( thuỷ) đều thuộc âm, khí chất gần nhau, cho nên dễ hợp. Người quẻ Tốn ( gió) và ngưòi quẻ Ly ( lửa) đều thuộc dương, khí chất thông nhau, nên dễ gần. Ngưòi quẻ Khôn ( thổ) và người quẻ Tốn ( mộc) không muốn gần nhiều, bởi vì khí chất khác nhau, tính phong chủ động, tính thổ kết dính, một bên chậm chạp nên thường không hợp nhau, người mô hình quẻ Khảm ( thuỷ) và người quẻ Ly ( hoả) nước lửa không đi đôi với nhau, vì vậy hai mẫu người này khó ở với nhau, đó chính là “ bát tự bất hợp” mà người Trung Quốc hay nói.c, Khí chất Bát quái tuy khác nhau, nhưng đều có thể hoà hiệp cùng tồn tại.Dịch- Thuyết quái viết: “ Núi đầm cùng thông hơi với nhau, sấm gió cùng xô xát nhau, nước lửa chẳng cùng diệt nhau”.Biểu thị bất luận giới tự nhiên hoặc xã hội con người tuy tính khác nhau, nhưng hoàn toàn có thể hài hoà cùng ở với nhau, cho dù vật chất hoặc người có tính chất trái ngược nhau, cũng có thể hợp thành một thể thống nhất.Gs Dương Lực

bát quái tiên thiên đồ

Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương).Hai cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành là cấu trúc số và cấu trúc tượng. Cấu trúc số là hệ thập phân được xắp xếp thành hai đồ hình Hà Đồ và Lạc Thư. Cấu trúc tượng là nguyên lý Âm dương Ngũ hành được biểu hiện một cách tương tự bằng các hình tượng (hào, quái). Tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng trong cấu trúc số được xác định rất rõ ràng, nhưng trong cấu trúc tượng, tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng nhiều điểm sai lệch với chính tiền đề của nó. Sau đây là những điểm sai lệch cần chỉnh lý trong cấu trúc tượng.I.NHỮNG ĐIỂM SAI LỆCH TRONG CẤU TRÚC TƯỢNGTrong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.Thứ nhất là hiện tại có sự sai lệch giữa Tiền đề và Nguyên lý của Bát quái. Tiền đề xác định tính chất của 8 quái chỉ có 4 tính chất là Kim, Hỏa, Thủy, Mộc, còn nguyên lý đang có thì 8 quái có 5 tính chất là Kim, Hoả, Thủy, Mộc và Thổ. Nội dung của Tiền đề có nói "Tứ tượng sinh ra Bát quái", Tứ tượng chỉ có 4 tính chất là Kim, Hoả, Thủy, Mộc cho nên Bát quái cũng chỉ có 4 tính chất tương ứng thì mới đúng lý.Thứ hai là sự không nhất quán về tính chất của các quái trong 8 quái. Nguyên lý hiện tại, 8 quái có những tính chất như sau: 3 hành Kim, Mộc, Thổ thì có Âm có Dương còn 2 hành Thủy và hành Hỏa thì không có Âm dương.Thứ ba, cấu trúc tượng đang tồn tại một nguyên lý sai lệch rất rõ ràng. Sai lệch này sẽ được chỉ ra khi căn cứ vào một tiền đề về cách xác định tính chất Âm dương Ngũ hành cho một đối tượng bất kỳ trong các cấu trúc nói chung và cấu trúc tượng nói riêng. Tiên đề có nội dung là:"Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương)"Căn cứ vào Tiền đề trên, thì thấy các đối tượng trong cấu trúc tượng có sự sai lệch, thiếu sót sau đây:A-Về đối tượng của Lưỡng nghi: Lưỡng nghi là Nghi âm và Nghi dương, hai đối tượng này so với Tiên đề thì thấy nó thiếu tính chất xác định trong Ngũ hành.B-Về đối tượng của Tứ tượng:Tứ tượng là Thái dương, Thái âm, Thiếu âm và Thiếu dương. Xét về tên gọi như vậy thì thấy 4 đối tượng này thiếu tính chất xác định trong Ngũ hành.C-Về đối tượng của Bát quái:Bát quái là Dương kim, Âm kim, Dương mộc, Âm mộc, Dương thổ, Âm thổ, Thủy và Hỏa. Như vậy tức là hai đối tượng Thủy và Hỏa có tính chất xác định trong Ngũ hành nhưng lại không có đối tượng Âm và Dương.II.NHỮNG ĐIỂM SAI LỆCH VỀ HÌNH BÁT QUÁIKinh dịch có ghi "Hà đồ, Lạc thư vồn là nguồn gốc của quái hoạch" tức là 9 cung của đồ hình Hà đồ và 9 cung của đồ hình Lạc thư là bản đổ quy hoạch, sắp xếp vị trí 8 quái thành Hình bát quái.Hình Bát quái Tiên thiên và Hình Bát quái Hậu thiên là hệ quả của sự phối hợp cấu trúc tượng với cấu trúc số. Tức là nạp Bát quái và Thái cực vào 9 cung của Hà đồ theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành tương ứng thì sẽ được hệ quả là Hình Bát quái Tiên thiên, nạp Bát quái và Thái cực vào 9 cung của Lạc thư theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành tương ứng thì sẽ được hệ quả là Hình Bát quái Hậu thiên.Nhưng với nguyên lý về tính chất của 8 quái như hiện nay của cấu trúc tượng thì không thể nào thực hiện được điều hợp lý như trên. Điều này chứng tỏ nguyên lý của cấu trúc tượng đang có những khái niệm sai lệch.Như vậy, vấn đề tiếp theo là phải chỉnh lý tính chất Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng một cách rõ ràng, chi tiết và hơp lý là một việc cần thiết.III.NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG CẤU TRÚC TƯỢNGTrong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượngDịch có Thái cực, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ. Do nguyên lý của Âm dương mà Thái cực sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Do Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương mà Tứ tượng sinh ra Bát quái.Nghi âm có tính chất xác định là Âm thổ, nghi dương có tính chất xác định là Dương thổ.Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim.Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc.Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa.Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủy. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc.
Bảng 4. Hệ thống các hình tượng (hào, quái) của cấu trúc tượng
2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng2.1-Thái CựcThái cực là sự hợp nhất của Âm dương Ngũ hành, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ, sắc vàng. Hình tượng của Thái cực là một hình tròn 4 màu.
Hình 6.Thái cực đồ-Hình tượng của hành Thổ
2.2-Lưỡng NghiDo nguyên lý Âm dương Ngũ hành mà Thái cực (hành Thổ) sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Hình tượng của Dương thổ là một vạch liền, gọi là Hào dương, hình tượng của Âm thổ là một vạch đứt, gọi là Hào âm.
Hình 7. Lưỡng nghi-Hình tượng của Dương thổ và Âm thổ
2.3-Tứ tượngDo Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng được xác định là Thái dương kim, Thiếu dương hỏa, Thiếu âm thủy và Thái âm mộc.Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kimHình tượng của Thái dương kim và Thiếu dương hỏa được hình thành như sau:Hào dương chồng thêm hào dương thành Thái dương kim(hai hào dương).Hào dương chồng thêm hào âm thành Thiếu dương hỏa(dưới hào dương, trên hào âm)
Hình 8. Dương thổ sinh ra Thái dương kim và Thiếu dương hỏa
Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộcHình tượng của Thiếu âm thủy và Thái âm mộc được hình thành như sau:Hào âm chồng thêm hào dương thành Thiếu âm thủy(dưới hào âm, trên hào dương).Hào âm chồng thêm hào âm thành Thái âm mộc(hai hào âm).
Hình 9. Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc
2.4-Bát quáiDo Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương (Âm sinh, Dương trưởng) mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Tính chất Âm dương Ngũ hành của Bát quái được xác định như sau:Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kimThái dương kim chồng thêm Hào dương thành quái Càn. Quái Càn là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là Dương kim. Thái dương kim chồng thêm Hào âm thành quái Đoài. Quái Đoài là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Kim nên tính chất xác định là Âm kim.
Hình 10. Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim
Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hoảThiếu dương hỏa chồng thêm Hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Dương hỏa. Thiếu dương hỏa chồng thêm Hào âm thành quái Chấn. Quái Chấn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Âm hỏa.
Hình 11. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa
Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủyThiếu âm thủy chồng thêm Hào dương thành quái Tốn. Quái Tốn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Thủy nên tính chất xác định là Âm thủy. Thiếu âm thủy chồng thêm Hào âm thành quái Khảm. Quái Khảm là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Thủy nên tính chất xác định là Dương thủy.
Hình 12. Thiếu âm thuỷ sinh ra Âm thủy và Dương thủy
Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộcThái âm mộc chồng thêm Hào dương thành quái Cấn. Quái Cấn là giai đoạn bạn đầu (Âm sinh) của hành Mộc nên tính chất xác định là Âm mộc. Thái âm mộc chồng thêm Hào âm thành quái Khôn. Quái Khôn là trạng thái lớn mạnh(Dương trưởng) của hành Mộc nên tính chất xác định là Dương mộc.
Hình 13. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc
Như trên, cấu trúc tượng đã có được một sự hợp lý giữa Tiền đề và Nguyên lý. Các đối tượng đã xác định được tính chất Âm dương Ngũ hành rõ ràng, điều là căn bản để tiến đến sự kết hợp cấu trúc tượng với cấu trúc số và có được hệ quả là 2 Hình Bát quái. Tiếp theo, cần nêu ra đây nội dung Tiền đề và Nguyên lý riêng của cấu trúc số.IV.NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CƠ BẢN TRONG CẤU TRÚC SỐ1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc sốThiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chiĐịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chiThiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chiĐịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chiThiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chiTrời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ.Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa.Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc.Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim.Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ.Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời.Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất.2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc sốSố 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ.Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa.Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc.Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim.Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ.3-Hệ quả Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư.
Hình 3. Ngũ hành sinh, khắc
Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ:
Kim sinh ThuỷThuỷ sinh MộcMộc sinh HoảHoả sinh ThổThổ sinh Kim
Hình 4. 9 cung Hà đồ
Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư:Kim khắc MộcMộc khắc ThổThổ khắc ThủyThủy khắc HỏaHỏa khắc Kim
Hình 5. 9 cung Lạc thư
Đến đây, các đối tượng trong 2 cấu trúc số và cấu trúc tượng đã được xác định tính chất Âm dương Ngũ hành một cách chi tiết.V.PHỐI HỢP CẤU TRÚC TƯỢNG VỚI CẤU TRÚC SỐ THEO NGUYÊN LÝ THỐNG NHẤT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHPhối hợp cấu trúc số với cấu trúc tượng theo nguyên lý thống nhất Âm dương Ngũ hành sẽ được hệ quả là 2 Hình Bát quái. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Hà đồ sẽ được hệ quả là hình Bát quái Tiên thiên. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Lạc thư sẽ được hệ quả là hình Bát quái Hậu thiên.Qui tắc nạp Bát quái vào Hà đồ cũng như nạp Bát quái vào Lạc thư là qui tắc tương ứng theo tính chất Âm dương Ngũ hành:Quái Càn và số 9, tương ứng với nhau theo tính chất dương Kim.Quái Đoài và số 4, tương ứng với nhau theo tính chất âm Kim.Quái Ly và số 7, tương ứng với nhau theo tính chất dương Hỏa.Quái Chấn và số 2, tương ứng với nhau theo tính chất âm Hỏa.Quái Tốn và số 6, tương ứng với nhau theo tính chất âm Thuỷ.Quái Khảm và số 1, tương ứng với nhau theo tính chất dương Thuỷ.Quái Cấn và số 8, tương ứng với nhau theo tính chất âm Mộc.Quái Khôn và số 3, tương ứng với nhau theo tính chất dương Mộc.Đặc biệt Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ được nạp vào vị trí trung cung của Hà đồ và Lạc thư.
Hình 14. Hình Bát quái Tiên thiên (mới)
Hình 15. Hình Bát quái Hậu thiên (mới)

ý nghĩa của những con số

NGHĨA CỦA NHỮNG CON SỐ
Số 1: Số sinh linh mới
Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu, luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới một sinh linh mới, một sức sống mới cho mọi người.
Số 2: Con số của sự cân bằng
Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Số hai tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà, cổng chính vào dịp đầu năm mới.
Số 3: Con số Thần bí
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân).
Số 4: Nhiều quan điểm khác nhau
Người Trung Hoa thường không thích số 4, nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt Nam, con số 4 lại được sử dụng khác nhiều, biểu trưng cho những nhận định:
- Về hiện tượng thiên nhiên: Tứ phương (Ðông, Tây, Nam, Bắc). Thời tiết có bốn mùa ( Xuân, Hạ, Thu, Đông). Bốn cây tiêu biểu cho 4 mùa (Mai, Lan, Cúc, Trúc).
- Về hiện tượng xã hội: Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương). Về nghệ thuật (Cầm, Kỳ, Thi, Họa). Về nghề lao động (Ngư, Tiều, Canh, Mục). Tứ thi (Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử). Tứ bảo của trí thức (Giấy, Bút, Mực, Nghiên). Tứ đại đồng đường (Cha, Con, Cháu, Chắt).
- Về con người: Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Về đạo đức của con người (Hiếu, Lễ, Trung, Tín). Ðối với phái nữ: (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Tứ bất tử (Thần, Tiên, Phật, Thánh). Tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng). Tứ đổ tường (Tửu, Sắc, Tài, Khí ). Tứ khoái: Con người có tứ khoái.
Số 5: Điều bí ẩn (cũng là số sinh)
Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành. Mọi sự việc đều bắt đầu từ 5 yếu tố. Trời đất có ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ); người quân tử có ngũ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín); cuộc sống có ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh). Số 5 còn là số Vua, thuộc hành Thổ, màu Vàng. Ngày xưa những ngày 5, 14 (4+1=5), 23 (2+3=5) là những ngày Vua thường ra ngoài nên việc buôn bán bị ảnh hưởng. Bây giờ không còn Vua nữa nên mọi người đi đâu vào ngày này thường ít đông và dễ chịu. Không hiểu sao người lại kiêng cữ đi lại ngày này. Ngũ đế (Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn). Ngũ luân (Vua tôi, Cha con, Vợ chồng, Anh em, Bạn bè).
Số 6, số 8: Con số thuận lợi và vận may
Số 6 và 8 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới thuận lợi về tiền bạc và vận may cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người (số 8 là số phát – mệnh lớn, số 6 là số lộc ), thì lối viết số 8 có hai nét đều từ trên xuống giống kèn loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người, càng ngày càng làm ăn phát đạt. Số 6 với 1 nét cong vào thân, ý như lộc sẽ luôn vào. Ngoài ra, lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất. Con ong thường làm tổ theo khối lục giác, Lục căn (Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Da, Tư tưởng), Lục long, Lục thân (Cha, Mẹ, Vợ, Con, Anh chị, Em). Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu.
Số 7: Số ấn tượng
Theo đạo Phật, số 7 có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời. Những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương gian. Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông, tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Thất bửu (Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xa cừ, Trân châu, Mã não).
Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.
Số 9: Biểu trưng cho sức mạnh và quyền uy
Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: Ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh (9 cái đỉnh) để minh họa cho quyền lực của mình. Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt: Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao. Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử.
Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gần như trở thành một triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 được tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng đế. Tất cả các dồ dùng trong cung đình đều dùng số 9 để đặt tên như Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng). Hay cách nói biểu thị số nhiều như Cửu Thiên, Cửu Châu, Cửu đỉnh,…

Lục Thập Hoa Giáp Là Gì

Lục thập hoa giáp" là gì?
108. Lục thập hoa giáp là gì?Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.
Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến quí hợi. Từ năm thứ 61 trở lại giáp tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại giáp tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.
Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:0: canh (ví dụ canh tý 1780)2: nhâm3: quí4: giáp5; ất (ví dụ ất dậu 1945)6: bính 7: đinh8: mậu9: Kỷ
Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch
Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can- Chi
Chi/ can
giáp
ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỷ
Canh
Tân
Nhâm
Quí

04
16
28
40
52
Sửu
05
17
29
41
53
Dần
54
06
18
30
42
Mão
55
07
19
31
43
Thìn
44
56
08
20
32
Tỵ
45
57
09
21
33
Ngọ
34
46
58
10
22
Mùi
35
47
59
11
23
Thân
24
36
48
00
12
Dậu
25
37
49
01
13
Tuất
14
26
38
50
02
Hợi
15
27
39
51
03
Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng dần, tháng hai là mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).Tháng giêng của năm có hàng can giáp hoặc kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng bính dần.Tháng giêng của năm có hàng can bính, tân là tháng canh dầnTháng giêng của năm có hàng can đinh, nhâm là tháng nhâm dần.Tháng giêng của năm có hàng can mậu quí là tháng giáp dầnTrường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).
Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).
Giờ: một ngày đem có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ tý (chính tý lúc 0 giờ). Giờ ngọ (chính ngọ lúc 12 giờ trưa).Ban ngày tính giờ dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ dậu đến hết giờ sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ tý của ngày hôm sau.
Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:
Tương xung: Có Lục xung hàng chi:- Tý xung ngọ- Sửu xung Mùi- Dần xung Thân- Mão xung Dậu- Thìn xung Tuất- Tị Xung HợiVà tứ xung hàng can: - Giáp xung canh, - ất xung tân, - bính xung nhâm, - đinh xung quí, (mậu kỷ không xung).
Nhưng khi kết hợp lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).
Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) giáp tý xung khắc với tuổi nào?Tính hàng chi: tý xung ngọ, vậy giáp tý (xung với giáp ngọ, canh ngọ, bính ngọ, nhâm ngọ, và mậu ngọ)Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ hành" ta thấy:Giáp tý thuộc kim:Giáp ngọ thuộc kim vì thế tương hoà. Canh ngọ thuộc thổ, bính ngọ thuộc thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có nhâm ngọ thuộc mộc, mậu ngọ thuộc hoả là tương khắc. Tính hàng can: Giáp xung canh.Giáp tý thuộc kim: Canh tuất, canh thìn đều thuộc kim vì thế tương hoàCanh tý, canh ngọ đều thuộc thổ đều tương sinhChỉ có canh Dần và canh thân thuộc mộc là tương khắc. Vậy ngày (hoặc tháng năm), giáp tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là nhâm ngọ, mậu ngọ, canh dần, canh thân:
Tương hình: Theo hàng chi có :- tý và mão (một dương, một âm điều hoà nhau).- Tỵ và dần thân (tị âm điều hoà được với dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với thìn, ngọ với ngọ.
Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau:Tý và mùi, sửu và ngọ, dần và tị, mão và thìn, thân và hợi, dậu và tuất. Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.
-Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).
Bảng đối chiếu Lục thập hoa giáp ngũ hành và cách tính tuổi xung khắc
Số
Ngày tháng năm
Ngũ hành
Tuổi xung khắc
1
Giáp tý
Vàng trong biển (Kim)
mậu ngọ, nhâm ngọ, canh dần, canh thân
2
ất sửu
Kỷ mùi, quí mùi, tân mão, tân dậu
3
Bính dần
Lửa trong lò (Hoả)
Giáp thân, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn
4
Đinh mão
ất dậu, quí dậu, quí tị, quí hợi
5
Mậu thìn
Gỗ trong rừng (Mộc)
Canh tuất, bính tuất
6
Kỷ tị
Tân hợi, đinh hợi
7
Canh ngọ
Đất ven đường (Thổ)
Nhâm tý, bính tý, giáp thân, giáp dần
8
Tân mùi
Quí sửu, đinh sửu, ất dậu, ất mão
9
Nhâm thân
Sắt đầu kiếm (Kim)
Bính dần, canh dần, bính thân
10
Quí dậu
Đinh mão, tân mão, đinh dậu
11
Giáp tuất
Lửa trên đỉnh núi (hoả)
Nhâm thìn, canh thìn, canh tuất
12
ất hợi
Quí tị, tân tị, tân hợi
13
Bính tý
Nước dưới lạch (Thuỷ)
Canh ngo, mậu ngọ
14
Đinh Sửu
Tân mùi, kỷ mùi
15
Mậu dần
Đất đầu thành (Thổ)
Canh thân, giáp thân
16
Kỷ mão
Tân dậu, ất dậu
17
Canh thìn
Kim bạch lạp (Kim)
Giáp tuất, mậu tuất, giáp thìn
18
Tân tị
ất hợi, kỷ hợi, ất tị
19
Nhâm ngọ
Gỗ dương liễu (Mộc)
Giáp tý, canh ty, bính tuất, bính thìn
20
Quí mùi
ất sửu, tân sửu, đinh hợi, đinh tị
21
Giáp thân
Nước trong khe (Thuỷ)
Mậu dần, bính dần, canh ngọ, canh tý
22
ất dậu
Kỷ mão, đinh mão, tân mùi, tân sửu
23
Bính tuất
Đất trên mái nhà (Thổ)
Mậu thìn, nhâm thìn, nhâm ngọ, nhâm tý
24
Đinh hợi
Kỷ tị, quí tị, quí mùi, quí sửu
25
Mậu tý
Lửa trong chớp (Hoả )
Bính ngọ, giáp ngọ
26
Kỷ sửu
Đinh mùi, ất mui
27
Canh dần
Gỗ tùng Bách (Mộc)
Nhâm thân, mậu thân, giáp tý, giáp ngọ
28
Tân mão
Quí dậu, kỷ dậu, ất sửu, ất mùi
29
Nhâm thìn
Nước giữa dòng (Thuỷ)
Bính tuất, giáp tuât, bính dần
30
Quí tị
Đinh hợi, ất hợi, đinh mão
31
Giáp ngọ
Vàng trong cát (Kim)
Mậu tý, nhâm tý, canh dần, nhâm dần
32
ất mùi
Kỷ sửu, quí sửu, tân mão, tân dậu
33
Bính thân
Lửa chân núi (Hoả)
Giáp dần, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn
34
Đinh dậu
ất mão, quí mão, quí tị, quí hợi
35
Mậu tuất
Gỗ đồng bằng (Mộc)
Canh thìn, bính thìn
36
Kỷ hợi
Tân tị, đinh tị.
37
Canh tý
Đất trên vách (Thổ)
Nhâm ngọ, bính ngọ, giáp thân, giáp dần
38
Tân sửu
Quí mùi, đinh mùi, ất dậu, ất mão
39
Nhâm dần
Bạch kim (Kim)
Canh thân, bính thân, bính dần
40
Quí mão
Tân dậu, đinh dậu, đinh mão
41
Giáp thìn
Lửa đèn (Hoả)
Nhâm tuất, canh tuất, canh thìn
42
ất tị
Quí hợi, tân hợi, tân tị
43
Bính ngọ
Nước trên trời (thuỷ)
Mậu tý, canh tý
44
Đinh Mùi
Kỷ sửu, tân sửu
45
Mậu thân
Đất vườn rộng (Thổ)
Canh dần, giáp dần
46
Kỷ dậu
Tân mão, ất mão
47
Canh Tuất
Vàng trang sức (Kim)
Giáp thìn, mậu thìn, giáp tuất
48
Tân hợi
ất tị, kỷ tị, ất hợi
49
Nhâm tý
Gỗ dâu (Mộc)
Giáp ngọ, canh ngọ, bính tuất, bính thìn
50
Quí sửu
ất mùi, tân mùi, đinh hợi, đinh tỵ
51
Giáp dần
Nước giữa khe lớn (Thuỷ)
Mậu thân, bính thân, canh ngọ, canh tý
52
ất mão
Kỷ dậu, đinh dậu, tân mùi, tân sửu
53
Bính thìn
Đất trong cát (Thổ)
Mậu tuất, nhâm tuất, nhâm ngọ, nhâm tý
54
Đinh tị
Kỷ hợi, quí hợi, quí sửu, quí mùi
55
Mậu ngọ
Lửa trên trời (Hoả)
Bính tý, giáp tý
56
Kỷ mùi
Đinh sửu, ất sửu
57
Canh Thân
Gỗ thạch Lựu (Mộc)
Nhâm dần, mậu dần, giáp tý, giáp ngọ
58
Tân dậu
Quí mão, kỷ mão, ất sửu, ất mùi
59
Nhâm tuất
Nước giữa biển (Thuỷ)
Bính thìn, giáp thìn, bính thân, bính dần
60
Quý hợi
Đinh tị, ất tị, đinh mão, đinh dậu

nghũ hành bát quái

Ngũ hành bát quái
http://www.vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=3012
Ngũ hành bát quái
http://www.tuviglobal.com/sach_demo/trich_DichHocKhaiQuat.pdf
Ngũ hành bát quái
http://www.blogphongthuy.com/?p=30
Ngũ hành bát quái
http://vietnamcayda.com/diendan/showthread.php?p=60958
Ngũ hành bát quái
http://khongtu.com/forum/archive/index.php/t-289.html
Ngũ hành bát quái
http://luongsonbac.com/forum/showthread.php?t=134260608
Ngũ hành bát quái
http://tvvn.org/f129/ha-c-thuya-t-m-dae-ae-ng-nga-ha-nh-ba-t-qua-i-1195/
Ngũ hành bát quái
http://vietbao.vn/Van-hoa/Bat-quai-va-vi-tri-ngoi-trong-gia-dinh/40167055/184/
Ngũ hành bát quái
http://www.banme.com/?chucnang=News&file=article&sid=226
Ngũ hành bát quái
http://batminhhong.multiply.com/journal/item/31
Ngũ hành bát quái
http://daogiakhicong.org/diendan/index.php?topic=727.0
Ngũ hành bát quái
http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?p=139382
Ngũ hành bát quái
http://www.uit.edu.vn/forum/index.php?act=Attach&type=post&id=2229
Ngũ hành bát quái
http://www.narga.net/27/the-nao-la-am-duong-ngu-hanh
Ngũ hành bát quái
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=167223&ChannelID=371
Ngũ hành bát quái
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?s=f9dc28d917283791dc1cb496eb8aabce&showtopic=196&start=0&p=1595&#entry1595
Ngũ hành bát quái
http://blog.timnhanh.com/kingkingkong/comment/nguon-goc-thuyet-am-duong-ngu-hanh.35AB83E3.html
Ngũ hành bát quái
http://www.ngoisaoblog.com/m.php?u=hoanghiem&p=131936
Ngũ hành bát quái
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?13,36244
Ngũ hành bát quái
http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/b/b1-099.htm
Ngũ hành bát quái
http://www.narga.net/27/the-nao-la-am-duong-ngu-hanh
Ngũ hành bát quái
http://www.nguyenkynam.com/nguhanhluan/nguhanh2.htm
Ngũ hành bát quái
http://www.cyvee.com/Modules/News/View.aspx?newsId=11342
Ngũ hành bát quái
http://www.ngoisaoblog.com/m.php?u=hoanghiem&p=131936
Ngũ hành bát quái
http://thuonghylenien.com/dongphuonghoc/index.php?action=printpage;topic=7.0
Ngũ hành bát quái
http://maxreading.com/?chapter=11275
Ngũ hành bát quái
http://www.cuoihoivn.com/chon-ngay/ad_nh.htm
Ngũ hành bát quái