Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

BÍ ẨN TRONG CHỮ PHƯỚC

Entry for 03 October 2008

v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";}
Thiên Hạ Đệ Nhất Phước Nguyên

Trong động Mật Vân, Cung Vương Phủ ở Bắc Kinh hiện đang lưu giữ một tấm bia có chữ Phước với danh xưng Thiên Hạ Đệ Nhất Phước Nguyên, ngày ngày đều có người đến đây cầu phước, ai cũng muốn tự mình sờ vào chữ Phước linh nghiệm đệ nhất thiên hạ này để được thêm chút may mắn.Vào năm Khang Hy thứ 12 (Dương lịch 1679) săp tới lễ chúc Đại Thọ tuổi 60 của thái hậu Hiếu Trang, không may thì thái hậu sanh trọng bịnh, thái y đều bó tay, trong tình thế ấy, vua Khang Hy bèn tìm lại những tư liệu ghi chép về việc cầu phước của tiên đế ngày xưa để lại, đại ý nói nếu là chân mạng thiên tử có vạn phước vạn thọ thì có thể hướng lên trời cầu xin phước và kéo dài tuổi thọ, vua liền quyết định cầu phước cho tổ mẫu. Sau ba ngày tắm gội trai giới chỉ trong khoảng đánh hắng vua đã viết xong bức phù có chữ Phước, trên đầu chữ Phước còn đóng ấn vua "Khang Hy ngự bút chi bảo ấn", với ý là "Vận lớn đứng đầu, Phước tinh chiếu soi, trấn áp hết các yêu tà trong thiên hạ"Khang Hy trong đời ít viết chữ. Ngày nay trong nội thành Bắc Kinh, ngoài công văn ra, qua sự khảo chứng thì Khang Hy chỉ viết vỏn vẹn ba chữ, ngoài chữ Phước được khắc trên bia kia thì còn có hai chữ "Vô Vi" treo ở điện Giao Thái cố cung. "Vô Vi" mang hai ý nghĩa rất quan trọng: Một là, răn các vua chúa không nên can thiệp quá nhiều vào việc các quan, thực hiện "chính sách Vô Vi", hai là điện Giao Thái là nơi ngăn cách giữa hậu cung và triều đường (Nhà của vua và các quan thăng triều bàn chính sự), bức chữ này cũng là để nhắc nhở người ở hậu cung đến nơi này phải Vô Vi, không được can thiệp vào chuyện triều chính. Nhưng, với bức chữ có ý nghĩa quan trọng như vậy cũng không hề có đóng bảo ấn Khang Hy ngự bút vào đó. Có thể thấy được rằng Ngọc Ấn của vua còn là một vật quý hiếm giúp tăng thêm "Phước".Thái hậu Hiếu Trang từ khi có được bức "Phước" này bệnh tình liền giảm nhẹ đi, mười lăm năm sau, thái hậu mới mất và thọ được 75 tuổi. Nhân gian cho rằng đây là phước duyên do Khang Hy cầu xin phước mạng mà có được. Sau việc này vua Khang Hy mấy lần ngự bút viết lại nhưng không có chữ nào xuất thần như vậy, thế nên dân gian càng đồn đại thêm đây là Phước lớn của trời ban.Điều khiến người ta cảm thấy kì lạ là, chữ Phước này vô tình đã tạo nên một kỉ lục chưa từng có, xem kỉ thì đúng là một tác phẩm tuyệt vời cùng với sự linh ứng của trời mà thành. Trước hết, sau khi đóng thêm con dấu của Bảo Ấn vua đã trở thành một bức chữ Phước không thể treo ngược duy nhất của Trung Quốc cũng như trên thế giới. Kến đó là chữ Phước này hình ốm mà dài, cùng âm với "Thọ Trường", dân gian còn gọi đó là "Trường Thọ Phước".Tục ngữ nói "Có phước tất phải có thọ, có thọ tất phải phước, có phước không có thọ thì cũng như chẳng có phước gì cả". Tuy vậy, hai chữ "Phước" và "Thọ" hình dạng quá khác nhau, từ xưa nay không có nhà thư pháp nào có thể viết chung hai chu Phước Thọ chung nhau được, nhưng bức ngự bảo này đã giải quyết được vấn đề đó. Nửa bên phải của chữ Phước lại vừa đúng như cách viết chữ Thọ trong Lan đình tự của Vương Hi. Vì vậy mà bức chữ này là bức chữ Phước duy nhất thể hiện cùng lúc hay chữ "Phước" và "Thọ" hiện đang được bảo tồn, dân gian gọi đó là bức "Trong phước có thọ; trong tho có Phước. Cái đáng trân quí hơn đó là chữ Phước này so với chữ phước dân gian thường gọi "Y lộc toàn, nhất khẩu điền - 福" không hề giống nhau. Vì bên trong đó bao hàm nhiều từ chung lại "đa tử, đa tài, đa điền, đa thọ, đa phước" cho nên cũng là chữ Phước có một không hai gom chung "Ngủ Phước" làm một.Do chữ điền 田 chưa đóng nên hồng phúc vô biên, phước cũng vô biên. Thái hậu Hiếu Trang gọi đó là nguồn của Phước, dân gian thì gọi là gốc của năm phước, nguồn của vạn phước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét