Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

SÀI GÒN XƯA VÀ NAY • Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình LTS: SÀI GÒN hai tiếng thân thương - nơi mà tôi và các bạn đang sống và làm việc. Ngày qua ngày, chúng ta cứ mãi lặng lẽ đi về. Dòng người cứ tấp nập ngược xuôi trên đường phố như không bao giờ kết thúc. Đất lành chim đậu ! Những đoàn người nhập cư lủ lượt kéo đến nơi mảnh đất tình người này. Hãy dành ít thời gian "ôn cố tri tân" để nhớ về những hình ảnh xa xưa của Sài Gòn - một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông - một thời vang bóng. Chúng ta có thể nghiệm ra sự thú vị về sự thay đổi của Xưa & Nay. Đường Võ Tánh năm 1969, phía xa bên trái là cổng vào Bộ Tổng tham mưu quân đội chế độ củ.... và nay là đường Hoàng Văn Thụ, Bộ Tổng khi xưa, giờ là Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (cạnh công viên Hoàng Văn Thụ). Lăng Cha Cả nhìn từ trong xe và nay ...Bây giờ thì Lăng không còn nữa và thay vào đó là 1 cái bùng binh, dân quen gọi là bùng binh Lăng Cha Cả. Đường to to bên trái là đường Cộng Hòa năm 1969 nhìn từ phía Tân Kỳ Tân Quý ,Trường Chinh về Lăng Cha Cả. Trước đây là khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất. Khu quân sự trước kia nay là khu dân cư K300. Ngã tư Phú Nhuận xưa... và nay Ngã tư Hàng Xanh xưa... và nay đường Điện Biên Phủ xưa ..và ngày nay, đã được mở rộng ra rất nhiều. Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình Mời các bạn xem tiếp LTS: SÀI GÒN hai tiếng thân thương - nơi mà tôi và các bạn đang sống và làm việc. Ngày qua ngày, chúng ta cứ mãi lặng lẽ đi về. Dòng người cứ tấp nập ngược xuôi trên đường phố như không bao giờ kết thúc. Đất lành chim đậu ! Những đoàn người nhập cư lủ lượt kéo đến nơi mảnh đất tình người này. Hãy dành ít thời gian "ôn cố tri tân" để nhớ về những hình ảnh xa xưa của Sài Gòn - một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông - một thời vang bóng. Chúng ta có thể nghiệm ra sự thú vị về sự thay đổi của Xưa & Nay. Ngã 7 (Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong)...và nay, vật đổi sao dời Quảng trường Mê Linh, bến Bạch Đằng và bây giờ, khác xa quá đường Nguyễn Huệ hơn trăm năm trước... còn là 1 con rạch và nay .. con đường hoa của thành phố. Thương xá Tax xưa và nay Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình Mời các bạn xem tiếp LTS: SÀI GÒN hai tiếng thân thương - nơi mà tôi và các bạn đang sống và làm việc. Ngày qua ngày, chúng ta cứ mãi lặng lẽ đi về. Dòng người cứ tấp nập ngược xuôi trên đường phố như không bao giờ kết thúc. Đất lành chim đậu ! Những đoàn người nhập cư lủ lượt kéo đến nơi mảnh đất tình người này. Hãy dành ít thời gian "ôn cố tri tân" để nhớ về những hình ảnh xa xưa của Sài Gòn - một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông - một thời vang bóng. Chúng ta có thể nghiệm ra sự thú vị về sự thay đổi của Xưa & Nay. Khách sạn Caravelle xưa và nay Rạch Bến Nghé nhìn ra hướng sông Sài Gòn, với những dãy nhà ổ chuột, tạm bợ 2 bên và nay là Đại lộ Đông-Tây. nhà thờ Đức Bà cuối thế kỷ 19 những năm 1960 và nay 2010 Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình Mời các bạn xem tiếp LTS: SÀI GÒN hai tiếng thân thương - nơi mà tôi và các bạn đang sống và làm việc. Ngày qua ngày, chúng ta cứ mãi lặng lẽ đi về. Dòng người cứ tấp nập ngược xuôi trên đường phố như không bao giờ kết thúc. Đất lành chim đậu ! Những đoàn người nhập cư lủ lượt kéo đến nơi mảnh đất tình người này. Hãy dành ít thời gian "ôn cố tri tân" để nhớ về những hình ảnh xa xưa của Sài Gòn - một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông - một thời vang bóng. Chúng ta có thể nghiệm ra sự thú vị về sự thay đổi của Xưa & Nay. đường Đinh Tiên Hoàng xưa...và nay ( Đài Truyền hình thành phố và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) Hồ con Rùa năm 1966 và năm 1967 được xây dựng lại và năm 2010 Chợ Bến Thành xưa. Bây giờ cây xăng vẫn còn và có thêm trạm xe buýt (tiếc là không có hình so sánh) Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình Mời các bạn xem tiếp LTS: SÀI GÒN hai tiếng thân thương - nơi mà tôi và các bạn đang sống và làm việc. Ngày qua ngày, chúng ta cứ mãi lặng lẽ đi về. Dòng người cứ tấp nập ngược xuôi trên đường phố như không bao giờ kết thúc. Đất lành chim đậu ! Những đoàn người nhập cư lủ lượt kéo đến nơi mảnh đất tình người này. Hãy dành ít thời gian "ôn cố tri tân" để nhớ về những hình ảnh xa xưa của Sài Gòn - một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông - một thời vang bóng. Chúng ta có thể nghiệm ra sự thú vị về sự thay đổi của Xưa & Nay. đường vào sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đoạn cuối đường Trường Sơn hướng vào sân bay sân bay Tân Sơn Nhứt xưa và nay Ngã tư Bảy Hiền - Bệnh viện Vì Dân, sau 1975 được đổi tên là Bệnh viện Thống Nhất (tòa nhà cao cao ấy) Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình NHỮNG HOÀI NIỆM CỦA NGƯỜI XA XỨ ! AI ĐÃ LÊN XỨ HOA ĐÀO, TỪNG ĐẶT CHÂN QUA LONDON- NEW YORK HAY PARIS. HÃY LUÔN NHỚ VỀ SÀI GÒN ! “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi!” Như là một viên ngọc của vùng Viễn đông Sài Gòn đã qua bao thế sự thăng trầm. Sài Gòn, người Sài Gòn vẫn còn đó ! Dù ai có đi đến chân trời góc bể người Sài gòn vẫn luôn nhớ về Quê nhà : Em còn nhớ hay em đã quên ? Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân Nhớ đèn đường từng đêm thao thức Sáng che em vòm lá me xanh Em còn nhớ hay em đã quên ? Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm Có hai mùa vẫn đi về Có con đường nằm nghe nắng mưa ĐK: Em ra đi nơi này vẫn thế Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ Vườn xưa vẫn có tiếng Me ru Có tiếng em thơ Có chút nắng trong, tiếng gà trưa Em còn nhớ hay em đã quên ? Nhớ đường dài qua cầu lại nối Nhớ những con kênh nối hai giòng sông Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng Nỗi xôn xao hàng quán đêm đêm Em còn nhớ hay em đã quên ? Trong lòng phố mưa đêm trói chân Dưới hiên nhà nước dâng tràn Phố bỗng là giòng sông uốn quanh Em còn nhớ hay em đã quên ? Nhớ Sài gòn những chiều ngợp gió Lá hát như mưa suốt con đường đi Có mặt đường vàng hoa như gấm Có không gian màu áo bay lên Em còn nhớ hay em đã quên ? Khi chiều xuống bên sông nước lên Én nô đùa giữa phố nhà Có nắng vàng lạc trên lối đi DK: Em ra đi nơi này vẫn thế Vẫn có em trong tim của mẹ Thành phố vẫn có những ước mơ Vẫn sống thiết tha Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi Em còn nhớ hay em đã quên ? Nhớ Sài gòn những chiều gặp gỡ Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng Phố em qua gạch ngói quen tên Em còn nhớ hay em đã quên ? Quê nhà đó bao năm có em Có bóng dừa có câu hò Có con đò chở mưa nắng đi Em còn nhớ hay em đã quên ? Em còn nhớ hay em đã quên ? Sài Gòn vẫn là Sài Gòn của tôi ơi ! Ngày xưa ấy, trước năm 1975, không hiểu vì sao mà Sài Gòn lại được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông của miền Đông Nam Á. Có lẽ, những ngày tháng ấy Sài Gòn thật đẹp, thật mộng mơ cho những người Việt lưu vong vì một khúc rẽ của con đường lịch sử. Ngày đó có người Sài gòn nào mà không một lần thơ thẩn trên con đường Duy Tân, nơi có những hàng cây dài bóng mát, có ngôi trường Luật khoa, nơi có biết bao nhiêu cặp tình nhân đã từng dìu nhau dạo bước chân trên hồ con Rùa, để thơ thẩn cùng nhau dạo bước về hướng Vương Cung Thánh Đường, ngôi nhà thờ Đức Bà tường đỏ cao vút ngay gần giữa trung tâm của Sàigòn, cạnh ngôi tòa nhà Bưu điện cổ, mang dáng dấp kiến trúc của Pháp ngày xưa còn để lại cho Sài Gòn. Trước cửa Vương Cung Thánh Đường, con đường Tự Do nối dài từ nhà thờ Đức Bà đến tận bến sông Sàigòn, bến sông còn được biết đến bằng cái tên lịch sử: Bến Bạch Đằng, nơi có những cơn gió thổi vào chiều đêm để làm dịu đi những cơn nóng ban trưa, làm giảm đi cái ẩm ướt của Sàigòn vào những ngày nắng hạ. Tuy nắng đấy, tuy nóng đấy, nhưng không vì thế mà nắng Sài gòn không đẹp, không có cái hồn của nó. Nhà thơ Nguyên Sa của Sài Gòn năm 1960 đã đưa Áo lụa Hà Đông vào nắng Sài Gòn để nhắn nhủ đến người yêu rằng “nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát...bởi vì em, mặc áo lụa Hà Đông ...” Có lẽ không ít người Sàigòn lại không biết về áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa như thế nào! Nhưng cần gì phải biết về áo lụa Hà Đông. Cứ mỗi chiều tan học, biết bao nhiêu tà áo trắng tung bay trên khắp mọi cổng trường, nào là Trưng Vương , nào là Gia Long, nào là Lê Văn Duyệt, nào là Nguyễn Bá Tòng...và còn nhiều, nhiều nữa. Đâu phải chỉ một mình Nguyên Sa yêu màu lụa trắng! Nguyên Sa nói cho mình và còn nói hộ cho tất cả đám con trai của Chu Văn An, của Võ Trường Toản, của Petrus Ký, của Nguyễn Trãi, của Hồ Ngọc Cẩn ... của những cậu học trò ít nhiều đã có những lần trốn học... đứng ẩn sau những đám cây ...ngắm nhìn những áo trắng tiểu thư tan học để mà thương thầm trộm nhớ . Sài Gòn không có Hồ Gươm, không có Hồ Tây, không có Hồ Bẩy Mẫu như Hà Nội nhưng Sài Gòn có khu vườn Bách Thảo, có Cát Lái, Thủ Thiêm, Thủ Đức vây quanh, có những vườn trái cây nặng chĩu hai mùa để che nắng cho Sài Gòn và nơi đây cũng là nơi hẹn hò của những cặp tình nhân vào cuối tuần, đến đây tâm tình thủ thỉ, thay vì đi dạo phố làm đẹp Sài Gòn cuối tuần thứ bảy, chủ nhật. Sài Gòn vào mùa mưa thì cũng có những điểm riêng của Sài Gòn. Trời đang nắng bỗng mưa chợt ào đến như thác lũ, mưa chỉ rơi một lúc thật ngắn rồi tạnh, rồi lại mưa. Hình như những cơn mưa Sài Gòn cũng chẳng khác nào người vợ Sài Gòn khi giận chồng, giận thật giận mà thương thì thương ! rồi lại quên ngay như cơn mưa xối xả rồi lại tạnh... ngay. Nếu kể về các điểm đặc biệt của Sài Gòn thì phải kể đến Sài Gòn có một thứ âm thanh thật đặc biệt, đó là tiếng rao hàng vào buổi trưa, buổi chiều, và buổi tối. Người Sài Gòn thường hay nghe tiếng rao mua ve chai , tiếng rao bánh, tiếng rao chè. Trời đang mưa cộng thêm tiếng rao hàng, một thứ âm thanh nghe thật là buồn, nhưng đấy lại là một thứ âm thanh thật khó quên cho người Sài Gòn, những âm thanh mà có lẽ chỉ có Sài Gòn mới có và làm người Sài Gòn không quên được Sài Gòn. Đêm về Sài Gòn dịu mát và thật không có gì thú vị hơn … là nghe tiếng gõ nhịp lóc cóc của xe bán hủ tíu mì rong hay tiếng xúc xác của chú đấm bóp xúc xác vang lên từ đầu ngõ. Ngày nay, Sài Gòn hãy còn nguyên vẹn những âm thanh ngày xưa. Không biết bao giờ mới hết đi những tiếng rao hàng kỷ niệm. Âm thanh thì còn đó nhưng hòn ngọc Viễn Đông ngày xưa thì đã và đang được trau chuốt dũa gọt rất nhiều. Con đường Tự Do ngày xưa, Đồng Khởi ngày nay, hai hàng cây như đã cao hơn, những tàng cây lớn rộng hơn che mát cả con đường. Khách sạn Caravell bây giờ là khách sạn đẹp, sang trọng và cũng đắt tiền ở Việt Nam. Khách sạn và nhà hàng Maxim được trùng tu sửa sang lại theo kiến trúc phục hưng Pháp và phương Tây. Ngồi nhấm nháp một ly bia hay uống ly cà phê, lơ đãng nhìn ra bờ sông Sài Gòn ngắm người qua lại ... Không hiểu sao, người ngoại quốc hay người Việt lại cho đây là một cái thú. Kể cũng lạ ! Nhà hàng La Pagode, Continental vẫn là những nơi chốn không phải để dành cho người bình dân. Tạt qua góc ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi, thương xá Tax cũ kỹ , tối om ngày nào cũng đã được thay da đổi thịt trông như một thiếu nữ đài các với các thời trang đắt đỏ như London- New york – Paris . Dọc theo phố Lê Lợi, các cửa hàng sầm uất kéo dài cho đến tận khu chợ Bến Thành. Khu đất bỏ hoang của khu nhà hỏa Sa ngày xưa đã biến thành công viên cũng khá mát mắt nhất là vào ban đêm lúc Sài Gòn lên đèn . Ngoài ra, ngay sau lưng nhà thờ Đức Bà là một khu shopping tương đối đẹp, có tên là Diamone Plaza và đúng như cái tên của nó “Diamone” không chỉ dành cho những người giầu có, Việt kiều hay người ngoại quốc. Bên trong có cả một tầng lầu dành bán đồ chơi, áo quần cho trẻ em và có cả một tầng để chơi Video games và bowlling. Đúng Sài gòn thật vốn là chốn phồn hoa Đô hội ! Những người có tiền không còn sợ không có chỗ tiêu tiền nữa! Thôi vậy, tìm một chỗ bình dân để mà có một nơi riêng tư tình tự chứ! Ngày xưa thì đi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Thủ Đức hay Bình Dương cuối tuần thì bây giờ người Sài Gòn có thể đi phà sang Cần Giờ hưởng thú thiên nhiên đôi chút ! Người Sài Gòn đã tung bay đi tứ xứ trên khắp địa cầu, nhưng người Sài Gòn vẫn luôn luôn nhớ hình bóng Quê nhà, rời Sài Gòn với một chút vương vấn ! Phi trường Tân Sân Nhất đã được sửa sang bên trong thật gọn ghẽ và sang trọng hơn. Người du khách cảm thấy một chút gì dễ thở hơn, thoải mái hơn những ngày xa xưa. Mọi chuyện được giải quyết một cách nhanh chóng. Chắc tại Seagames sắp đến! Hay vì Sài Gòn đã thực sự chuyển mình? Như là một viên ngọc của vùng Viễn đông, Sài Gòn càng ngày càng có thêm các điều mới lạ để cho du khách năm châu bốn bể trên thế giới đến thăm. Sài gòn sẽ đẹp hơn, chắc chắn sẽ đẹp hơn ; Bởi Sài Gòn luôn là chốn phồn hoa độ hội . Sài Gòn đã từng là viên ngọc cho nên dù thế sự thăng trầm như thế nào đi nữa thì ngọc vẫn muôn đời là ngọc. Người Sài Gòn vẫn luôn là người Sài Gòn ! Theo forum.ueh.vn Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Một số vấn đề văn hóa 1. Kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh a. Sơ lược lịch sử kiến trúc Sài Gòn-Gia Định Kiến trúc dưới thời Nguyễn Xem xét các tài liệu có thư tịch cổ, cũng như các bản đồ và những công trình khảo cứu về Gia Định-Sài Gòn xưa chúng ta sẽ bắt gặp những trang viết về "Cổ tích Gia Định". Những công trình kiến trúc thời Nguyễn hiện lên trên bản đồ của Oliver de Puymanul vẽ năm 1790 là thành Quy hình bát quái do Gia Long xây dựng năm 1790. Thành này còn có tên là Gia Định Kinh hay Phiên An Thành. Thành Quy là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi năm 1833. Năm 1835, đàn áp cuộc khởi nghĩa xong, Minh Mạng hạ lệnh phá hủy toàn bộ thành xây theo kiểu Vauban này và 1836 lại ra lệnh xây một thành khác ở Đông Bắc thành cũ, gọi là thành Phụng, tức là thành Gia Định. Thành này bị thực dân Pháp tấn công vào năm 1859 và phá hủy. Dấu vết duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh giặc Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son. Kiến trúc miếu Việt Từ mặt bằng của thành Gia Định, vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã liên tiếp mọc lên những công trình kiến trúc phương Tây (Nhà thờ Đức Bà (1877-1880). Pháp đình, dinh Thống đốc, Nhà Bưu chính, Nhà hát, Chợ Bến Thành, dinh Nôrôdôm). Cùng số phận với thành Gia Định, một số ngôi chùa lớn bị thực dân Pháp chiếm làm đồn bốt phòng ngự, chống lại những trận phản công của nghĩa quân kháng chiến xuất phát từ vùng đại đồn Chí Hòa mà chúng gọi là chiến tuyến "chùa chiền" digne des pagodes). Đó là chùa Khải Tường đền Hiển Trưng (ở thành Ôma), chùa Kiếng Phước, chùa Cây Mai trải dài từ vùng tiếp cận thành Gia Định (nay là trường Lê Quí Đôn) đến Phú Lâm. Ngày nay những dấu vết ấy chỉ còn sót lại một pho tượng Phật gỗ để ở Bảo tàng Lịch sử. Các chùa, miếu, đền thờ xây dựng từ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 cũng bị chiến tranh và thời gian phá hủy phần lớn. Đến nay số công trình kiến trúc theo phong cách Việt còn sót lại là quá ít. Trong số đó, hầu hết đều được trùng tu lại trong những năm bản lề của thế kỷ trước và thế kỷ này. Đó là Chùa Trường Thọ ở Gò Vấp, Chùa Tứ Ân, Chùa Gò (Phụng Sơn Tự) chùa Giác Viên ở quận 11, chùa Giác Lâm ở Quận Tân Bình, chùa Phước Tường ở huyện Thủ Đức. Ngoài ra có thể kể một vài ngôi nhà cổ của tư nhân như bà Tư Lân, nhà Nguyễn Phú Đường ở Nhà Bè, nhà ông Mười Tiết ở Thủ Đức. Kiến trúc đền chùa Hoa Trước khi những công trình kiến trúc kiểu phương Tây có mặt ở đất Sài Gòn, nơi đây ngoài các công trình của người Việt, còn có các công trình xây dựng của người Hoa. Những công trình lớn của người Hoa là đền miếu-thường là trụ sở của các bang và được gọi là Hội quán-đã làm cho diện mạo phố xá của xứ này, nhất là vùng Chợ Lớn có vẻ riêng. Xem xét tường tận những đền miếu của người Hoa, hình thức kiến trúc khác với hình thức kiến trúc của người Việt, song công trình chạm trổ bên trong bao gồm các bao lam, các phù điêu trên kèo, cột, đầu đao, xiên trích có không ít những sản phẩm do thợ người Việt tạo tác. Đặc biệt những hội quán của người Minh Hương như Gia Thạch hội quán (đường Trần Hưng Đạo-quận 5). Nghĩa Nhuận quán (đường Nguyễn Văn Khoẻ-quận 5). Phước An hội quán (đường Hùng Vương) là những công trình kiến trúc-mỹ thuật thuần Việt Nam. Những công trình kiến trúc của họ Nguyễn ở Gia Định kinh, cùng với đền chùa miếu mạo của người Việt, người Hoa đến nay hầu như đã bị khuất lấp bởi các kiến trúc tân kỳ theo phong cách phương Tây. Không chỉ những dinh thự, công sở mà những khu thương mại và cơ sở công nghiệp đã phát triển với một tốc độ và qui mô đủ để đưa những kiến trúc ấy vào hàng thứ yếu, làm đổi thay về cơ bản kết cấu kiến trúc Sài Gòn-Gia Định. Kiến trúc giai đọan 1954-1975 Trong những thập niên đầu thuộc nửa sau thế kỷ này, suốt từ 1954-1975, đồng thời với sự xuất hiện các thương xá, ngân hàng, khách sạn, nhà thờ và hàng loạt các công trình công cộng. Ở Sài Gòn cũng xuất hiện một số kiến trúc, phỏng theo các kiến trúc Việt Nam cổ, tất nhiên là với vật liệu xây dựng mới và cách tân khá nhiều. Thời kỳ này, những năm đầu các đền miếu của một số hội tương tế như đền thờ Trần Hưng Đạo, đền Thánh Mẫu Phủ Giấy và đền thờ Hai Bà Trưng (Bình Thạnh), đền Sài Sơn (một ở đường Lê Văn Sĩ và một ở đường Nguyễn Thiện Thuật), Đằng Giang Linh từ (tức đền thờ Quan Bơ ở quận 4) và sau năm 1963, khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, hàng loạt các chùa Phật mới được xây dựng và một số chùa cũ được trùng tu lại. Đáng kể trong số này có chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Một Cột (Thủ Đức), chùa Phước Hòa (Quận 3), chùa Pháp Hội (quận 10).... b. Vài đặc điểm cơ bản của kiến trúc nghệ thuật Đặc điểm kiến trúc Những công trình kiến trúc trong vài thập niên qua tuy có để ý tìm về đặc trưng riêng trong kiến trúc truyền thống song thực sự đã biến đổi khác xưa rất nhiều. Phong cách kiến trúc truyền thống cũng như những công trình điêu khắc đậm đà bản sắc dân tộc còn được bảo lưu đầy đủ có lẽ là chùa Trường Thọ, chùa Từ Ân và qui mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên, chùa Gò (Phụng Sơn Tự) và một số ngôi nhà cổ ở rải rác khắp các huyện ngoại thành. Đặc điểm chung của các ngôi chùa có những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất cho kiến trúc Gia Định là kiểu nhà "trùng thềm điệp ốc" (hay còn gọi là "trùng thềm trung lương"). Đây cũng là kiểu cách chung cho kiến trúc Đàng Trong thế kỷ 18, 19. Theo đó, mục đích chính là phát triển diện tích nội thất ở chiều sâu bằng cách lắp ghép hai tòa nhà song song liền mái. Kiểu này cũng rất phổ biến trong nông thôn Nam Bộ và thường được gọi là nhà "sắp dọi". Việc sắp đặt như vậy đã thực sự tạo nên một nội thất thống nhất và bên trong thường được phân chia bằng vách ngăn theo các hàng cột để thành chánh điện, nhà tổ và giảng đường. Mặt khác kiểu "trùng thềm điệp ốc" này đứng về mặt kết cấu bộ vì kèo và sườn nhà mà xét thì chúng xuất phát từ kiểu nhà rường (còn gọi là xuyên trính-ở Nam Bộ gọi là xiên trính). Nói chung kiểu nhà truyền thống của người Việt chủ yếu được trỏ cưa theo chiều ngang nên hẹp: do đó việc lắp ghép hai toà nhà song song như vậy nhằm làm cho diện tích nội thất được tận dụng hơn, dễ dàng bày biện hơn, cũng như thuận tiện cho việc tổ chức nghi lễ và tăng thêm tính thâm nghiêm cho không gian nội thất. Ở một số nơi việc mở rộng chiều sâu cũng theo nguyên tắc trên, nhưng giữa các tòa nhà không ghép liền vào nhau mà nối nhau bằng hai nhà cầu dọc, để chừa ở giữa một cái "sân đình". Cái sân trong này có tác dụng làm thoáng gió và hắt ánh sáng vào nội thất. Đó là trường hợp chùa Phụng Sơn. Nghĩa Nhuận hội quán, phần sau giảng đường và nhà khách chùa Giác Lâm. Riêng chùa Giác Viên, việc ghép 2 dãy nhà cầu song song thẳng góc với đường hông hai bên giảng đường đã nối hai dãy đông lang và tây lang, tạo nên 2 cái sân trông thoáng đạt và mát mẻ. Rõ ràng với kết cấu này đã mở rộng về chiều ngang của diện tích ngôi chùa. Ánh sáng và khí trời vào đông lang và tây lang và một phần vào nhà tổ và giảng đường tạo nên việc trao đổi gió và ánh sáng. Mặt khác cũng tạo nên kết cấu kiến trúc thấy ở các di tích Gia Định. Rõ ràng là việc phát triển chiều rộng và chiều sâu của các công trình kiến trúc nêu trên là một đặc trưng bắt nguồn từ phong cách kiến trúc truyền thống của người Việt. Nếu không thực hiện theo kiểu lắp ghép này thì việc muốn phát triển chiều sâu buộc phải tăng số hàng cột, tăng độ cao của cột cái và do đó diện tích mái sẽ lớn dình dang, mái nhà dốc cao quá sẽ không đẹp vì mái lớn nặng nề. Đây là đặc điểm kiến trúc của các di tích cổ ở trên địa bàn thành phố chúng ta. Tuy nhiên, so với đình chùa miền Bắc và cung điện lăng tẩm ở cố đô Huế, vẻ đẹp kiến trúc của di tích Gia Định-Sài Gòn không có được những mái cong đồ sộ hay qui mô to lớn. Trái lại nhìn bên ngoài rất đơn giản và bình thường. Cái giá trị mỹ thuật có lẽ là những công trình điêu khắc bên trong. Đặc điểm điêu khắc Là một thành phố cửa ngõ, sự hội tụ các phái thợ nhiều nơi trong nước, cùng với việc tiếp thu những kỷ xảo và quan niệm về nghệ thuật tạo hình hiện đại đã làm cho điêu khắc chủ yếu trên gỗ ở các di tích kiến trúc nghệ thuật Gia Định-Sài Gòn trải qua từng bước hoàn thiện đáng chú ý. Tượng tròn Vẽ tượng tròn, dựa theo niên đại của tác phẩm rất dễ nhận ra những chặng đường phát triển của nghệ thuật tạc tượng. Những tượng ở chùa Trường Thọ, Tập Phước, Bảo An, Từ Ân, Long Nhiễu, Huệ Nghiêm (Thủ Đức)..là tập hợp của thế hệ tượng sớm nhất của đất Gia Định. Đây là những pho tượng còn rất thô sơ. Bố cục tượng không vững thường là bố cục tam giác thiếu cân đối, đầu nhỏ, chân tay dài, mặt nhọn và không có thần, tỉ lệ thân, mặt bất xứng. Các tượng ở chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Long Triều (Bình Chánh), chùa Phước Tường, chùa Phụng Sơn (chùa Gò) là những pho tượng có niên đại cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và đã xác lập được những tiến bộ nhất định. Nét tượng đá có hồn, ít nhiều có cá tính (nhất là các bộ tượng thập bát La Hán) hoặc cá biệt đã có cá tính (nhất là các bộ tượng thập bát La Hán) hoặc cá biệt đã có những tượng đẹp (tượng Di Lặc ở chùa Phước Tường, tượng Địa Tạng ở chùa Giác Lâm...), hay đã có tượng chân dung các tổ sống độc đáo (tượng nhà tổ chùa Giác Viên). Tỉ lệ tượng theo luật "tọa tứ lập thất", nhưng đôi lúc có gia giảm cho thực hơn. Nếp áo mềm mại và đặc biệt là mặt mũi đã khá gần với đặc điểm người Việt. Sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ đến những thập niên 10-60 của thế kỷ này đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Đó là tượng ngựa ở Nghĩa Nhuận hội quán của nghệ nhân Huỳnh Văn Xuyến, các tượng Phật ở các chùa Phước Hòa, Pháp Hội, Linh Quang của Nguyễn Đức Thống và một số tượng ở vài chùa khác. Các tác phẩm của thời kỳ này đã khẳng định tài năng xuất sắc của người thợ chạm Sài Gòn. Họ đã đạt được trình độ hoàn thiện nhất của lịch sử 300 năm điêu khắc tượng Phật trên gỗ. Ở đây luật viền cận cổ, qui tắc "tọa tứ lập thất", các qui định về quí tướng không còn được tuân thủ nghiêm ngặt như trước nửa, trái lại, việc tạo tượng theo mẫu, những chi tiết về cơ thể học và luật viễn cận gần to, xa nhỏ, gần to xa mờ đã được áp dụng một cách có hiệu quả. Phù điêu Việc áp dụng luật viễn cận mới triệt để nhất là ở những bức phù điêu chạm trên các hương án chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Một Cột và đền Quan Bơ. Những thắng cảnh trong nước (như chùa Một cột, chùa Thiên Mụ...., những ngói đền thờ danh thắng ở châu Á và những phong cảnh khác đã được thể hiện bằng lối chạm nổi trên gỗ có thiếp vàng trông rất mỹ thuật. Việc tái hiện những kỳ quan "vĩ đại và rực rỡ" của châu Á trên gỗ đạt được kết quả như vậy là một bước tiến so với những kỹ xảo chạm nổi về đề tài cảnh vật và hoa lá cổ điển mà chủ yếu có tính chất trang trí trên các bộ phận cấu thành bộ khung của công trình kiến trúc. Một cách hiển nhiên là những phù điêu trang trí trên cột, kèo, xiên chính v.v... đã tôn vẻ mỹ thuật của các công trình kiến trúc. Những phù điêu dây lá và hoa cuốn trên hầu hết các bộ phận của khung tam quan và chính điện của Nghĩa Nhuận hội quán là một ví dụ. Những phù điêu chạm bát tiên, rồng may, thập bát La Hán, ong bầu, chim-đưa trang trí khu các câu đối, câu liễn, chạm trực tiếp trên cột chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên là những phù điêu được tạo tác khá công phu với đường nét sắc sảo sinh động hiếm có. Chính nhờ đó mà mỗi bộ phận của kết cấu kiến trúc trở thành sản phẩm mỹ thuật. Chạm lộng So với phù điêu, thể loại chạm lộng chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều. Chính những bao lam (cửa võng) ở các hàng cột, những bao lam trang thờ, các bài vị, các bức bình phong cùng với bao lam các bàn thờ, bệ thờ và hương án mới thực sự tạo nên sự tráng lệ và vẻ vàng son huy hoàng của đền miếu và chùa chiền. Qua các di tích đã được khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh, số lượng tác phẩm chạm lộng phong phú về cả số lượng, đề tài cũng như thủ pháp và phong cách nghệ thuật. Nhìn chung, những bức chạm lộng ở các di tích này cũng thường thể hiện các đề tài truyền thống của nghệ thuật chạm khắc cả nước như Tứ linh, Bát tiên, Cầm kỳ thi họa, Ngư tiều canh độc, Thập bát La Hán, và những đề tài cảnh vật, cặp đôi (Liên Áp, Trúc Tước, Tùng Lộc...). Tuy nhiên đặc điểm đáng chú ý là ngay trong những đề tài truyền thống định hình ấy, người nghệ nhân đã thêm thắt vào những cây cỏ, muông thú khác. Việc "phá vỡ" những đề tài cảnh vật cổ điển ấy chiếm tỉ lệ gần 60%, đã khẳng định xu hướng thực hóa và đời hóa tác phẩm chạm khắc của nghệ nhân. Hơn nữa, việc đưa vào đề tài truyền thống những loại chim ở đồng ruộng như bói cá, le le, chim chích chòe, đồng độc hoặc trái mãng cầu gai, bầu, bí, khổ qua, lêkima, xoài hoặc khỉ hái xoài, khỉ bắt chim, châu chấu, ong bầu, chuồn chuồn ở các bức chạm lộng ở chùa Giác Viên, Nghĩa Nhuận hội quán, rõ ràng là đã bộc lộ xu hướng phản ánh hiện thực có tính chất địa phương của người thợ gỗ Gia Định-Sài Gòn. Sự phá vỡ những đề tài cổ điển tất yếu dẫn đến sự nảy sinh những đề tài mới mang hơi thở của thiên nhiên và cuộc sống thực. Bao Lam Bá điểu ở chùa Giác Viên có thể coi là điển hình nhiều mặt của sức sáng tạo nghệ thuật ở vùng đất này và hàng loạt những bao lam bàn thờ ở chùa Giác Lâm và một số tác phẩm đặc sắc ở Nghĩa Nhuận hội quán cũng được tạo tác dưới tư duy sáng tạo mới mẻ này. Việc thực hóa có nghĩa là đời hóa, rõ ràng đã phá bỏ những ước lệ của đề tài cổ điển mang tính chất phong kiến và tôn giáo. Nếu ở bao lam Bá điểu các giống chim tầm thường trên đầu rồng (đây là cá hóa rồng) thì ở bao lam Thập bát La Hán thượng kỳ thư (chùa Giác Viên) các vị chân tu đã đắc quả La Hán vốn được tôn thờ trang trọng ấy lại cưỡi những "kỳ thú" rất ư là trần tục: chó, dê, bò, heo. Tất cả những gì không nghiêm túc ấy đã khẳng định khuynh hướng dân gian hóa trong nghệ thuật chạm khắc gỗ ở đây. Cái đáng chú ý của những tác phẩm chạm lộng không chỉ bộc lộ ở mặt đề tài mà còn ở sự đa dạng về kỹ thuật chạm khắc. Ở các di tích, chúng ta có thể thấy những tác phẩm chạm lộng mặt bẹt, chạm lộng mặt vênh, chạm lộng một mặt, chạm lộng hai mặt đối xứng-đăng đối, chạm lộng trên các dạng hồi văn khác nhau, chạm lộng kết hợp với tiểu tượng bán phù điêu, chạm lộng một lớp đến nhiều lớp chồng chéo lên nhau v.v..Sự phong phú này kết hợp với nhát dục tinh tế đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật của hàng loạt tác phẩm. Những tiểu tượng bán phù điêu ở chùa Giác Viên, Nghĩa Nhuận hội quán được chú ý nghiêm túc cả ba mặt, nét tỉa tinh vi, chú ý từng chi tiết nhỏ như chòm râu, ánh mắt, chiếc lông chim, cụm hoa, chiếc lá và thậm chí đã xử lý được thần thái khuôn mặt, tư thế của từng nhân vật, dáng sinh động của muông thú (những tác phẩm của cánh thợ họ Huỳnh ở Nghĩa Nhuận hội quán. Trong nghệ thuật chạm khắc gỗ có hai thủ pháp chính: một là sau khi đục phá, nghệ nhân phải cạo láng để hoàn thành tác phẩm, hai là dùng nhát đục để hoàn thành tác phẩm. Mỗi thủ pháp đều dẫn tới một hiệu quả nghệ thuật riêng và chính việc sở trường thủ pháp khác nhau đã tạo nên phong cách riêng của từng phái thợ chạm khác nhau. Tất nhiên là cũng có lúc trong một tác phẩm vận dụng cả 2 thủ pháp: cạo láng để tạo nên những mảng khối tròn lẳn mập khoẻ và đường nét mềm mại. Trái lại, thủ pháp để lại nhát đục trên gỗ đã tạo những đường nét sắc sảo, mang khối có góc cạnh, đặc biệt sinh động dưới tác dụng của ánh sáng đối với những tác phẩm thếp vàng. Những bức chạm lộng nơi các di tích ở thành phố hồ Chí Minh, thành tựu xuất sắc nhất của thủ pháp cạo láng là những tác phẩm tiêu biểu của thủ pháp dùng nhát đục hoàn chỉnh chạm cực kỳ tinh tế ở nhà bà tư Lân và Nguyễn Phú Đường (cả hai đều ở Nhà Bè). Ngoài ra, việc kết hợp cả hai thủ pháp trong cùng một tác phẩm thành công nhất là một số tác phẩm ở chùa Giác Viên. Sự phong phú và đa dạng của kỹ thuật chạm lộng đã tăng cường giá trị nghệ thuật, cho các di tích kiến trúc-nghệ thuật Gia Định-Sài Gòn. Nhiều bức chạm lộng đến nay là đối tượng của sự chiêm ngưỡng và thán phục của nhiều thế hệ nghệ nhân và của khách tham quan (như bao lam Bá điều, bao lam Cửu Longv.v...) Tiểu tượng và quần tiểu tượng Ngoài các thể loại trên loại tiểu tượng (tượng tròn và tượng bá phù điêu) kết hợp với chạm lộng thường lại đạt được nghệ thuật cao từ rất sớm hơn thành tựu của tượng tròn. Nếu tượng tròn thế hệ thứ hai mới đạt được sự cân xứng và đường nét chân phương bước đầu thì các tiểu tượng trên các bao lam và nhà tổ chùa Giác Viên đã là những tác phẩm được xử lý có thần thái sống động, đường nét chạm đã chắc tay, bút pháp đã lưu loát, tư thế sinh động và đề tài phong phú. Loại tiểu tượng này được nâng cao hơn nhiều lần là những tác phẩm của Nghĩa Nhuận hội quán. Những bát tiên và các nhân vật của tác phẩm Cầm kỳ thi họa trên hai mặt bình phong ở tam quan hội quán này, cũng như tượng phụng, lân, rùa, hạc, ngư ông đắc lợi, tiểu phu, người đánh cọp, gà bắt nhái, khỉ bồng con v.v...ở trên các bao lam (cả tam quan, chánh điện lẫn hậu từ) là những tác phẩm mà giá trị nghệ thuật của nó đến nay có thể coi là đỉnh cao của loại tượng này. Cũng ở tại đây và cũng là tác phẩm của cùng tác giả các tiểu tượng nói trên, các hương án chính diện lại là những tác phẩm có nhiều mặt đáng chú ý khác. Về loại quần tiểu tượng này dường như trước khi tác phẩm này ra đời chúng là sở trường của thợ chạm người Hoa. Chúng đặc biệt phổ biến ở các đền miếu của ngưởi Hoa. Và gần như hầu hết là chạm khắc những đề tài rút từ Bắc Sử và tiểu thuyết Trung Quốc. Ba quần tiểu tượng ở Nghĩa Nhuận hội quán gồm có 2 bức chạm đề tài lịch sử chống ngoại xâm (Trưng nữ vương khởi nghĩa và Lê Thái Tổ khởi nghĩa) là một trường hợp hiếm hoi cá biệt. Về giá trị nghệ thuật, cả 3 tác phẩm này đã bộc lộ tài năng kiệt xuất của cánh thợ họ Huỳnh-do Huỳnh Văn Xuyến làm thợ cả-trên cả 3 thể loại phù điêu, tượng tròn và chạm lộng cũng như sự tiếp cận khá đạt luật viễn cận hiện đại và cơ thể học. Chính vì những gì mới mẻ và độc đáo của chúng ta, ba tác phẩm này thực sự đã làm lu mờ những quần tiểu tượng ở các đền miếu của thành phố chúng ta. Điểm chung của ba tác phẩm là nét chạm tinh tế, chú ý đến tận những chi tiết nhỏ nhất với bố cục viễn cảnh là núi, sông, thành quách, nhà cửa, thuyền bè và cận ảnh là những cụm ngựa xe. Ở mỗi tác phẩm, cái tạo nên thần của nó có những đặc điểm riêng nhằm biểu đạt thành công cái không khí chung của đối tượng phản ánh . Đó là tính chất hoan lạc và trang nghiêm của lễ tục quốc tướng cho Tô Tần (bức Lục quốc phong tướng) và tính chất hùng tráng của cuộc khởi nghĩa vĩ đại của nhân dân ta dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng và Lê Lợi. Nhìn chung, các thế hệ loại điêu khắc ở các di tích hiện còn tồn tại trên địa bàn thành phố hồ Chí Minh là phong phú cả về phong cách nghệ thuật và đề tài cũng như số lượng. đó là thành tựu đáng tự hào và tiêu biểu nhất của lịch sử 300 năm nghệ thuật tạo hình của mảnh đất này. c. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu Chùa cổ ở thành phố Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 180 ngôi chùa, nếu tính cả các tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, niệm đường thì con số lên đến gần 1.000. Trong số đó, có những ngôi chùa xây dựng cách đây một vài trăm năm như chùa Giác Lâm (Quận Tân Bình), chùa Sắc tứ Tập Thước (Bình Thạnh), chùa Trường Thọ (Gò Vấp), chùa Giác Viên (Quận 11), chùa Gò tức Phụng Sơn tự (Quận 11), chùa Sắc Tứ Từ Ân (Quận 6), chùa Phước Tường , chùa Huệ Nghiêm, chùa Sơn hội (Thủ Đức), chùa Linh Sơn (Củ Chi)...Nhiều chùa được xây dựng trong những năm gần đây có qui mô lớn với vật liệu là bê tông cốt thép. Các chùa nổi tiếng như Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, Ấn Quang, Nam Thiên Nhất Trụ... Bên cạnh những ngôi chùa trên, người Hoa ở thành phố đã xây dựng những ngôi chùa, miếu...thờ Phật cũng như các vị thần thánh Trung Hoa, thường được gọi chung là "chùa Hoa". Ở thành phố, hiện nay còn có khoảng 30 ngôi chùa Hoa, nhiều chùa được xây dựng cách nay một hai thế kỷ, có thể kể một số ngôi chùa Hoa nổi tiếng như chùa Bà, chùa Ông, chùa Ông Bổn, chùa Ngọc Hoàng, chùa Bà Hải Nam, chùa Ôn Lang.. Giới thiệu một ngôi đình Đình Phú Nhuận Các công trình kiến trúc quan trọng Bến nhà Rồng Hội trường Thống Nhất Tòa nhà Ủy ban nhân dân thành phố Tòa nhà Bảo tàng Cách mạng-thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam-Thành phố Hồ Chí Minh Ðền thờ Hùng Vương Nhà trưng bày tội ác chiến tranh Nhà hát Thành phố Nhà thờ Ðức Bà 2. Văn học: Văn học ở Sài Gòn-Gia Ðịnh xưa có thể chia làm hai bộ phận: a. Văn học dân gian: Văn học dân gian là bộ phận văn học do quần chúng nhân dân sáng tạo nên. Có thể nói, ngay từ khi những cư dân đầu tiên đến ngụ cư vùng đất này thì văn học dân gian bắt đầu xuất hiện. Ðến đây đất nước lạ lùng Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh. Ðó là nơi: Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Ðịnh-Ðồng Nai thì về Nhìn một cách tổng quát, văn học dân gian thành phố gồm một số thể loại chính sau đây: - Ca dao-dân ca: Chiếm một số lượng lớn và phổ biến rộng khắp nơi từ thị tứ đến vùng nông thôn ngoại thành. Ðây là loại sáng tác dân gian thường được cấu theo thể thơ lục bát mang đậm màu sắc dân tộc và được sử dụng trong các hình thức diễn xướng: hát ru, hò, hát đối đáp, lý, nói thơ... - Vè: Là loại văn vần, có tính tự sự. Cũng như các tỉnh Nam Bộ khác, vè ở thành phố thường xuất hiện dưới các thể vãn 2, vãn 3, vãn 4, vãn 5 (nhất là vãn 4) và một ít sử dụng thể thơ lục bát hoặc biến thể của lục bát. - Truyện kể: Ở thành phố Hồ Chí Minh, truyện kể phần lớn là những chuyện về sự tích, đặc biệt các chuyện kể về sấu và cọp, cùng các giai thoại. Thần thoại hầu như không có ở vùng đất này, còn chuyện cổ tích thì chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Các chuyện kể ở thành phố thường giản đơn, ít tình tiết và đặc biệt mang nhiều yếu tố kỳ ảo có tính chất hoang đường. Ngòai 3 loại chính kể trên, văn học dân gian thành phố còn có tục ngữ và câu đố. Nhìn chung văn hóa dân gian thành phố mang một số đặc điểm: - Trước hết, nó vừa có nét riêng của một vùng đất, đồng thời có nét chung của Nam Bộ và đặc biêt nó chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của văn học dân gian vùng Ngũ Quảng, điều này có thể thấy rõ ở hát ru-một loại hình có tính truyền thống và ít có tính ứng tác nhất. - Trong điều kiện lịch sử-xã hội của cư dân một vùng đất được hình thành muộn (từ cuối thế kỷ 17) văn học dân gian thành phố mất đi một số yếu tố của xã hội mà ở đó cuộc đấu tranh giai cấp và chống ngoại xâm trở thành vấn đề trung tâm của thời đại, nhất là trong điều kiện thành phố luôn luôn là điểm nóng bỏng của phong trào đấu tranh cách mạng. b. Văn học viết: Trước khi có văn học viết bằng chữ quốc ngữ la tinh, ở Sài Gòn, một giai đoạn dài, văn học Hán Nôm đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ. - Văn học Hán Nôm: Vào khoảng năm 80 của thế kỷ XVIII, tại đây đã xuất hiện thi xã đầu tiên gọi là Sơn Hội Gia Ðịnh, tập hợp khá nhiều nhà văn, nhà thơ lúc ấy như: Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhơn Tịnh, Diệp Minh Phụng, Vương Kế Sinh, Huỳnh Ngọc Uẩn... Cũng cần lưu ý rằng trước đó Võ Trường Toản (?- 1792) người thầy học nổi tiếng thời bấy giờ đã sáng tác nhiều thơ văn, nay còn lại là bài Hoài Cổ Phú. Sự xuất hiện các thị xã, với các nhà thơ cùng các tác phẩm của họ đã biến Sài Gòn thành một trung tâm văn hóa lớn ở về phía Nam của Tổ quốc. Từ thế kỷ XVIII đến năm 1860, nhiều tác phẩm Hán-Nôm đã ra đời, nay có thể kể: Cấn trại thi tập, Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Ðức (1765-1825), Thập Anh thi tập của Ngô Nhơn Tịnh (1761-1813) Hoa Nguyên thi thảo, Nhất thống địa dư chí của Lê Quang Ðịnh (1767-1813), Mộng Mai đình thảo thi của Trương Hảo Hiệp (1795-1851), ... Nhìn chung các tác phẩm lớn là thi phú viết theo lối biền ngẫu, hoặc đường thi, một ít sách có tính khoa học địa lý. Tác giả là những nhà nho, trực tiếp tham gia chánh quyền nhà Nguyễn, vì thế nội dung của các tác phẩm mang ý thức hệ nho giáo, đồng thời ca ngợi chế độ họ đã sống và làm việc. Ðiều này, chủ yếu là do những điều kiện lịch sử-xã hội lúc bấy giờ. Vào những năm 50 của thế kỷ XVIII, một số nhà thơ mới xuất hiện như Nguyễn Ðình Chiểu, Trần Thiện Chánh, Huỳnh Mẫn Ðạt, Nguyễn Thông... với một số tác phẩm của họ, tuy rằng vẫn còn trong vòng ý thức hệ nho giáo, nhưng đã phần nào cho thấy cái trí trệ của chế độ nhà Nguyễn. b. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Ðà Nẵng và sau 1859 chúng đánh chiếm thành Gia Ðịnh. Sự kiện này đánh dấu một chặng đường mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời văn học ở Sài Gòn cũng mang một nội dung mới, từ văn học dân gian đến văn học Hán-Nôm: Giặc Tây đánh tới Cần Giờ Biểu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công hay Bến Nghé của tiền tan bọt nước Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng? Nỡ để dân đen mắc nạn này! (Chạy giặc-Nguyễn Ðình Chiểu) Lớp nhà thơ mới xuất hiện từ những năm 40-50 của thế kỷ XIX, đang đứng trước những biến động vô cùng lớn lao của đất nước, đã phải nhanh chóng thay đổi nhận thức. Ðó là: - Huỳnh Mẫn Ðạt (1807-1883) với các bài thơ phê phán Tôn Thọ Tường, bài Khóc Nguyễn Trung Trực và tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên (soạn chung với Bùi Hữu Nghĩa). - Phan Văn Trị (1803-1910) với 10 bài liên hoàn đả phá Tôn Thọ Tường và nhiều bài thơ yêu nước khác. - Võ Thành Ðức với bài Gia Ðịnh Phú. - Nguyễn Ðình Chiểu (1822-1883) với nhiều thơ văn yêu nước và các tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. - Trần Thiện Chánh với tập "Trần Từ Mẫn thi tập" - Nguyễn Thông (1826-1884) với các tác phẩm: Ngoa dụ sào thi văn tập, Ðông Nam văn tập, Kỳ Xuyên văn sao, Việt sử thông giám cương mục. - Hồ Huấn Nghiệp (1828-1864) với bài Hịch đánh Tây và 10 bài thơ lên án Tôn Thọ Tường. Qua tác phẩm của các nhà thơ nói trên, tư tưởng chủ đạo của văn học Sài Gòn từ nửa cuối thế kỷ 19 và tư tưởng yêu nước thương dân. Có thể nói, văn học Hán Nôm ở Sài Gòn giai đoạn này như một chùm sao sáng rực trên bầu trời văn học Việt Nam. Bước sang thế kỷ 20, một giai đoạn mới của văn học Sài Gòn bắt đầu. - Văn học chữ quốc ngữ-la tinh Văn học Sài Gòn cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20 Sài Gòn là nơi chữ quốc ngữ được phổ biến trước nhất. Ðiều này làm nảy sinh sớm một nền văn học quốc ngữ. Thật vậy, một tác phẩm mang ít nhiều tính văn học là "Chuyện đời xưa" của Trương Vĩnh Ký, ngay từ năm 1866 đã được xuất bản ở Sài Gòn. Nhưng phải nói, nến văn học ấy mãi đến những năm 80, 90 của thế kỷ 19 mới được hình thành rõ nét. Trong hai thập niên này, văn học quốc ngữ đã có một cơ sở vững vàng với hàng loạt tác phẩm được xuất bản dưới nhiều dạng: từ dịch thuật đến sưu tầm, nghiên cứu; từ sáng tác chuyện thơ đến truyện và tiểu thuyết viết theo lối phương Tây; từ lối viết du ký, hồi ký đến soạn các kịch bản hát bội. Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể: - Dịch Hán văn ra quốc ngữ có các quyển "Ðại học, Trung dung" do Trương Vĩnh Ký dịch-1881. - Phiên chữ Nôm ra quốc ngữ có: "Nhị độ mai" do Phan Ðức Phán phiên (1884). - Dịch Pháp văn ra quốc ngữ, Trương Minh Ký dịch quyển: "Chuyện Télémaque gặp tình cờ" của Fenelon (1887). - Sưu tầm nghiên cứu văn học: "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của (1886). - Tiểu thuyết và truyện: "Truyện thầy Lazaro phiền" của Nguyễn Trọng Quản (1887). - Du ký "Như Tây nhật trình" của Trương Minh Ký (1889). Như vậy, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, có thể nói văn học Sài Gòn khá phong phú và đa dạng. Ðây là nơi xuất phát điểm của phong trào thơ mới (như của tác giả Nguyễn Thị Kiêm) và cũng là nơi xuất hiện khá sớm các loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam (thí dụ như quyển "Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân" của Trương Duy Toản-1910), các bài văn chính luận (như các bài viết và sách của Trần Huy Liệu, Trần Hữu Ðộ, Ðào Khắc Hưng), các loại bài phê bình văn học (Nguyễn Văn Nguyễn). Về văn học, để có được những thành tựu đó, cần ghi nhận công đóng góp của một số tác giả đáng chú ý sau: Trương Vĩnh Ký (1836-1898), Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản (1865-1911), Lê Hoàng Mưu (1879-1941), Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947), Hồ Biểu Chánh (1885-1958)... Văn học Sài Gòn từ 1945 đến 1975 Từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975, thành phố luôn là vùng tạm bị chiếm nên ở đây có hai dòng văn học: văn học của bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và văn học yêu nước, cách mạng. Sau đây xin được giới thiệu về dòng văn học yêu nước và cách mạng. - Văn học Sài Gòn trong 9 năm kháng chiến chống Pháp: Trước hết cần nói rằng văn học yêu nước và cách mạng ở Sài Gòn trong 9 năm kháng chiến là một phong trào có sự lãnh đạo của Thành ủy Sài Gòn-Gia Ðịnh thông qua một số hội đoàn văn nghệ, chẳng hạn như: Liên đoàn văn hóa cứu quốc Nam Bộ (thành lập ngày 26-10-1946), Liên hiệp văn nhân (thành lập ngày 12-3-1950)... Do được tổ chức và lãnh đạo, đội ngũ văn nghệ sĩ Sài Gòn đã hoạt động có hiệu quả. Các sáng tác văn nghệ trong 9 năm có một số lượng rất phong phú, trong đó có một số tác phẩm và tác giả khá nổi tiếng như: các tập thơ: Thơ mùa giải phóng (1949), Chiến sĩ hành của Vũ Anh Khánh (1949), Trên đường của Ái Lan (1949), Trần Bình Trọng của Hồ Thị (1949); tập truyện ngắn và tiểu thuyết của Vũ Anh Khánh, Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà, Bùi Nam Tử...; các tác phẩm biên tại của Bùi Ðức Tịnh, Thiếu Sơn, Tam Ích, các sáng tác lý luận và phê bình văn học của Dương Tử Giang, Mai Văn Bộ, Thành Nguyên, Thiên Giang... Nhìn chung văn học Sài Gòn một mặt đã khơi lên được truyền thống quật cường của dân tộc, mặt khác đã lột tả được bộ mặt tàn ác của chế độ thực dân Pháp. Có mặt rất kịp thời trên những chặng đường kháng chiến, văn học Sài Gòn là nguồn động viên cổ cũ to lớn đối với quần chúng Nam Bộ nói chung. - Nối tiếp văn học 9 năm kháng chiến, văn học Sài Gòn trong 21 năm chống Mỹ đã có một bước phát triển khá lớn từ tổ chức phong trào, đội ngũ sáng tác, tác phẩm đến công chúng... Tùy theo từng yêu cầu cụ thể của cuộc kháng chiến, các tổ chức văn nghệ có sự thay đổi tên gọi, mục đích yêu cầu, nhưng lúc nào cũng chịu sự lãnh đạo của Thành ủy Sài Gòn-Gia Ðịnh. Lực lượng sáng tác lúc này được tăng cường, ngoài các văn nghệ sĩ tại chỗ như Sơn Tùng, Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Ái Lan, Thẩm Thệ Hà, Bùi Ðức Tịnh, Tô Nguyệt Ðình...còn có khoảng 200 cán bộ văn nghệ từ vùng giải phóng về hoạt động, trong đó có: Trang Thế Huy, Lê Vĩnh Hóa, Viễn Phương, Truy phong, Sơn Nam, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Hạnh, Kiên Giang... Từ sau hiệp định Genève đến ngày thành lập Mặt trận Giải Phóng (1960), nhìn chung các sáng tác văn học tập trung chủ đề thống nhất đất nước, đả phá chế độ Mỹ Diệm ở miền Nam, trong đó có một số tác phẩm nổi tiếng như: "Một thế kỷ, mấy vần thơ" thơ của Truy Phong, "Tiếng hát quê hương" thơ của Viễn Phương, một số truyện ngắn của Lê Vĩnh Hòa, Trang Thế Hy, Vũ Hạnh...tác phẩm biên khảo của của Sơn Nam, kịch bản của Bùi Ðức Tịnh... Năm 1961, Hội văn nghệ giải phóng khu Sài Gòn ra đời. Từ đây, giới văn nghệ yêu nước và cách mạng ở Sài Gòn có một chỗ dựa thật vững chắc. Ðội ngũ sáng tác được tăng cường từ vùng giải phóng và trong giới học sinh, sinh viên. Nhiều nhật báo, tạp chí văn nghệ có chủ trương yêu nước ra đời, trong đó nổi lên là tờ Tin Văn, nơi tập hợp khá đông các nhà thơ, nhà văn yêu nước: Trần Tuấn Khải, Rum Bảo Việt, Nguyễn Văn Bổng, Hoàng hà, Lữ Phương, Thuần Phong, Mặc khải, Minh Quân, Phong Sơn... Trong những năm 60 này, văn học phản ánh khá đa dạng thực tế cuộc sống ở miền Nam, có khuynh hướng kêu gọi mọi người trở về cội nguồn dân tộc, đồng thời lên án bọn Mỹ và tay sai. Lực lượng sáng tác có vơi đi. Nhất là sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân (1968). Một số nhà văn hy sinh: Dương Tử Giang (1956), Vũ Tùng (1965), Lê Anh Xuân (1968)... một số bị bắt: Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Lương, Lý Bình Hiệp...một số phải ra vùng giải phóng. Nhưng bù lại đội ngũ sáng tác được tăng cường nhiều trong giới sinh viên và một số nhà văn trước đây chống cách mạng hoặc lưng chừng. Với lực lượng như vậy, hoạt động văn học nghệ thuật trong những năm 70 đi vào một hướng đánh thẳng vào bọn đế quốc và tay sai, đóng góp to lớn vào ngày toàn thắng của dân tộc: ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 tháng 4 năm 1975. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, văn học thành phố từ đây đi vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Là một trong những trung tâm văn hóa của cả nước, thành phố quy tụ một lực lượng đông đảo những người làm công tác văn học. Ho đến từ nhiều nguồn: tại chỗ, từ vùng giải phóng ra, từ miền Bắc vào và tập hợp trong tổ chức Hội văn nghệ thành phố (sau đó là hội nhà văn thành phố). Đây là một hội địa phương bề thế nhất và lĩnh vực hoạt động của nó cũng rất phong phú, đa dạng. Ngay từ những ngày đầu mới giải phóng, các nhà văn đã có một diễn đàn của mình: tờ tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Và vài năm gần đây, có thêm tạp chí Văn (ra 3 tháng một số) của Hội nhà văn được xuất bản. Qua các diễn đàn và các tác phẩm xuất bản, văn học thành phố đã phản ánh những vấn đề lớn của đất nước: chống văn hóa đồi trụy, phản động, hàn gắn vết thương chiến tranh, con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đổi mới, văn học thành phố có nhiều cố gắng trong việc tái hiện số phận của con người. Bước đường phát triển của văn học thành phố trong 15 năm qua có lúc trở nên phức tạp, nhưng nhìn chung đã gặt hái được những thành tựu tốt đẹp, góp phần vào sự phát triển của văn học cả nước. 3. Ca nhạc cổ ở thành phố Nguồn gốc cũng giống như các dạng thức văn hóa truyền thống khác, nhạc cổ Gia Định-Sài Gòn có nguồn gốc từ Trung Bắc, trực tiếp là Thuận Quảng. Nghệ thuật âm nhạc miền Trung theo chân những người dân vào Nam lập nghiệp dần dần phát triển rộng ra các thôn xã song song với sự phát triển của các yếu tố nhạc Trung Quốc do nhóm người Hoa đến cộng cư ở vùng đất này. Trong thực tế, nhạc miền Trung khi phát triển vào Gia Định có bị mất ít nhiều đặc điểm vốn có của nó, chủ yếu nó bị lệ thuộc vào tiết tấu sinh hoạt và phương ngữ Nam Bộ trong quá trình diễn tấu, đáp ứng như cầu lễ nghi (cúng đình, miếu, tang tế) cũng như nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật và tiết tấu trong hát bội. Có lẽ trong các sinh hoạt diễn tấu âm nhạc, việc diễn tấu trong cuộc tiệc vui chơi đã trở thành một trong các thú phong lưu (cầm, kỳ, thi, họa) phổ biến ở Gia Định - Sài Gòn. Bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh sáng tác đầu thế kỷ 19 đã ghi lại rằng: Chốn chốn phong quan ca xướng Nhà nhà lịch lãm ăn chơi Lũ bày, đoàn ba thấy loạn mai, khách trước (trúc) - Ca nhạc tài tử Ca nhạc tài tử không phát sinh ở Sài Gòn mà từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Buổi đầu phong trào ca nhạc tài tử trội nhất là ở Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc và sau đó mới lan rộng ra thành những trung tâm quan trọng như Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Thơ, Bạc Liêu. Song song với những biến đổi kinh tế-xã hội, trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, ca nhạc tài tử đã đem đến cho người dân Nam Bộ, người dân Sài Gòn-Gia Định nói riêng, một loại hình mới mẻ mang tính thời thượng. Đêm trăng thanh gió mát, ở nông thôn, trên con thuyền ngược xuôi song rạch, trong cuộc tiệc vui mừng, trong đám cưới, đám giỗ...đều có người rước các tài tử đến đờn ca. Bấy giờ Sài Gòn-Mỹ Tho có đường xe lửa. Mỹ Tho là thành phố lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ, ban nhạc tài tử thời danh của Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho lập tức được nhiều nhà hàng ở Sài Gòn mời lên trình diễn. Lối nhạc thính phòng này đã nhanh chóng trở thành "nhạc phòng trà" của nhiều nhà hàng. Nam Trung khách sạn (gần ga xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho, nay ở khu vực chợ cũ), thí điểm kinh doanh của phong trào Duy Tân mở cửa mỗi ngày từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm đều có nhạc tài tử góp vui. Với ca nhạc tài tử, nền nhạc truyền thống ngoài những nỗ lực sáng tạo thêm loại hình mới, các nhà soạn nhạc còn khái quát hóa toàn bộ hệ thống điệu thức trong nhạc truyền thống và phân chia thành các loại hơi chủ yếu: Bắc, Nam, Oán. Hơi Bắc là tập hợp các điệu thức mang tính chất vui vẻ, trong sáng; hơi Nam gồm các điệu thức trang nghiêm (được phân chia thành các loại hơi cụ thể: Xuân, Ai, Đảo); hơi Oán là hơi mới được sáng tạo sau này, hoàn toàn thoát ly những hình thức cấu tạo theo nhạc lễ, nó mang tính chất bi hùng. Sự phân chia thành loại hơi là một thành quả độc đáo về nhạc học và mặt khác, đã chỉ ra tính đa dạng trong âm nhạc truyền thống. Phong trào nhạc tài tử đã sáng tạo hàng loạt những sáng tác mới (giọng Nam, Phụng Hoàng, Tứ Đại, Phụng Cầu, Bình Sa lạc nhạn, Văn Thiên Tường) và nhiều nghệ sĩ tài danh, nhiều nhạc công nổi tiếng. Ở Sài Gòn-Chợ Lớn có thể kể Ba Đại, Cao Huỳnh Diêu, Cao Huỳnh Cả và nơi đây là đô thị lớn nên cũng hội tụ các tài năng xuất sắc từ lục tỉnh, trong đó có các nhạc sĩ, nhạc công và những danh ca thượng thặng. Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất của ca nhạc tài tử là làm nảy sinh một loại hình ca kịch mới: Cải lương. - Ca ra bộ, cải lương Từ hình thức nhạc thính phòng của phong trào nhạc tài tử, nảy sinh một hình thức điểm xướng gọi là ca ra bộ. Đêm biểu diễn bản Tứ đại oán, Bùi Kiệm thi rớt của cô Ba Đắc ở Mỹ Tho năm 1912 được coi là đêm khai sinh của ca kịch cải lương. Ca ra bộ là hình thức thoát thai từ hình thức ca nhạc tài tử, từ buổi đầu có đối xướng, động tác chủ yếu là minh họa lời ca rồi dần dần phát triển đến việc thể hiện tính cách nhân vật. Ca kịch cải lương hình thành và ca nhạc tài tử áp dụng vào các loại hình sân khấu này bị điều kiện hóa (bài bản bị cắt xén hay thay đổi, tiết tấu phải co giãn cho phù hợp với tiết tấu diễn xuất...) trở thành nhạc sân khấu gọi là nhạc cải lương. Nhạc lễ được đổi mới thành nhạc tài tử. Nó tiếp thu các làn điệu dân ca (hò, lý, nói thơ và các loại ca hát dân gian khác) để chuyển hóa thành nhạc tài tử và đây cũng là nguồn bổ sung lớn cho nhạc cải lương sau này. Các tác giả nhạc tài tử (Sáu Lầu, Bảy Triều...) và những tác giả nhạc sân khấu cải lương sau này (Mộng Vân, Tư Chơi, Bảy Nhiêu, Sáu Hải...) đã đóng góp nhiều sáng tác mới phù hợp với đà phát triển của nghệ thuật cải lương-trong đó đặc biệt quan trọng là bài Vọng Cổ. Nhạc cải lương trong quá trình phát triển của các loại kịch bản khác nhau được bổ sung thêm các loại nhạc khác. Cải lương tuồng cổ, ngoài nhạc cụ của các dàn nhạc tài tử còn có thêm bộ gõ và kèn hát bội. Cải lương xã hội, lúc đầu phóng theo truyện phim và kịch của Pháp, lại có thêm dàn nhạc Jazz (Piano, Accordéon, Saxo trompette, Clarinette, Violon, Guitar...). Cải lương Hồ Quảng lại có một số bài cải lương bị Quảng Đông hóa và có cả những bài hát Quảng Đông (Mành bản, Dĩ nhạn, Phảnh phá, Bọc cầm lùng, Sắc dùi thấu, Xảo bản, Xái phỉ...). Cải lương kiếm hiệp đều dùng những bài do Mộng Vân sáng tác và một số ít bài bản cải lương (những sáng tác này của Mộng Vân được người đương thời gọi là nhạc "cà chía". Nói tóm lại, âm nhạc truyền thống của Gia Định-Sài Gòn phát triển trong sự trưởng thành chung của âm nhạc cổ Nam Bộ. Đặc điểm riêng của nó thu thập hầu như toàn bộ những thành tựu và tài năng âm nhạc của lục tỉnh (Bạc Liêu, Rạch Giá, Mỹ Tho, Cần Đước và cả các tỉnh miền Đông). Trong những năm sau năm 1954, ở đây lại du nhập thêm nhiều nhóm nhạc miền Bắc, miền Trung-đặc biệt là nhạc cổ Huế. Ngoài việc du nhập các "phái" nhạc khác nhau ở mọi miền đất nước, nhạc cổ Gia Ðịnh-Sài Gòn, đặc biệt là nhạc cải lương, cũng đã tiếp nhận nhạc phương Tây và nhạc Trung Quốc. Do đó có thể thấy rằng âm nhạc truyền thống ở đây pha trộn nhiều thứ-có thứ có kế thừa chọn lọc, có thứ tùy tiện. Tất nhiên,thời gian và cuộc sống sẽ sàng lọc và thử thách. Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình Tôi Yêu Sài Gòn! “Thật khó nếu tôi nói yêu nhất Sài Gòn cái gì. Chỉ biết đi đâu tôi cũng nhớ Sài Gòn. Nhớ da diết, nhớ như nhớ nhà mình. Tôi chợt bật cười: Mình là người Sài Gòn mà! “ Tôi cũng hãnh diện là người Saigon như tác giả, và không biết yêu nhất Saigon ở chỗ nào nữa.. Saigon không đẹp bằng New York, nhưng tôi vẫn thương, nhớ và hãnh diện tôi là người Saigon. (ảnh minh họa: internet) ““I’m Saigonese” (Tôi là người Sài Gòn). Đó là câu tôi hãnh diện khi giới thiệu về mình cùng các bạn nước ngoài.Từ nhỏ tôi không hề có khái niệm “về quê” vào ngày lễ, tết. Chú, bác, cô, dì tôi là cư dân quận 1, quận 3, quận 5… Thật khó nếu tôi nói yêu nhất Sài Gòn cái gì. Chỉ biết đi đâu tôi cũng nhớ Sài Gòn. Nhớ da diết, nhớ như nhớ nhà mình. Tôi chợt bật cười: Mình là người Sài Gòn mà! Năm tôi sáu tuổi, nhà tôi ở mặt tiền trung tâm TP. Một hôm, bị bệnh, trời mưa to, tôi mệt nhọc ra ban công nhìn trời mưa. Nước chảy trắng xóa dọc theo hai lề đường, mặt nhựa lấp loáng. Bên tai tôi, phòng bà chị, bản nhạc Diễm xưa của Trịnh Công Sơn thánh thót não nùng. Tôi chợt biết thế nào là một bản nhạc hay. Cũng từ đó tôi nhận ra TP mình đẹp biết bao và yêu làm sao Sài Gòn cùng nhạc Trịnh. Tôi không biết Trịnh Công Sơn sáng tác những tình khúc của mình ở đâu. Còn tôi cảm nhận nhạc ông trong lòng TP, ở lứa tuổi thanh xuân đầy mơ mộng của mình. Một buổi chiều, mưa lất phất, với chiếc áo dài màu xanh từ bưu điện băng qua nhà thờ Đức Bà, tôi nghe Tuổi đá buồn. Từ đó, mỗi lần đến nhà thờ Đức Bà ngày chủ nhật, tôi đều hát thầm Tuổi đá buồn. Tôi luôn nghĩ người trong bản nhạc đó chính là mình. Cô đơn giữa lòng TP. Từ nhỏ tôi có thói quen mặc pardessus, che dù, đi qua những con đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương… vào những buổi chiều mưa lất phất. Hoặc đi bộ từ nhà đến nhà thờ Đức Bà cầu nguyện rồi về. Gần Giáng sinh, tôi cùng bạn bè đi bộ đến nhà thờ Đức Bà, thương xá Tax, thương xá Tam Đa, lúc đó còn gọi là Crystal Palace (sau này là tòa nhà ITC) để mua thiệp, mua quà tặng nhau, rồi đến La Pagode ăn kem. Đôi khi nổi hứng cả bọn đi bộ vào ngã sáu Nguyễn Tri Phương hay Phan Thanh Giản (trước Trường Phan Sào Nam) để ăn ốc gạo. Và tôi nhận ra ngã sáu nào ở Sài Gòn cũng có bán ốc gạo. Sài Gòn ngày đó những con đường sạch đẹp, ít hàng quán. Bọn tôi thích đi bộ. Có lần, mải nói chuyện, một đứa đề nghị đi xe buýt. Chẳng cần xem trước sau, bọn tôi leo lên một chiếc xe và được thả xuống một nơi với những con kênh, những tòa nhà kiến trúc cổ khác với “khu vực của mình”, chúng tôi ôm nhau khóc tại một góc đường. Rồi tôi không nhớ về nhà bằng gì – hình như là taxi. Trên con đường về nhà mình, tôi đã lẩm nhẩm hát: “Em đứng lên gọi mưa vào hạ…”. Nhỏ Mỹ cười: “Tao biết về tới đây là mày mừng lắm”. Tôi không trả lời, chỉ thấy nắng hôm ấy rất đẹp… Ngày ITC bị cháy, tôi đã chạy xe qua lại con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa không biết bao nhiêu lần. Tôi cố không dừng xe trước đống hoang tàn. Tôi biết mình sẽ bật khóc. Nơi ấy in dấu chân bọn tôi thời tuổi trẻ … Tôi biết Sài Gòn là của mọi người. Nhưng tôi cũng muốn nói “Sài Gòn là của tôi”. Tôi không ích kỷ nhưng Sài Gòn là sở hữu riêng của tâm hồn tôi. Cho nên nhiều khi ở Sài Gòn mà tôi lại nhớ Sài Gòn da diết là vậy… NGUYỄN NGỌC HÀ Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình bài viết hay quá, sưu tầm những điểm mốc, những địa điểm dễ nhớ đối với nhiều người. cảm ơn các anh nhiều Re: Sài Gòn Xưa và Nay - Sài Gòn của chúng mình Thăm quan đường sông Sài gòn Vừa qua Saigon Show Photo Group có dịp thăm quan du lịch đường sông Sài gòn bằng cano, xuất phát từ một cảng container đi dọc theo sông Sài gòn ra đến tận cảng biển… Xin giới thiệu một số hình ảnh ghi nhận được trong chuyến đi du ngoạn thứ vị này với. Hình ảnh SaigonShow Photo ghi nhận được trên Cano cao tốc này trong chuyến đi. Căn hộ cao cấp Reverside Residence Khu du lịch Tân Cảng Bán đảo Thanh Đa Cầu Thủ Thiêm Giới hạn khoảng không của cầu Thủ Thiêm Tàu du lịch trên sông Sài gòn Khu vực sửa chửa tàu Cảng Ba Son Bến phà Thủ Thiêm nhìn từ xa Bến Nhà Rồng Cầu Phú Mỹ – cầu dây văng hiện đại nhất Sài gòn
KHAC BIỆT GIỮA HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN Hình thức Ở Hà Nội, cho dù trong túi bạn không có tiền nhưng ra đường vẫn muốn “xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần, đầu tóc bóng loáng”! Đến Sài Gòn bạn sẽ thấy nhiều người đi xe 67 của bảo tàng, điện thoại đời đầu, áo phông cũ, nhưng nếu ai hỏi tiền sẽ trả lời: “Cần nhiêu?”. Giao thông Ở Hà Nội, nhiều xe máy lấn phần xe hơi, nhưng luôn phải quan sát phía sau nếu muốn dừng lại khi đèn đỏ! Đến Sài Gòn, bạn có thể thấy người ta vượt đèn đỏ, nhưng không ai dám đi vào phần đường của xe hơi! Gọi điện ngoài đường Ở Hà Nội, bạn có thể đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại “cho cả thế giới biết bạn là ai”! Đến Sài Gòn, bạn hãy dắt xe lên vỉa hè nói chuyện nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn “cuốn theo chiều gió”! Cơn mưa Mưa Hà Nội giống như tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ dai dẳng và làm cho bạn nhớ mãi! Những cơn mưa Sài Gòn giống tính tình của các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên! Con gái Con gái Hà Nội, da trắng, nói năng nhỏ nhẹ, gọi người yêu là anh yêu. Khi bạn đã yêu thì khó bỏ! Con gái Sài Gòn da rám nắng, nói năng ngọt ngào, gọi người yêu là ông xã. Khó tán nếu muốn yêu! Hai cô gái cùng thích một món đồ Con gái Hà Nội sẽ nói với bạn: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”. Con gái Sài Gòn thủ thỉ: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”. Khách sạn Ở Hà Nội, khi dừng xe trước cửa khách sạn, có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu! Đến Sài Gòn, xe vừa dừng, xuất hiện ngay người chạy tới mở cửa và giúp bạn bê đồ vào khách sạn! Thái độ phục vụ Ở Hà Nội, chắc hẳn bạn sẽ xúc động đến lăn đùng khi thấy người phục vụ nói lời cảm ơn! Đến Sài Gòn, dần dần bạn sẽ thấy “bình thường thôi” khi cô lễ tân cúi gập người chào bạn! Đi hát Karaoke Đi hát ở Hà Nội chủ yếu hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ. Hát xong quên luôn vừa hát bài gì! Đến Sài Gòn nhớ hát hay là chính, vì thế phải gắng hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê một cục! Đi sắm đồ Ở Hà Nội, sáng ra bạn vào cửa hàng quần áo chọn hàng mà không mua, bạn sẽ được nghe người bán hàng văng một tràng tiếng Đan Mạch và họ còn đốt vía sau khi bạn đi! Đến Sài Gòn, không kể sáng trưa chiều tối, nắng mưa gió bão, bạn chọn thoải mái, nếu bạn không mua, người bán hàng nói: “Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha”! Ngôn ngữ Ở Hà Nội, trước khi đi Sài Gòn, bạn chào họ hàng: “Cháu chào cô cháu đi!”. Từ Sài Gòn, bạn về Hà Nội, bạn chào hàng xóm: “Con thưa dì con dzìa!”. Quán cà phê Ở Hà Nội bạn sẽ quen mắt với quán cà phê chen chúc, hai đôi tình nhân chung một bàn! Đến Sài Gòn bạn sẽ lạ mắt khi thấy những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus! Gọi cà phê Ở Hà Nội khi bạn gọi “cà phê nâu” sẽ được cà phê sữa. Đến Sài Gòn nếu gọi câu đó chủ quán sẽ mang cho cà phê đen! Ở Hà Nội, nếu bạn gọi “bạch sửu” họ tưởng bạn là người Tàu! Nhưng đến Sài Gòn họ sẽ mang cho bạn ly cà phê sữa! Sau khi gọi cà phê Ở Hà Nội, bạn được một cốc cà phê có ít sữa và vài cục đá lạnh nhỏ. Nếu muốn có cốc nước lọc bạn phải gọi vài lần. Đến Sài Gòn, bạn sẽ thấy cốc cà phê có sữa và đá lạnh đầy ú ụ. Cùng với đó là cốc trà đá to đùng và nước lọc đủ để tắm! Uống cà phê Ở Hà Nội thường có thói quen uống cà phê khi đi chơi vào buổi tối, hoặc trước khi… đi ngủ! Đến Sài Gòn bạn sẽ thấy thiên hạ uống cà phê có nhiều đá vào buổi sáng, và uống trước khi đi làm! Khi có người rủ bạn ăn sáng Ở Hà Nội: Hoặc là bạn đủ tiền cho hai người, hoặc là chẳng cần đồng nào! Đến Sài Gòn: Nếu bạn nhận lời đi ăn sáng cùng, ăn xong tiền ai nấy trả! Ăn sáng Có thể bạn quen với bát phở Hà Nội không thể thiếu mì chính và quẩy, được bưng ra trong khi ngón tay người phục vụ nhúng cả vào đó! Đến Sài Gòn bạn đừng ngạc nhiên khi phở phải có rau, giá và tương, được bưng ra với cái tô được đặt trên chiếc đĩa! Chùa chiền Chùa chiền ở Hà Nội khi bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa! Đến Sài Gòn bạn sẽ không quen với không gian ồn ào, không tịnh, khách đến chủ yếu là tham quan! Đèn đỏ Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước Hà Nội: chửi tan nát đối tượng Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp Con đường Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm Trà đá Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí Ăn trưa Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền Dao dĩa Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa Dạ vâng Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!” Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng” Tỏ tình Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?” Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?” Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!” HN: Yêu vẫn phải giữ SG: Yêu là hết mình luôn Giữ xe hàng quán Hà Nội: trông hộ xe miễn phí Sài Gòn: “Anh cho xin 2 ngàn” Xôi Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi Siêu thị Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình Nhà sách Hà Nội : Nhân viên hách dịch Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi Tào phớ Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai! Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài. Chè Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút. Cắt chanh Hà Nội: Bổ ngang Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa Cây xanh Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai Tán gái Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán Cuối tuần Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi Sài Gòn: đi ăn tiệm Chất chơi và chất chiến Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có. Sài Gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền: Chú cần nhiêu??? Chợ tình Chợ tình Sài Gòn: Anh hai có sài em hông? Chợ tình Hà Nội: Chơi gái không đại ca? Gọi người yêu Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu. Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã. Xe Hà Nội: hiếm gặp những xe đời cũ Sài Gòn: những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố Vá xe Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho. Hồ Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại. Xe khách Sài Gòn: Đi xe đò!!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng) không đón thêm nếu đã đầy. Hà Nội: Anh ngối xích vào, cho người ta ngồi với! Ra đường Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề Hà Nội: Đội nón tai bèo tà rề rề dạo phố Shopping Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào! Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha. Nói tức Hà Nội: Đồ dở hơi Sài Gòn: Quân mắc dịch Hài Hà Nội: Nặng về lời nói. Sài Gòn: Nặng về cử chỉ. Nói năng Người Hà Nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu! Người Sài Gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu! Quán Internet Hà Nội: ít nhưng rẻ! Sài Gòn: nhiều mà mắc! Nhà cửa Hà Nội: rộng và sâu Sài Gòn: nhỏ và ngắn Chào hỏi Hà Nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói! Sài Gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người! Về đồ ăn Người Hà Nội hay ăn mặn Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt Ngồi quán Hà Nội: Nhiều quán ngồi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi! Sài Gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy! Giục người bán hàng gói nhanh lên Sài Gòn: Vâng em làm ngay đây Hà Nội: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh sang hàng khác! Phong cách sống Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn. Cái tẩy Ở Hà Nội: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy Ở Sài Gòn: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá. Thuốc lá Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai. Cảm ơn Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn Ăn mặc Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào khách sạn Rex Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ Xe máy Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ Ăn phở Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê Giầy vớ Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày Chợ tình Chợ tình Sài gòn: Anh hai có xài em hông Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca Ca ve: Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave… cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?” cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha…” Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi… ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền Uống bia Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về Xôi Hà Nội : Gói lá Sài Gòn : Cho vào hộp, hay bịch nylon Phở Hà Nội : khó mà thiếu mì chính, quẩy Sài gòn : Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen) Nước canh rau muống Hà Nội : Sấu, chanh Sài Gòn : Me, chanh Cơm sườn Hà Nội : những miếng sườn nhỏ nhỏ xào chua ngọt, ngon kinh hoàng Sài Gòn : một tảng thịt nướng to đùng Hồ Hà Nội : mênh mông là nước, đẹp và thơ mộng Sài Gòn : như một cái ao bé cỏn con. Thời trang Hà Nội : không nhiều nhưng tinh tế Sài Gòn : nhiều vô kể, giá rẻ , không đến nỗi nào nhưng không đặc sắc Sinh viên và cave Hà nội: Nhiều em cave trông như sinh viên Sài gòn: Nhiều em SV trông như cave NGÀY 23/10/12