Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

XEM NỐT RUỒI TRÊN KHUÔN MẶT

Entry for 15 November 2008
Xem Nốt Ruồi Trên Mặt



1. Khắc Cha Mẹ. Thường phải xa cha hoặc mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên tự lập, không có số nhờ cha, mẹ

2. Khắc Cha Mẹ. Thường phải xa cha hoặc mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên tự lập, không có số nhờ cha, mẹ

3. Khắc cha mẹ. Thường mất cha mẹ lúc còn trẻ tuổi

4. Người có cuộc sống bình đạm, không bon chen

5. Người có đạo đức

6. Sống rất thọ, cuộc đời sung túc nếu có cả nốt ruồi số 2

7. Số may mắn, làm việc thường lúc nào cũng thành công

8. Nốt ruồi đại phú, có nhiều tiền bạc, tài của

9. Nốt ruồi quí, thường có danh vọng, địa vị cao trong xã hội

10. Người biết xuôi theo thời, thường được người có thế lực đỡ đầu

11. Nốt ruồi thị phi. Dễ bị liên quan trong các vụ kiện tụng, thưa gởi, tiếng đồn xấu ..

12. Nốt ruồi đại kiết. Cuộc đời thường gặp nhiều may mắn

13. Khắc cha. Thường cha chết trước mẹ

14. Nốt ruồi ly hương. Phải rời xa quê quán lập nghiệp mới thành công

15. Nốt ruồi tha hương. Thường sống xa nhà , khi chết cũng ở xứ khác

16. Nốt ruồi Thiên-Hình. Dễ bị thương tật, hay xãy ra tai nạn

17. Thường có nhiều tiền bạc. Làm chơi ăn thiệt

18. Nốt ruồi cô quả. Thường sống độc thân, có gia đình cũng không lâu bền hoặc không hạnh phúc

19. Nốt ruồi kém may mắn. Thường không thành công trong cuộc đời. Khi chết xa quê hương

20. Thường làm về các nghề sản xuất như công kỹ nghệ, hoặc chăn nuôi, trồng trọt. Không có số làm thương mại

21. Nốt ruồi triệu phú. Giàu nhỏ nhờ làm việc nhiều và biết cần kiệm.

22. Nốt ruồi công danh. Thi cử dễ đậu cao, thường làm việc các nghề chuyên môn, cần bằng cấp

23. Nốt ruồi hoạnh tài. Thường chạy chọt áp phe, cờ bạc, hay trúng số

24. Nốt ruồi phú quí. Tốt về cả công danh lẫn tài lực

25. Thường thân cận với những người quyền quí hay giàu có

26. Nốt ruồi đa nghệ. Nghề nào làm cũng dễ thành công

27. Nốt ruồi xui xẻo

28. Làm ăn dễ thất bại. Không nên mưu sự lớn

29. Nốt ruồi thiên lộc. Làm chơi ăn thiệt, thường có của trên trời rơi xuống

30. Nốt ruồi khôn ngoan, biết lợi dụng thời cơ để kiếm lời

31. Nốt ruồi phá gia. Làm ăn hay gặp trở ngại đến mức phá sản. Cẩn thận về cờ bạc

32. Nốt ruồi tai nạn, dễ bệnh hoạn, tai nạn

33. Dễ bị tai nạn, thương tích

34. Tiền kiết hậu hung. Làm ăn trước tốt sau xấu. Chớ nên làm những việc có tính cách ngắn hạn như áp phe, mánh mun, sale, ..

35. May mắn. Cuộc đời ít rủi ro, thường được nhiều người giúp đỡ

36. Nốt ruồi phú. Làm giàu nhanh chóng

37. Tính người hung dữ, hay kiếm chuyện, hay gây rắc rối

38. Dễ gặp tai nạn vì bất cẩn

39. Tốt về mọi mặt từ sự nghiệp đến tình cảm

40. Tiền hung hậu kiết. Công việc thường có trở ngại lúc đầu, nhưng càng về sau càng tốt, giàu có

41. Hay gặp rủi ro, thất bại

42. Hay bị thương tích, thân thể thường có thương tật, tì vết

43. Nốt ruồi xui xẻo

44. Nốt ruồi lãng mạn, nam cũng như nữ. Thường có nhiều quan hệ nhân tình

45. Phát đạt. Làm ăn dễ thành công

46. Nốt ruồi xui xẻo

47. Nốt ruồi ly hương. Làm ăn có lúc phát rất mạnh, nhưng cuộc đời dễ bị phá sản

48. Hay bị tai bay vạ gởi, không làm mà chịu

49. Nốt ruồi phân ly. Vợ chồng, nhân tình dễ xa cách

50. Khắc con cái, sinh nhiều nuôi ít

51. Sát thê, vợ chồng dễ phân ly

52. Khắc cha. Xa cha sẽ khá hơn

53. Hay gặp tai họa, rủi ro

54. Khắc mẹ. Số không sống gần mẹ. Vợ chồng cũng dễ phân ly

55. Kém may mắn, cuộc đời hay gặp những chuyện hung dữ, kẻ ác

56. Khắc con cái. Thường không sống gần con. Sinh nở khó khăn

57. Sát thê. Vợ chồng dễ phân ly

58. Tính tham lam. Có tật ăn cắp vặt

59. Nốt ruồi lãng mạn, nam cũng như nữ. Thường có nhiều quan hệ nhân tình bất chính

60. Thông minh và khôn ngoan. Học ít hiểu nhiều

61. Số dễ bị tai nạn

62. Thông minh, sống rất thọ. Tiền bạc trung bình

63. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết

64. Nốt ruồi quan tụng. Trong đời hay xảy ra chuyện lôi thôi về kiện tụng

65. Khắc cha. Thường mất cha hoặc sống xa cha từ nhỏ

66. Thông minh, học ít hiểu nhiều. Sống rất thọ

67. Nốt ruồi cô độc. Thường phải ly hương, xa gia đình, xa vợ con

68. Dễ bị tai nạn về nước và lửa

69. Nói nhiều, hay bị người ghét vì ăn nói. Nói không cẩn thận và không nghĩ đến cảm giác người khác

70. Ngồi lê đôi mách, hay để ý chuyện của người khác

71. Tính xấu, thường hà tiện và tham lam

72. Con cái, người dưới hay bị hoạn nạn

73. Nốt ruồi tuyệt tự, khó có con

74. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết

75. Dễ bị tai nạn về sông nước

76. Tính xấu, tham lam, lòng dạ không ngay thẳng

77. Nốt ruồi hoạnh tài. Thường chạy chọt áp phe, cờ bạc, hay trúng số

78. Nốt ruồi thị phi. Họa đến từ miệng, thần khẩu hại xác phàm

79. May mắn, làm ăn, công việc luôn có người giúp

80. Thông minh, nhạy bén, thi cử dễ đổ cao

81. Nốt ruồi Hòa Lộc. Tiền hết lại có, không bị túng thiếu

82. Nốt ruồi ngoại tình, đa tình. Nam cũng như nữ, đều dễ ngoại tình

83. Nốt ruồi phú. Thường giàu có nhờ làm ăn được nhiều người giúp đỡ

84. Nốt ruồi may mắn. Cuộc đời thường may mắn, dễ kiếm tiền

85. Dễ bị phá sản vì thiên tai hay chiến tranh

86. Nốt ruồi hoạnh phát. Thường có tài lộc, của vô rất nhanh

87. Nốt ruồi lãng mạn. Nam cũng như nữ đều thích chuyện tình ái, chăn gói. Thường có nhiều quan hệ cùng lúc

88. Nốt ruồi trác táng. Dễ sa ngã vào rượu chè, hút sách ..

89. Khôn ngoan, thông minh, tính tình rộng rãi

90. Số sung sướng, không giàu nhưng nhàn hạ, hưởng thụ.

91. Nốt ruồi bình an. Cuộc đời không sợ tai nạn

92. Dễ bị người khác cướp giật, sang đoạt tài sản

93. Nốt ruồi phong lưu. Thường có đời sống xa hoa, hưởng thụ

94. Giàu có và khôn ngoan. Hay gặp may mắn về tài lộc

95. Thường có danh vọng, địa vị trong xã hội

MỘT CHÚT HỒN THƠ

MỘT CHÚT HỒN THƠ


Mẹ dạy con bài học về màu
Bài đầu tiên chỉ có xanh và đỏ
Đỏ là hoa và xanh là cỏ
Sắc màu nào cũng rõ cũng tươi

Mắt ngây thơ, trong trẻo, yêu đời
Con chỉ thích những màu sặc sỡ
Áo con mặc cũng vàng hớn hở
Chạy trong nhà như một chú gà con…

Hôm nay con đã biết nhiều hơn
Con thích ngắm màu da trời xanh ngắt
Con bảo trên kia có nhiều mây trắng
Và lo lắng vô cùng khi thấy bóng mây đen

Trời tối rồi, con thủ thỉ: “Màu êm”:
Êm dịu trăng lên và rất nhiều sao sáng
Trời có sao con gọi “màu lấp lánh”
Trời không sao con biết nói “nhờ nhờ”

Mẹ gửi cầu vồng vào những giấc mơ
Nghe xôn xao tiếng cười con vui vẻ
Và sáng ra chờ con khoe với mẹ
Những cái tên kỳ lạ của từng màu!

Bài học về màu này mẹ sẽ nhớ rất lâu….




Đỉnh nối đỉnh dập dồn
Sẫm dần theo nắng rớt
Cả dãy Hoàng Liên Sơn
Núi thay màu từng phút.

Gác nhà giao tế cao
Dõi chừng về các rẻo
Lòng suối rừng xôn xao
Tiếng khèn lên vắt vẻo

Lại chuyển thành tím than
Núi đang màu cánh kiến
Khi tiếng người râm ran
Ba ngả đường vào huyện

Rũ bụi đèo quanh co
Ngựa thò phì hơi cám
Vành còn vướng gianh khô
Xe xếp đầy ngõ trạm.

Túi thêu nền vải chàm
Lủng lẳng bàn xà cột
Phong Thổ chiều cuối năm
Đảng viên về dự họp.

Núi nhoà vào bóng râm
Núi lẫn trong nền tối
Đèn sáng rực uỷ ban
Đêm mở màn đại hội.

Bàn định cư định canh
Bàn phân mùn, giống cấy
Một màu núi rất xanh
Trong mắt anh huyện uỷ.




“Người nay chẳng thấy trăng thời trước

Người trước, trăng nay soi đã từng

Người trước, người nay như nước chảy

Cùng xem trăng sáng đều thế đấy

Chỉ ước vui ca thưởng chén quỳnh

Be vàng, trăng sáng vào rọi mãi”.

(Tương Như dịch)

Tam Nguyên Yên Đổ cũng có nhiều câu thơ rất đậm đà ý vị nói về rượu:

“Khi vui chén rượu say không biết

Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa”.

(Cáo quan về ở nhà)

“Em cũng chẳng no mà chẳng đói,

Thung thăng chiếc lá, rượi lưng bầu”.

(Lụt hỏi thăm bạn)

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua”…

Và còn có “Thu ẩm” – mùa thu uống rượu.

Cảm xúc !
Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động

Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?



Yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc vô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít
Xa cách
Có một bận em ngồi xa anh quá ,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn .
Em xích gần thêm một chút , anh hờn ,
em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa .

Anh sắp giận , em mỉm cười vội vã
đến kề anh và mơn trớn :" Em đây ! "
Anh vui liền , nhưng bỗng lại buồn ngay ,
vì anh nghĩ : thế vẫn còn xa lắm .


Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm !
Ôi trời xa , vầng trán của người yêu !
Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều
mà ta riết giữa đôi tay thất vọng .
Dầu tin tưởng chung một đời , một mộng ,
em là em ; anh vẫn cứ là anh .
Có thể nào qua Vạn lý trường thành
của hai vũ trụ chứa đầy bí mật .
Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất ,
quá khứ anh , anh không nhắc cùng em .
_ Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm ,
ta chưa thấu , nữa là ai thấu rõ .
Kiếm mãi , nghi hoài , hay ghen bóng gió ,
anh muốn vào dò xét giấc em mơ ,
nhưng anh dấu em những mộng không ngờ ,
cũng như em dấu những điều quá thực ...

Hãy sát đôi đầu , hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài !
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa , anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm ! "


Yêu nhau từ một buổi chiều
Một chiều xuân đẹp có nhiều bướm hoa
Em là cả một bài thơ
Em là cả một nguồn mơ ái tình



Rừng hương hoa gấm mong manh
Trời mưa ngâu ngỏ ngại anh dặm buồn


Tiển anh một chén rượu tàn
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau
Cuộc cờ thế sự binh đao
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn


Hiu hắt lòng ta như thiếu nắng
Như những ngày những tháng không em


Nước non ngàn dặm đôi hàng lệ
Tâm sự năm canh một bóng đèn


Em đi dẫy núi nhìn ngây ngất
Đá cũng tình si nhớ gót son



Em đi rồi then khóa cả chiêm bao
Gầy vóc mộng gói tròn manh áo nhớ

Ý thu lạnh len vào trong gió
Lòng se lòng nỗi nhớ dâng lên
Chân trời cánh nhạn bóng chim
Lòng anh chỉ một bóng em hẹn chờ




Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi


Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ
Chua cay này há có vì ai
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề

Mười năm chừng mới hôm nay
Hương trinh ngây ngất còn say đắm hồn
Còn nghe thơm nụ môi hôn
Còn nghe rung động lần hôn buổi đầu


Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi


Tôi vẫn luân hồi muôn kiếp nhớ
Cho dẫu ngày mai ai lãng quên


Nhớ Mùa Thu Xưa

Giờ đây tưởng nhớ người xưa
Hồn đau lòng lạnh tâm tư lắng chìm
Trong tim còn một chút tình
Bởi chưng còn dấu vết hình cố nhân


Nụ Hôn Trinh Nguyên

Mắt em lấp lánh sao rơi
Môi em như đóa mộng đời ngất ngây
Hằn trên môi vị cay cay
Hồn anh ngơ ngẩn đắm say một đời

Buồn Đêm Mưa

Đêm đêm làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn

Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
Rơi rơi dìu dịu rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ

Tương tư hướng lạc phương mờ
Trở nghiêng gối mộng hững hờ nằm nghe
Gió về lòng rộng không che
Hơi mây hiu hắt bốn bề tâm tư


Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

Này em ơi dòng sông bao giờ cạn
Mối tình ta có phai lạt không em
Ngẩng đầu lên ánh trăng vàng run rẩy
Đổ tràn lên mái tóc đẫm sương đêm
Qua kẽ lá kìa ngôi sao nhìn trộm
Hắn nhìn em say đắm gục vai anh

Bài Thơ Dang Dở

Bài thơ tình tôi bao lần định viết
Bụi phủ vàng trong góc tủ lặng yên
Tả tình yêu không dang dở ưu phiền
Nồng như mộng ấm như vòng tay khép

Tôi muốn viết một bài thơ thật đẹp
Cho cuộc tình duy nhất khó mà quên
Ðã bao lần tôi đặt bút viết tên
Thơ chưa vẹn tình tôi đà tan vở

Tôi đã viết bao bài thơ nức nở
Những cuộc tình đã lặng lẽ đi qua
Thơ của tôi cứ mãi ướt lệ nhòa
Còn tình đẹp thì hoài không thấy bóng

Tôi ngán lắm những vần thơ lạnh cóng
Những bài thơ không hơi nóng tình yêu
Những vần thơ diễn tả nổi cô liêu
Lệ đẫm ướt khóc những tình buồn bả

Ở ngoài kia người người đang hối hả
Ðiểm tô cho tình yêu thật trong đời
Nhìn lại lòng sao tôi vẫn chơi vơi
Bài thơ tình lại một lần xếp kỷ

Thất Tình Ca

Yêu em là chuyện tình cờ
Mất em thêm một tình cờ thứ hai
Cả ngày ngồi nhậu lai rai
Thấy ta xứng đáng được hai tình cờ...

Bao La Sầu

Nhớ em trong ánh trǎng mờ
Sóng cây gió gợn trời bao la sầu
Chim chi gọi mãi bên cầu
Phải chòm sao rụng trước lầu hở em
Lắng nghe trǎng giãi bên thềm
Lắng nghe trǎng giãi bên thềm ái ân

Đã Khuya Rồi

Hoa lan quên nở trên giàn
Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa
Tiếc gì em nửa đường tơ
Cho hoa quên nở trăng mờ quạnh soi
Chờ em đêm đã khuya rồi
Rộn ràng lá đổ vàng rơi đầy thềm

Đợi

Yêu với không yêu nói lúc đầu
Làm chi như thể phỉnh phờ nhau
Hôm ni hôm nớ mong rồi đợi
Trǎng nở đầy buồng người ở đâu

Khi Thu Rụng Lá

Em có bao giờ nói với anh
Những câu tình tứ thuở ngày xanh
Khi thu rụng lá bên hè vắng
Tiếng sáo ngân xa vẳng trước mành

Em có bao giờ nghĩ tới anh
Khi tay vin rũ lá trên cành
Cười chim cợt gió nào đâu biết
Chua chát lòng anh biết mấy tình

Lòng anh như nước hồ thu lạnh
Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà
Ngày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua

Mùa đông đến ở bên sông
Vội vã cô em đi lấy chồng
Em có biết chăng ngày hạ thắm
Tình anh lưu luyến một bên lòng

Khi Yêu

Không biết làm sao nói được nhiều
Như khi lòng chửa biết thương yêu
Khi yêu quên cả lời sǎn sóc
Nhìn lại nhìn nhau chiều lại chiều

Một Chút Tình

Chửa biết tên nàng biết tuổi nàng
Mà sầu trong dạ đã mang mang
Tình yêu như bóng trǎng hiu quạnh
Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương

Ta chỉ xin em một chút tình
Cho lòng thắm lại với ngày xanh
Sao em quên cả khi chào đón
Tình ái chiều xuân đến trước mành

Rộn rã cười vang một góc lầu
Ngây thơ em đã biết gì đâu
Đêm khuya trǎng động trong cây lá
Vò võ ta se mấy đoạn sầu

Lác đác ngày xuân rụng trước thềm
Lạnh lùng ta dõi bước chân em
Âm thầm ấp mối xa xa vọng
Đường thế đâu tìm bóng áo xiêm

Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau
Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau
Chờ anh dưới gốc sim già nhá
Em hái đưa anh đóa mộng đầu

Thú Đau Thương

Tình đã len trong màu nắng mới
Lòng anh buồn vời vợi em ơi
Niềm yêu rung động đôi môi
Tình đầy khôn lựa được lời thắm tươi

Đã héo lắm nụ cười trong mộng
Đã mờ mờ lắm bóng thân yêu
Đã lam tím cả cảnh chiều
Trong hồn lặng đã hiu hiu mộng tàn

Để chăn gối im nằm chỗ cũ
Hãy lịm người trong thú đau thương
Giờ đây ta đốt nén hương
Trên tay ta buộc giải tang cho tình

Trăng Lên

Vừng trăng lên mái tóc mây
Một hồn thu tạnh mơ say hương nồng
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em

Anh Hứa Đi Anh

Em đã yêu anh đến dại người
Lòng em ngày tháng dễ nào nguôi
Yêu anh trên hết tình yêu mến
Và sẽ yêu anh suốt một đời

Đêm Cuối Cùng

Hội làng mở giữa mùa thu
Giời cao gió cả giăng như ban ngày
Hội làng còn một đêm nay
Gặp em còn một lần này nữa thôi

Gửi Cố Nhân

Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi
Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
Vớt giùm trong nước lấy hồn tôi

Lỡ Duyên

Pháo ơi đừng nổ rộn ràng
Đừng phô sắc thắm đừng làm ta say
Biết đâu chịu khổ thế này
Thà rằng đừng sống những ngày yêu đương

Rắc Bướm Lên Hoa

Ai đem rắc bướm lên hoa
Rắc bèo xuống giếng rắc ta vào nàng
Ai đem nhuộm lá cho vàng
Nhuộm đời cho bạc cho nàng phụ ta

Tương Tư

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

Xa Cách

Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy anh đừng yêu em

Tình tôi mở giữa mùa thu
Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm

Năm xưa đêm ấy giường này
Cắn răng nhắm mắt cau mày cực chưa
Thế là tàn một giấc mơ
Thế là cả một bài thơ não nùng

Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàng

Lòng anh như hoa hướng dương
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng

Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu cộng lại một ngày dài ghê

Mành tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình

Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vừng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

Từ phen đá biết tuổi vàng
Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia

Đến Chiều

Tôi yêu là bởi tôi yêu
Cầm tay cô hỏi nhiều điều làm chi
Khi yêu không đắn đo gì
Phân phô chừ biết nói vì cớ sao
Huống hồ yêu tự khi nào
Hôm qua lòng thấy ngọt ngào mới hay
Gạn gùng nông cạn phơi bày
Họa chăng có một điều này đơn sơ
Thuyền tình đã gặp người đưa
Giong khơi không lẽ đôi giờ rồi thôi
Tin nhau ai nói bằng lời
Và mai ai biết xa vời bao nhiêu
Một thương là sự đã liều
Thì theo cho đến xế chiều chứ sao

Tương Tư

Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia...

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em dài anh chẳng thiết mùa xuân

Ðưa Em Tìm Ðộng Vàng

...Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa

Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng

Sao em bước nhỏ ngập ngừng
Bên cầu sương rụng mấy từng mai mơ
Đêm về thắp nến làm thơ
Tiếng chân còn vọng nửa tờ thơ tôi...

...Áo em vạt tím ngàn sim
Nửa nao nức gọi nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ độ bao giờ
Gặp đây giả bộ hững hờ khói bay

Tình cờ như núi gặp mây
Như sương đậu cánh hoa gầy tiêu dao
Tỉnh ra thì giấc chiêm bao
Chuyện mười năm cũ lại nao nao lòng...

Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

Tống Biệt Hành

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong


Những phút ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên

Mà trong em tình yêu này bất diệt
Như sao trời ngàn kiếp vẫn yêu trăng

Phố xưa nước mắt đong đầy
Đường Quy Nhơn đó giờ đây lạnh lùng
Em còn đếm bước cô đơn
Đêm khuya bóng nhỏ lối mòn chia ly

Nụ Hôn Đầu

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh cỏ biếc trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông

Trên môi ta vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời

Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng cỏ biếc vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa

Xa nhau gió ít lạnh nhiều
Lửa khuya tàn chậm mưa chiều đổ nhanh

Đưa em về tôi chọn đường xa nhất
Đón em sang tôi lựa ngõ thật gần
Hoa cỏ lối vào như ngại gió
Nắng trên cành bóng rợp phủ đầy sân

Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà

Anh sẽ trầm luân ngàn kiếp nhớ
Cho dẫu ngày mai em lãng quên

Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai

Cảm Xúc

Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến...

Nằm Đêm Anh Cứ Thương Em

Nằm đêm anh cứ thương em
Rơi nghiêng nước mắt một bên gối nằm
Thế này cho hết trăm năm
Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em

Vì Sao

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó đến hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhè gió hiu hiu

Yêu

Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết

Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi

Tình yêu muôn thuở vẫn là hương
Biết mấy lòng thơm mở giữa đường

Tương tư ăn phải miếng mồi
Đứng đi trong lửa nằm ngồi trong sương
Phải duyên phải lứa thì thương
Để chi đêm thẳm ngày trường hỡi em


Gọi nắng ru tình trong gió xuân
Cỏ cây khép nép cũng khoe mình
Anh nghe hương xuân tràn trong óc
Đặt ngọn bút hồng viết tình xuân

Mai khoe áo mới, trong nắng mai
Em khoa lunh linh mái tóc dài
Như dòng suối chảy cùng năm tháng
Anh nguyện chân tình sẽ không phai

Mùa xuân hương hoa ngát thế trần
Người người vui vẻ dạo phố xuân
Anh đi bên em lòng rạo rực
Muốn nói bao lời... lại phân vân


Đối XUân


Giá se lành lạnh xuyên mành
Sương mù phủ kín cả vành trăng thơ
Cỏ cây Ủ rủ trông chờ
Nắng hồng mùa tết để mơ trở mình

Mai buồn khép nép làm thinh
Nhìn trời u ấm một mình em mơ
chừng nào hết tuyết bây giờ
Để wear tank top khoe bờ vai xinh ...


Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay ?


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=16


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=80


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=281


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=633


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=19


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=256


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=1158


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=25


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=486


http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=12


Có con sẻ nâu giữa mùa thu nghiêng ngó
Nó không biết rằng anh đang quá nhớ em...
Ai bảo ngoài kia nắng cứ vàng như mật
Nói không yêu sao đành...

Hái một cành tigôn thắm đỏ
Nhặt một bông lau trắng ngần
Nhẹ nhàng gỡ một hạt cỏ may vụng dại



anh không là thánh thần
Nên có nhiều lầm lỗi
Dù đã bao lần kia
Bao lần anh sám hối

anh không là thánh thần
Mới nhiều phen nông nổi
Khi đã dấn thân yêu
Biết đâu mà lọc lõi!

anh không là thánh thần
Nên cứ hay hờn dỗi
anh những muốn được yêu
Bằng trái tim sôi nổi

anh không là thánh thần
Nên chẳng quen chờ đợi
Khao khát một tình yêu
Những điều chưa biết tới

Bởi điều chưa biết tới
anh không là thánh thần!
anh đi tìm bí ẩn
Giữa cuộc đời mông mênh.


Thơ

Con nước mơ màng mây vẩn vơ
Thì còn lão với một con đò
Còn tiền mua lấy vài chai rượu
Nhắp rượu xong rồi lão nói thơ

Linh đinh trời rộng sông dài
Đò ngang một chiếc lần hồi sớm trưa
Chiều rồi nghỉ một chuyến mưa
Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò
Cơm ngày hai bữa cầu no
Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viễn vông
Đời này có cũng như không
Sớm còn tối mặt bận lòng mà chi.
Còn nước còn non thì nơi bến cũ vẫn còn trơ một ông lão…

Tags: mộtchúthồnthơ



Friday 3 October 2008 - 09:03AM (ICT) Permanent Link | 0 Comments

Entry for 03 October 2008
Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";}
MỘT CHÚT HỒN THƠ


Bằng lăng vẫn còn tím





Nếm trải đủ mùi mưa nắng
Màu hoa vẫn tím như mơ
Như thể bụi đường nắng lửa
Chưa qua nơi ấy bao giờ

Sau cơn mưa trời tĩnh lặng
Buông vài giọt tím bâng quơ
Lưu lại những gì đẹp nhất
Từ bao cay dắng đã trải qua

Vqắt cạn thân cành để tím
Một niềm khắc khoải đam mê
Hè mòn quả không kịp chín
Rụng rơi khi gió chuyển mùa

Vẫn không phai màu ước hẹn
Mùa sau vẫn tím thẫn thờ
Quả xanh mùa sau lại nhú
Như chưa từng héo bao giờ...

Gốc phượng kỉ niệm

Dưới gốc phuợng khắc ghi bao kỉ niệm
Ánh mắt trao e ấp thủa ban đầu
Nhành phuợng đỏ thắm hồng dòng lưu bút
Những tháng ngày ấm áp ta bên nhau

Dưới gốc phuợng vu vơ lời sỏi hát
Thảm cỏ xanh ngả tím duới nắng chiều
Anh lặng lẽ tìm dấu xưa xót lại
Viết bài thơ về ngày tháng năm nao

Dưới gốc phuợng kỉ niệm xưa mới mãi
Tuổi học trò đẹp mãi ở trong tim
Mái ngói đỏ bầy sẻ nâu ríu rít
Chốn bình yên nơi đó anh có em.





Một thời áo trắng và hoa

Một thời áo trắng yêu hoa cúc
Câu thơ em viết chỉ riêng mình
Và riêng ai đó thôi.... được đọc
Tiếng chim tròn như giọt mực xanh

Một thời áo trắng tay cầm hoa
Một thời mới đó thôi mà xa
Ai ném thư hồng qua cửa sổ
Gió đưa hương ý tứ qua nhà.

Hồn nhiên em cứ như chim ấy
Lá chanh thơm, thêm nước gội đầu
Người đứng bên đường như cây vậy
Mặc ngoài trời lắc thắc mưa ngâu.

Rồi một ngày kia thương thật thương
Rồi một ngày kia không bình thường
Ngước mắt một trời hoa đỏ lắm
Nhặt tiếng ve rón rén cổng trường.

Áo trắng ngây thơ... giờ kỉ niệm
Tiếng ve xưa ấy ngủ trên àn
Hoa cúc có nhờ hoa phượng đếm
Mỗi ngày thương nhớ lật thêm trang


Sầu đông ơi sầu đông
Loài hoa buồn tim tím
Nở âm thầm ngõ vắng
Cứ mỗi đêm hè về

Câu chuyện kể ngày xưa
Về Sầu đông xa lắm
Kể về một chú bé
Tha hương mãi nơi nào

Hè sang rồi thu tới
Cô bé đợi mỏi mòn
Gốc cây buồn không nói
Nở đầy hoa li ti

Hoa tim hoa tím ơi !
Câu chuyện buồn muôn thuở
Mùa đông về qua ngõ
Cô bé khóc một mình

Mùa đông lạnh lẽo qua
Như vô tình không biết
Hoa rụng đầy tím phớt
Trên áo người mỏng manh

Sầu Đông ơi Sầu Đông
Cành khẳng khiu u ám
Hoa cuối cùng rớt xuống
Còn lại gì trên cây?

Cứ mỗi mùa hè đến
Sầu Đông lại nở hoa
Nhưng đông sang lạnh giá
Sầu Đông bỗng hao gầy

Như tình yêu cũng vậy
Chờ đọi trong mỏi mòn
Đến khi người mới nói
Còn lai gì : hoang vu?


Hoa bất tử

Em đã đến, và em đi. Đành vậy!
Biết làm gì khi chẳng trọn vòng tay.
Hoa bất tử như tình anh bất tử.
Để ngàn năm thương mãi một chiều mưa


Ta gửi cho em mùa hoa Hà nội phố.
Khi tâm tư vọng nhớ cố hương xa.
Nhớ gió đong đưa ngọn trúc la đà.
Em hoan hỉ mân mê từng chiếc lá.

Ta nhớ em trong mùa hoa sữa trắng.
Tỏa hương thơm ta ngây ngất cỏi lòng.
Đôi ta như vui trong sắc tình nồng.
Ôi có phải tình là hoa với mộng.

Ta thương em trong một mùa thu vắng.
Lá thì thào văng rụng bước chân run.
Ta bên em, ôi! hai giấc mộng chung.
Trong ấy ta , em đó là tất cã.

Ta lại gửi em đêm trăng Hà nội.
Cho môi xinh em hé nụ cười tươi.
Ngàn sao kia như nhẫn nhục gọi mời.
Như thầm chúc cuộc tình đầy uỷ mị .


Em đã viết bài thơ tình "Hoa Sữa"
Anh hình dung mường tượng buổi vào đông
Hoa Sữa khoe muôn hương vị thơm nồng
Trời Hà Nội chắc là lành lạnh nhỉ

Đã lâu lắm anh đã rời phố thị
Không nhớ gì về hoa Sữa thân thương
Mọc bên hồ, mọc cạnh ở ngôi trường
Em mô tả tháng này thơm ngan ngát

Nhớ quê hương trên quãng đời phiêu bạt
Tìm cảnh quê trong nét chữ câu thơ
Nỗi tư hương mãi hiện hữu không mờ
Sầu cố quốc bước chân người viễn xứ

Gởi bài thơ thay cho lời tình tự
Bên Hồ Gươm, đêm Hà Nội mù xa
Trên cuộc đời thế giới rất bao la
Anh vẫn nhớ mảnh quê nghèo nhỏ bé


Dười màu hoa như lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh
Chẳng cho lòng ta yên.
Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ
Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa.
Em hát một câu thơ cũ
Cái say mê của một thời thiếu nữ.
Mỗi mùa hoa đỏ về
Hoa như mưa rơi rơi
Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi
Như máu ứa một thời trai trẻ
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Ta nhìn sâu vào mắt nhau
Mà thấy lòng đau xót.
Trong câu thơ của em
Anh không có mặt
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say.
Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ
Không cho ai có thể lạnh tanh
Hoa đặt vào lòng ta một vệt đỏ
Như vết xước của trái tim
Sau bài hát rồi em lặng im
Cái lặng im rực màu hoa đỏ
Sau bài hát rồi em như thể
Em của thời hoa đỏ ngày xưa
Sau bài hát rồi anh cũng thế
Anh của thời trai trẻ ngày xưa.


Biết nói gì về hoa sữa đây em
Khi trái tim hai ta đã đong đầy kỷ niệm
Khoảng trời riêng tư mang nhiều niềm nuối tiếc
Mỗi độ đông về, năm tháng ngỡ xanh thêm

Biết nói gì về hoa sữa đây em
Khi hoa lãng tử đã rụng đầy vai áo
Lúc thơm thảo hoa đậu cùng thơm thảo
Lúc phù du hoa dứt áo phù du

Hoa sữa làm nên một nửa mùa thu
Là tinh tuý của gió mùa đông, nắng mùa xuân và mưa rào mùa hạ
Mỗi sáng dậy em thấy tình yêu bừng trên má
Chính là hương hoa sữa ghé thăm

Hương thơm níu lòng người đi xa
Mười năm trời thức trong tôi có mùi hương hoa sữa
Những bông hoa mang hình chớp lửa
Những cánh hoa trắng ngát lưng trời
..................................................

Tôi đã đi qua mười mùa hoa đào, hoa xoan, hoa bưởi
Tôi đã đi qua trăm loài hoa có tên và không tên
Chỉ có hoa sữa là hoa của tôi và em
Giờ hoa đã rụng đầy vai áo
Lúc thơm thảo hoa đậu cùng thơm thảo
Lúc phù du hoa dứt áo phù du
Trên vai tôi là một nửa mùa thu........


Thu tàn hoa sữa thôi rơi
Phố phường Hà Nội hết hương nồng nàn
Thu qua nhường bước đông sang
Gỡ len đan chiếc khăn mang tặng người
Đợi chờ đến hết năm trôi
Thu sau hoa sữa hương rơi theo mùa


Cũng như em, những bông hoa không hỏi
Những bông hoa chỉ nở để trả lời.
Có yêu không hoa không hề hỏi thế
Hoa chỉ đẹp vô cùng để rạng rỡ thôi.

Cũng như em, hoa đến kì tươi thắm
Chỉ như trêu như ghẹo thế thôi.
Sự có mặt đã là câu hỏi lớn
Hoa như em để rạo rực bao người.


12-12-2006 16:38

Em như đóa phong lan
Lung linh trong nắng sớm
Anh chỉ là cọng cỏ
Lặng lẽ ngắm nhìn em



Ngõ em về hoa giấy
Đỏ chói ngời nắng mưa
Con chuồn kim nấp lá
Ngủ quên gió sang mùa
Ngửa tay ra hứng gió
Bỗng nhận một cánh hoa
Mỏng manh như ánh mắt
Của một người rất xa
Mùa thầm thì qua ngõ
Vướng hương còn thơ ngây
Em một mình qua ngõ
Nắng đã trĩu vai gầy


Có một mùa hạ nồng nàn trên cánh bằng lăng
Cô bé ơi sao em vờ không thấy
Khi phượng vĩ bùng lên rực cháy
Hoa bằng lăng lặng lẽ tím trong chiều

Có kẻ giật mình như thể bắt đầu yêu
Sợ tuổi thơ vì sao xanh bay đi mất
Cái màu tím dâng lên từ lòng đất
Sao em cứ vô tình không biết đến chia tay

Chỉ tại bông hoa đầu tiên ấy tím say
Mà nỗi nhớ đầu tiên cứ tìm về cô bé
Mây hạ lang thang như bâng khuâng rất nhẹ
Muốn nói cùng em - đã tím - mắt chiều.




“Ở đâu năm cửa chàng ơi!.. Sông nào sáu khúc chảy xuôi một dòng.”

“Nước sông nào bên đục bên trong. Núi nào thắt cỏ bồng lại có Thánh sinh.”

“Ðền nào thiêng nhất xứ Thanh. Ở đâu mà lại có thành Tiên xây.”

“Ở đâu có chín tầng mây? Ở đâu lắm nước ở đâu nhiều vàng?”

“Chùa nào mà lại lắm hang? Ở đâu lắm gỗ thì chàng biết không?”

“Ai đi xin được túi đồng. Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?”

“Nước nào dệt gấm thêu hoa? Ai sinh ra cửa ra nhà chàng ơi?”

“Kìa ai đội đá vá trời. Còn ai trị thủy cho đời an vui?”

“Em hỏi anh trong bấy nhiêu lời. Xin anh giảng rõ từng nơi từng người.”

Chàng bèn thủng thẳng đối đáp lại như sau:

“Thành Hà Nội năm cửa nàng ơi. Sông Lục Ðầu sáu khúc nước xuôi một dòng.”

“Nước sông Thương bên đục bên trong. Núi Tản thắt cỏ bồng lại có Thánh sinh.”

“Ðền Sòng thiêng nhất xứ Thanh. Ở trên tỉnh Lạng có thành Tiên xây.”

“Trên Trời có chín tầng mây. Dưới sông lắm nước, mỏ nay nhiều vàng.”

“Chùa Hương Tích lại lắm hang. Trên rừng lắm gỗ thì nàng biết không?”

“Ông Khổng Minh không xin được túi đồng. Trên Trời lại có con sông Ngân Hà.”

“Nước Tàu dệt gấm thêu hoa. Ông Hữu Lão sinh ra cửa ra nhà nàng ơi.”

“Bà Nữ Oa đội đá vá Trời. Vua Ðại Vũ trị thủy cho đời an vui.”

“Em hỏi anh trong bấy nhiêu lời. Anh đã kể rõ từng nơi từng người.”

LUẬN VỀ CÀN KHÔN

Các ý kiến khác của ông Hà Văn Thùy viết trong bài Trả lời ông Trần Quang Bình http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9900&rb=0306 tôi xin không đề cập đến, bởi vì đó cũng chỉ là một trong các luận giải. Tôi có đọc nhiều luận giải khác và với tầm hiểu biết của mình thì có thể nói tôi chưa phân định được luận giải nào là có cơ sở nhất. Xin đề cập chỉ mỗi mục 6:

-Ông Hà Văn Thùy đã đúng trọng tâm khi đưa ra ba chữ “đầu”, “đỉnh” và “trôn”. Nhưng khẳng định của ông “Chỉ cần theo đúng cách làm của tác giả đã thấy tác giả bị “phản thùng”” lại không hợp lý. Phương pháp tìm phản chứng để bác bỏ ở đây là không đúng, tôi sẽ đề cập vào ý dưới. Quán chiếu qua lăng kính Kinh Dịch và tư tưởng Âm Dương của nó chỉ có từ “trôn” là trọng tâm nhất. Xét các định nghĩa của Âm và Dương thì từ “đỉnh” và “đầu”, tôi thấy rất ít sách về Kinh Dịch hiện nay có đề cập đến (từ “đầu” thì thấy có sách cho là Dương nhưng từ “đỉnh” thì hầu như không có sách nào đề cập đến tính Âm Dương của nó. Ý tôi muốn nói “đầu” và “đỉnh” không phải là hai khái niệm đặc thù cho tính Âm Dương. Tôi đưa ra từ “trốt” là để thêm vào nhằm phục vụ cho nhiều lý giải khác sau này và khác với Kinh dịch Trung Hoa thì Kinh Dịch Nòng Nọc từ trốt có mang tính Nọc rõ rệt (xin được phép đề cập sau). Tính Âm Dương trong Kinh Dịch Trung Hoa có khác tính Nòng Nọc của Kinh Dịch Việt. Khác khá xa. Và cái khác biệt này thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ và văn hóa Việt,

-Trước khi trả lời về những thí dụ ông Thùy đưa ra, tôi xin vòng vo một chút. Thứ nhất, nhiều sự kiện, sự vật không thể nào phân biệt nổi Âm Dương. Ngay Kinh Dịch Trung Hoa họ cũng có định nghĩa bao quát cho nhiều chữ đâu mà chỉ một phần nhỏ số từ được phân định tính Âm Dương. Thứ hai, qua quá trình rất dài (hàng chục ngàn năm) phát triển tiếng nói thì các biến âm ngôn ngữ nhiều khi xen lẫn vào nhau đến độ đối nghịch; ví dụ có biến âm tr

çègi, cũng có trçèch. Vì thế, khó có thể bảo tất cả các từ tr đều có tính Dương. Ví dụ, từ trề (trề môi) có thể đi từ dẩu (dẩu mỏ) hay chu mỏ hoặc từ trêu chọc có thể đi từ giễu cợt hay “chêu” chọc….Bởi vì thế các từ được tôi giới thiệu phải có tính tạm gọi là khởi nguyên, tức là khá lâu đời so với các từ khác. Thứ ba, phải chú ý đến quá trình du nhập văn hóa ngoại lai. Các từ bắt đầu từ tr. nhưng là từ Hán Việt thì làm sao phân biệt tính Nòng Nọc cho được[1]. Thứ tư, cần phân biệt rõ tính Nòng Nọc (hay Âm Dương) của nhiều nền tảng Dịch khác nhau: ví dụ trong công trình của tôi, tôi viết rõ: Nòng và Nọc bản thân chúng có hình 0-0 và 0, còn tính Nòng và tính Nọc thì khác hẳn chúng có hình tượng như quái Khôn và Càn: gậy và vòng tròn (lỗ)[2]. Ngoài ra còn có câu mẹ tròn con vuông: tức là Thái Cực là tròn mà vũ trụ Hậu Thiên là vuông. Hay tính Nòng Nọc được xét qua sự phân quái thời Hậu Thiên và thời Tiên Thiên cũng khác nhau. Theo tôi, người xưa cho rằng tính Nòng Nọc chỉ có khi và chỉ khi đã có vũ trụ; vạn vật tạo ra rồi mới có sự phân định tính. Vì thế, các vật hay hiện tượng được xét đến phải được họ quan sát qua đồ hình bát quái Hậu Thiên Văn Lang.
-Từ những lý do trên mà tôi cho rằng cách lấy ví dụ phản chứng riêng biệt để bác bỏ dãy tr, đ tôi dẫn ra ở bài “Đôi điều cần minh định lại" là không hợp lý. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các từ tr. và đ. đã dẫn mang tính đặc thù của Nòng và Nọc rõ rệt. Vậy làm sao có thể lấy một phản chứng mang tính Nòng Nọc mơ hồ để bác lại cái đặc thù? Dấu ấn của Kinh Dịch Nòng Nọc trong ngôn ngữ Việt cần phải được nhận thấy không chỉ trên các từ tr mang tính Nọc hay các từ đ mang tính Nòng riêng rẽ mà còn được khẳng định mạnh mẽ qua những mối liên hệ đối nhau tr.

çè đ. Ví dụ, có hai chữ bắt đầu từ tr. và đ. là hai từ riêng rẽ để chứng minh cho mệnh đề trên, nếu chúng là hai chữ không đối nhau (ví dụ “tre” và “đi”) thì “độ mạnh” của bằng chứng chỉ phụ thuộc vào từng chữ (tùy vào lý giải của từng chữ mà có độ mạnh chứng minh khác nhau), nhưng nếu chúng lại đối nhau thì năng lực chứng minh tăng lên bội phần. Mà trong dãy đó của tôi không hề thiếu các bằng chứng như thế: trời-đất, trắng-đen, trong-đục, trên-dưới, trốt-đuôi (hay đít), trưa-đêm.
-Tuy nhiên, tôi khẳng định các từ ông Hà Văn Thùy đưa ra để phản biện là rất đúng trọng tâm. Rất may, các chữ này chúng tôi có xét đến từ lâu. Vì có số tế nhị trong việc nghiên cứu tiếp theo nên tôi chưa viết ra. “Đầu”: theo tôi không phải là từ Việt mà là từ du nhập từ Trung Hoa. Ngày xưa người Việt dùng từ “trốt”, sau này du nhập từ “thẩu, thủ” của tiếng Hán vào, biến âm th

èđ thành “đầu”. Tại sao từ “đầu” lại được dùng thường xuyên, thậm chí chúng ta quên luôn từ “trốt” (thực ra từ này tôi cũng có dùng đến)? Đó là do sự luyến láy của nó đối với “đuôi”: đầu đuôi, đầu đít. Nếu tiếng Hán là “mầu” (chỉ đầu) thì tôi cho rằng sẽ không có đắc cách như thế và chưa chắc người Việt đã dùng để thay cho chữ “trốt”. Và vì thế tôi cho từ “trốt” chính là từ Việt cổ xưa chỉ “đầu”, vậy “đầu” không có gì phản thùng lại ý kiến của tôi cả. Từ “đỉnh”, dựa trên cơ sở nào ông Hà Văn Thùy nói nó có tính Dương thì tôi không rõ. Ngay thời Tiên Thiên nếu nói “đỉnh” là có dính dáng đến núi non-quái Cấn thì quái Cấn chính là Nòng thứ hai sau Khôn. Nhưng sẽ có người nói, thì Cấn có một Nọc trên cùng; đó là “đỉnh” vậy “đỉnh” là Dương tính. Tôi cho lập luận đó là sai lầm. Vì đỉnh núi vẫn tượng trưng cho cái núi. Và “đỉnh” dù muốn hay không cũng phải thể hiện qua đồ hình Hậu thiên, tức là cái đã có chứ không thể nào lấy Nọc ra làm tượng trưng cho “đỉnh” được[3]. Tuy nhiên, tôi không khẳng định là “đỉnh” có Nòng hay Nọc tính hay không. Nhưng tôi có thể khẳng định từ “đỉnh” vì sao bắt đầu từ phụ âm đ. có thể lý giải bằng Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang. Và “đỉnh” mang hình tượng của quái có tính Nọc duy nhất nằm trong nghi Nòng thời Hậu Thiên. “Đinh”, “đỉnh”, “đình”, (thậm chí có thể giải thích cả định, đính), “điện”, “đền”, “đỏ”,…đều là những chữ đặc trưng để chỉ các sự vật, hiện tượng mang ý nghĩa quái Ly, một quái gần với Đoài và là trọng tâm của nghi Nòng thời Hậu Thiên[4]. Điều này càng phù hợp với phong tục thờ Thần Mặt Trời của các cư dân Việt cổ xưa. Còn từ “trôn” và thậm chí thêm vài từ nữa là “trôn” (sinh thực nữ), “tròn” (tượng cái lỗ), “trống” (trống không, =0=không=Khôn. Vườn không nhà trống) vì sao lại bắt đầu từ tr.? Dù muốn hay không muốn thì quý vị cũng nhận thấy dãy từ Tr. của tôi đưa ra đều là những chữ khá đặc trưng chỉ tính Dương. Vậy ít ra cũng làm gợi cho chúng ta mối quan hệ nào đó giữa âm chữ và Kinh Dịch. Thế nhưng vì sao “trôn”? Và vì các từ “trôn”, “tròn” cũng là những từ khá gốc, nguyên thủy thì ông cha chúng ta khó nhầm lẫn như thế được. Rất khó. Phải có một giải thích triệt để khác. Từ “trôn”, “tròn”, “trống” được bắt đầu từ phụ âm tr. là do tính lưỡng thể của Thái Cực. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là người đầu tiên đề cập đến câu mẹ tròn con vuông: đó là mối quan hệ giữa mẹ-Thái Cực-Tiên Thiên Bát quái và con-vũ trụ đã hình thành-Hậu Thiên Bát Quái (nhưng đã không còn là bát quái nữa mà là lục quái; đã mang tính phân chia góc cạnh) và chúng tôi đã có triển khai thêm ở một số phần trong công trình của mình [5]. Thái Cực mang tính Dương thế nhưng người xưa vẫn gọi là mẹ. Theo tôi đó là cách thể hiện tính lưỡng thể của Thái Cực của ông cha ta xưa. Vì dính dáng đến Thái Cực đầu tiên và vì Thái Cực mang tính Dương và biểu diễn qua dạng hình tròn nên người ta lấy tr. để làm ra từ “tròn” đó(tức hình dạng của Thái Cực). Tính lưỡng thể này cũng có thể được phát biểu như sau: đầu tiên có một cái trống rỗng hay đầu tiên có một Hư vô. Đến khi làm tiếp Kinh Dịch Nòng Nọc thì người ta đã phát hiện ra Khôn cũng có tượng hình tròn. Lần này Khôn có tính mẹ nhưng là mẹ của thời Hậu Thiên. Như thế theo tôi rất tự nhiên người ta đã dùng từ tròn (lưỡng tính: Nọc qua cách đọc nhưng Nòng qua ý nghĩa. Nọc qua Thái Cực nhưng Nòng qua ý nghĩa Mẹ của vũ trụ) để chỉ thị các từ mang tính Khôn. Thế nhưng, tôi nghĩ người ta không đến nỗi máy móc như thế, phải có nhiều lý do quan trọng hơn kết hợp ảnh hưởng đến việc này. Người ta dùng từ “tròn” của Thái cực cho các từ có ý nghĩa Khôn không chỉ đơn giản qua hình tượng quái Khôn mà còn do sự chuyển hóa Càn Khôn trong bát quái. Quí vị nhìn cả đồ hình Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên (Văn Lang) thì có thể thấy đầu tiên đi từ Càn theo đường chữ S đến Khôn (cả hai bát quái đều có tính đó). Tiếp tục sẽ quay về Trời hay Càn (hoặc đầu tiên trở lại thành Thái Cực sau đó lại biến dịch tiếp: Khôn-Thái Cực-Càn-….-Khôn). Đó là quy luật phản phục của Kinh Dịch và Khôn đã mang mầm mống Dương ngay trong mình. Trong vòng đi này chỉ có ở quái Khôn mới hoàn thành quá trình quay về. Điều này giải thích vì sao có tròn, trôn, trống. Đó là cách giải thích hoàn toàn mang tư tưởng Dịch Nòng Nọc (Dịch Trung Hoa thì đối với Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương không thể đi dù theo chữ S hay theo một vòng tròn để từ Càn về Khôn được). Điều này càng thêm sáng tỏ khi tôi phát hiện ra hầu hết những từ có ý nghĩa của Khôn đều mang lưỡng tính (đọc thì giống tính Nọc nhưng nghĩa lại là tính Nòng). Chỉ có cách giải thích này mới đủ sức giải quyết một vấn đề: tại sao đối với gà, chim thì người Việt ta lại đọc là gà trống, gà mái để phân biệt tính đực, cái? Hay tại sao là trứng? Gà là Dậu - quái Khôn, là mẹ (mẹ Âu). Bản thân là quái Khôn nên khi nói đến tính của nó là nói đến tính của Thái Cực (một cái trống rỗng (tuy tượng trưng cho sự không tồn tại nhưng đọc lên lại có nghĩa Nọc) nhưng lại là mẹ(tuy có nghĩa Nòng nhưng lại hiện thân của hiện hữu)). Và chính hai mặt của một Thái Cực này đã được dùng để gọi tính cho con gà, con chim: gà trống, gà mái).[6] Không thể chỉ một vài ba câu chữ mà có thể giải thích đầy đủ mọi vấn đề. Tôi hy vọng sẽ trình bày rõ hơn trong một số bài khác vì bức tranh Kinh Dịchçèngôn ngữ này khá lung linh và sống động nên cần phải phân tích một cách tổng thể mới lộ rõ ra tính cách của từng từ riêng lẻ.
-Khi đưa các từ tr. đó ra, vì chỉ là bài phản hồi nên tôi chỉ đơn cử những cái đặc trưng nhất, những từ thể hiện rõ ràng tính Nòng Nọc nhất (vì thế mà tôi cho từ “trôn” do ông Hà Văn Thùy nêu ra là phản chứng trọng tâm nhất). Còn tính Nòng Nọc như tôi đã xét sẽ rất khó ứng với tất cả các từ Tr. hay Đ. Tuy nhiên, nếu đó là những từ Việt cổ xưa thì có thể giải thích nó trên nền tảng của cả Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang chứ đôi khi không chỉ đơn thuần trên mỗi hai lưỡng nghi Nòng Nọc. Ví dụ, bánh trôi (biểu thị cho Trời-Càn) ta còn có từ trôi (trôi chảy) lại là tính động của con sông (quái Khảm-cũng thuộc nghi Nọc thời Hậu Thiên). Ngoài ra, mỗi từ của từng chữ đó đều có những lý giải thích ứng. Ví dụ từ “trái” thì Kinh Dịch Trung Hoa không đề cập đến vì họ là trọng hữu (hữu nhậm), dân tộc ta trọng tả (tả nhậm). Mà trọng tả mới đúng với tinh thần Dịch Lý vì quái Càn nằm bên “trái”. Và vì sao lại có “trái, phải” với nghĩa “sai, đúng”? Điều này tôi đã có viết đến xin không đề cập ở đây.

-Ông Hà Văn Thùy viết:

Nhưng điều quan trọng hơn, những chữ cái Tr, Đ chỉ là chữ La Tinh do các tu sĩ dòng Tên gán vào tiếng Việt chứ người Việt cổ đâu có nói vậy mà nói B’lời (trời), T’lâu hay Sủ (trâu). Tôi lại thấy đây không phải là quan trọng nhất nếu như không nói đây là một phản biện hoàn toàn không thuyết phục. Vì rằng, các tu sĩ Dòng Tên đó họ không gán ngẫu nhiên các chữ cái Tr và Đ vào tiếng Việt. Chữ cái viết như vậy chỉ mang mặt ngữ còn mặt âm của nó thì các tu sĩ đó đã có hàng loạt nghiên cứu và đối chiếu của từng vùng khác nhau trên đất nước Việt Nam để rút ra từ nào ứng với âm đọc nói chung và phụ âm đầu nói riêng nào. Giả như có một số ông tu sĩ dòng Không Tên nào đó ở nước họ chữ θ dùng để đọc như Tr. và họ đưa từ đó vào để làm phụ âm đầu của các chữ trời, trắng, trên, trước,… thành θời, θắng, θên, θước… thì cái mặt chữ đó ảnh hưởng gì cách đọc?! Quan trọng họ đã có những nguyên cứu chuyên sâu để chuyển ngữ cho hợp với âm phát ra. Nói như ông Hà Văn Thùy thì có ông thông thái nào đó gán chữ c là chữ La Tinh (mặt chữ là vậy và đọc cũng như bây giờ) vào tiếng Việt để chuyển ngữ các từ (âm) trời, trước,…qua thành cời, cước…thì dân ta cứ thế cúi đầu nghe theo? Cứ cho dân ta bị đàn áp thì phải nghe theo cũng được, nhưng chuyển đổi âm như thế với số lượng từ lớn như thế thì phải mất hàng ngàn năm và không có ông thông thái nào làm việc thô thiển như vậy. Vâng, người ta đã có những so sánh, những phân biệt, những định dạng trong các âm từ tiếng Việt thậm chí từ nhiều miền khác nhau của nước Việt để rút ra một sự chuyễn ngữ thỏa đáng. Chuyển ngữ chỉ là một biện pháp trên mặt chữ còn chung quy phải chuyển làm sao cho chính người dân của vùng đó, nước đó dùng được, đọc được như họ đã từng đọc từ trước. Chính vì thế, các từ tôi đã dẫn đã có một sự đồng nhất nào đó trong cách đọc từ xa xưa chứ không chờ đến khi các ông dòng Tên đến ép chúng vào quy củ.
-Rất nhiều người cho rằng Dịch lý đầu tiên là dùng để bói toán. Thành kiến này hẳn nhiên không phải tự nhiên mà có. Nó có vì từ ngàn năm nay quan niệm của người Trung Hoa là thế. Nơi người ta nghĩ là cái nôi của Kinh Dịch mà còn phổ biến tư tưởng như vậy thì tại sao ngưới khác lại không? Qua một số kết quả tôi nhận được (chưa công bố) hay chỉ đơn cử đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang thôi thì ta thấy người ta đã có những tính toán cụ thể, chu đáo để tạo một lý giải thống nhất đúng đắn trên phương diện Toán học và phù hợp với các quan sát tự nhiên. Như vậy, Kinh Dịch không phải là dụng cụ bói toán[7] thuần túy. Có chăng, bói toán chỉ là một phần nổi của một kiến thức rộng lớn. Thế nhưng vì sao thành kiến đó lại phổ biến, lại tồn tại mãi đến bây giờ? Phải chăng cách giải thích như sau: Người Việt làm ra Kinh Dịch với những kiến thức đồ sộ và một số người đã trình diễn tính đúng đắn của nó qua tiên tri, tiên đoán và bói toán. Khi có luồng giao lưu văn hóa thì phần cốt rễ người ta không giải thích vì thứ nhất, phải đi lại từ đầu nguồn của một kho kiến thức lớn; thứ hai, bản thân người truyền đạt không thích, họ thích giấu kiến thức của cha ông họ; thứ ba, thường thì người ta tò mò nhiều hơn, muốn biết vận mệnh của mình hơn là biết kiến thức[8]; bởi vậy, sự phổ biến Dịch trên đất Trung Hoa bấy giờ chỉ thiên về bề nổi là bói toán. Có những nghiên cứu chăng thì cũng chỉ phục vụ cho mục đích bói toán, giải đoán vận mệnh. Tôi cho rằng để hiểu rốt ráo Kinh Dịch Nòng Nọc và đoán ra được niên đại của nó thì ít ra bạn phải bỏ thành kiến Kinh Dịch là phương tiện bói toán đi.

Trần Quang Bình

06.05.2007

[1]. Một số từ được cho là Hán Việt nhưng khi so sánh qua hai cỗ máy Kinh Dịch Trung Hoa và Kinh Dịch Nòng Nọc cho thấy chúng hoàn toàn trùng khớp với Kinh Dịch Nòng Nọc, từ đó có thể suy ra đó là từ thuần Việt, còn tính “Hán Việt” chẳng qua là ngộ nhận từ mấy ngàn năm nay. Điều đó cũng phù hợp với bản chất của giao lưu văn hóa.

[2]. Tượng Nòng Nọc của Càn Khôn trùng khớp với sinh thực nam và sinh thực nữ.

[3]. Có những từ mang tính Nọc thật sự đi từ chữ Nọc mà ra thì đó là đi từ gốc của Nọc (hay Nòng). Còn những từ khác chúng ta phải xét từ tổng quan của Hậu Thiên Bát Quái (hay đôi khi là Tiên Thiên Bát Quái)

[4].


[5]. http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=2209&page=13 .

[6]. Người Việt chúng ta còn có Lạc Long và Âu Cơ một bên rồng, một bên chim. Còn người Mường lại “cực đoan” hơn: hai tổ của loài người là chim Ây, chim Ứa.

[7]. Gọi Kinh Dịch là phương tiện để bói toán thật ra người ta chỉ hình dung ra khía cạnh cầu thần linh và gieo quẻ. Ngay bản thân 64 quẻ và những luận giải từng quẻ cũng là một công trình suy luận hay tổng hợp logic nào đó. Hiển nhiên, người ta không thể bạ đâu lấy nghĩa của các quái tùy ý được. Kinh Dịch Trung Hoa không có xét đến số thì cũng có ít ra cũng có xét về khía cậnh âm và hình. Làm nghĩa sao cho hợp với âm và hình cũng là điều nan giải.

[8]. Ngay như trang tôi đăng một phần nghiên cứu của mình là vietlyso.com thì quan sát cho thấy những topic “giải đoán vận mạng” và “tử vi đẩu số” có số lượt người đọc rất đông và rất nhanh tăng. Còn những topic khảo cứu hình như chỉ có một lượng người nhất định vào đọc sau khi đăng bài.

LUẬN VỀ ĐẠO

Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa. (Ta gọi tiếng "trâu" để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng "trâu" không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng "bò" để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là "bò". Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu).

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất). Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ "có", có lại bắt đầu từ "không". Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời.Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.


Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ. Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri]. Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên. (Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu - Lão Tử)
Mạnh về dám làm [can đảm, cương cường] thì chết, mạnh về không dám làm [thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường ? Danh dự với sinh mệnh, cái nào mới thật sự quý ? Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình.

Lời hứa dễ dàng thì khó tin, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. "Không" có nghĩa là "không có gì" nhưng phải "có cái gì" thì mới có cái "không có". Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.
Cái gì ở yên thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn sinh ra từ một cái mầm nhỏ; tháp cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Thường gần tới lúc thành công thì lại dễ thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc. Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách "vô vi" (taking no action), luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán.

Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người đắc đạo làm việc mà không tư lợi.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].
Khoảng giữa trời đất như cái ống bễ lò rèn; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự yên tĩnh. (Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị. Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn - Lão Tử)

Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.

Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người, đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời. Ngũ sắc làm người ta mờ mắt; ngũ âm làm người ta ù tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi, hưởng thụ làm cho người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu xa. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.

Trời đất vĩnh cửu. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được. Người đắc đạo đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì họ không tư lợi mà thành được việc riêng của mình ư? Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng.

Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy. Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột (the foolish) luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt. Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gợi ham muốn để lòng dân không loạn. Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn, bọn thông minh, mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách "vô vi" thì mọi việc đều yên ổn. Không học thì không phải lo. Đem cái hữu hạn xét cái vô hạn, há chẳng phải là ngốc lắm sao? Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, lòng "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, lòng "vô vi" càng tăng.

Con người có ba vật báu mà tôi ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ. Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn giúp ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó. Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?!

Vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực mềm, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được. Đạo cũng ví như nước vậy.Yếu thắng được mạnh, mềm thắng được cứng, ai cũng biết như vậy nhưng không ai thực hành được.

Vật bén nhọn thì dễ gẫy. Giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén thì lại không bén lâu. Nghèo hèn chính là gốc của giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà [kim ngọc mãn đường], sao mà giữ nổi ? Nên biết khi nào là đủ [tri túc]. Giàu mà kiêu căng, khoe khoang là tự rước họa vào thân. Ba mươi nan hoa cùng qui vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà cửa nhà mới dùng để ra vào được, nhờ có cửa sổ mà nhà không tối. Vậy ta tưởng cái "hữu" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "vô" mới làm cho cái "hữu" có ích.

Vinh hay nhục thì lòng cũng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng rối loạn nữa ?! Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được. Người nào giữ được đạo thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.
Đứng một chân thì không thể đứng được lâu, giang chân ra thì không thể đi được, tự biểu hiện thì không bao giờ chói lọi, tự kể công thì không có công, tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường tồn. Thái độ đó được ví như thức ăn thừa, ung nhọt, người người đều ghét. Thiên bất dung gian.
Cho cái đẹp là đẹp do đó mới có cái xấu; cho cái thiện là thiện do đó mới có cái ác. Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại. Biết người là khôn, tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường.

Biết thế nào là đủ là người giàu; biết gắng sức là người có chí. Kẻ nào không rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ. Người hiểu đạo làm việc tuân theo quy luật tự nhiên, chỉ làm những việc cần thiết cho bản thân. Hồn nhiên vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý.

Đứa trẻ mới sinh độc trùng không chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu không vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng không khản, như vậy là khí cực hòa. Tuyệt thánh, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở nên hiếu hòa; dứt trí khôn, bỏ lợi lộc, không còn trộm giặc.

Ba cái đó (mưu trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì chỉ là cái vẻ bên ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự đơn giản, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực. Đạo trời không thiên vị ai, luôn ban ơn cho người có đức . Giọng kính trọng khác với giọng xem thường bao nhiêu ? Thiện với ác khác nhau như thế nào ? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Vũ trụ thật rộng lớn, không thể nào hiểu hết được. Mọi người hớn hở như dự bữa tiệc lớn, như mùa xuân dạo chơi; bậc đắc đạo điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết gì, thản nhiên mà đi như không có nơi để về. Mọi người có thừa, riêng bậc đắc đạo như thiếu thốn, trong lòng thì trống rỗng! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng bậc đắc đạo luôn bảo thủ. Người hiểu đạo khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo).

Vạn vật tuần hoàn, trong dương có âm, âm cực dương sinh, có sinh ắt có tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở về với đạo. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được vạn vật ? Là nhờ đạo. Có câu: "Khiêm tốn là gốc của cao quý". Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được. Có câu: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", há phải hư ngôn! Nên chân thành giữ lấy đạo mà về với nó.



Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.

Ít nói thì hợp với tự nhiên. Cơn gió lớn không thể thổi suốt buổi sáng, cơn mưa lớn không kéo dài suốt ngày. Ai làm ra những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống chi là con người ? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ.

Vũ khí là vật gây lo sợ, ai cũng ghét cho nên người hiểu đạo không dùng binh khí. Chỉ dùng đến nó khi bất đắc dĩ, khi bảo vệ hòa bình, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Chiến thắng mà vui mừng tức là thích giết người. Thích giết người thì không trị được thiên hạ. Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy. Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa. Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.

Luận về Bát-quái Tiên-Thiên trong nền Đại-Đạo

Entry for 21 June 2008

Luận về Bát-quái Tiên-Thiên trong nền Đại-Đạo:
8-Luận Đạo.
Luận về Bát-quái Tiên-Thiên trong nền Đại-Đạo:
Nếu nói rằng độ tòan cả nhân-lọai mà chỉ qui-định có 92 ức nguyên-nhân thì độ ai và bỏ ai đây? Mỗi một ức tức là 100.000 (một trăm ngàn), 92x100.000= 9.200.000. Như vậy chỉ có 9 triệu hai trăm ngàn người mà thôi hay sao?
Trong khi đó nhân-lọai trên tòan quả địa-cầu có hằng bao nhiêu tỷ người? Hơn nữa nền Đạo này chu-kỳ đến 700 ngàn năm (tức là thất ức niên) kia mà!
Chắc-chắn rằng con số 92 ức nguyên-nhân không phải là con số trên một bảng lập thành của bàn toán được, mà đây nói bằng lý!
Trí-huệ-cung là đâu?
Về mặt hữu hình là nhà Tịnh của Đức Hộ-pháp, gọi là Trí-huệ-Cung thuộc tỉnh Tây-Ninh. Còn về mặt Bí-pháp là khiếu lương-tri, lương-năng của mỗi người đó vậy.
Trong Trí-huệ-cung có gì đặc biệt?
- Nếu nói về mặt bí-pháp thì vốn vô cùng, còn thể-pháp thì duy muốn nói đến hai câu liễn trước cổng là rõ-rệt nhất. Hai câu ấy là:
- TRÍ định Thiên-lương qui nhứt bổn.
- HUỆ thông đạo-pháp độ quần sanh
智 定 天 良歸 一 本
惠 通 道 法渡 群 生
Có nghĩa rằng người tu phải lấy cái trí-thức của mình để định cho cái Thiên-lương, nghĩa là tính của trời phú cho, là đạo-đức, hầu qui nhứt lại thành một khối.
Khi được rõ thông về đạo-pháp, tức là đã phát huệ, mới đem cả sự hiểu biết của mình mà độ tất cả chúng sanh đang trên con đường tìm về chân-lý.
Lý giải ra là Bát-quái Tiên-thiên:
Thử tìm hiểu xem ba cái pháp-giới để tự giải thoát lấy mình là: Long-tu-phiến, Kim Tiên và ba vòng Diệu-quang Tam-giáo là gì?
Nói rõ ra Long-tu-phiến là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm kết bằng 36 râu rồng, nhưng thực-tế là quạt kết bằng 36 lông cò trắng. Quan-trọng nhất là con số 36 với ý-nghĩa là “Tam thập lục thiên”.
Còn cây Kim-Tiên còn gọi là “Kim tiên Cửu khúc” 金鞭九曲tức là cây roi Tiên có chín khúc (đoạn); quan-trọng là con số 9.
Còn ba vòng vô-vi ấy là diệu-quang Tam-giáo.Con số 3 làm nên cốt-tuỷ vậy.
Con số 3 rất quan-trọng trong Bát-quái, số 3 cũng là trời, là con số căn-bản làm đầu mối cho sự biến sanh vạn loại, vạn-vật, tượng-trưng cho ánh sáng minh-triết, đạo-giáo nói rằng “ba vòng vô-vi tức nhiên là diệu-quang Tam-giáo”.
Số 3 luỹ-thừa lên tức là 3x3 bằng 9. Con số 9 là thành quả của Bát-quái Tiên-Thiên. Cộng con số của hai quẻ đối nhau đều là 9, như:
Càn 1+ khôn 8=9 Khảm 6+Ly 3=9 Đoài 2+Cấn7=9 Chấn 4+Tốn 5=9
Số 9 đây là “cây Kim-Tiên” của Hộ-Pháp.
Kim-Tiên là “Tượng hình ảnh của điển-lực điều-khiển càn-khôn vũ-trụ mà chính đó là điển-lực tức nhiên là sanh lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ Bát khiếu”.
Quả thật vậy nếu không am-tường về lý Dịch thì không thể đi vào sự biến hoá của càn-khôn vũ-trụ được. Do đó mà Tiên-thiên Bát-quái là cánh cửa mở ra để đi vào toà lâu-đài của đạo-pháp; trong khi đó thì hai quẻ Càn☰ khôn ☷ là cánh cửa để đi vào ĐẠO DỊCH.
Sự quan-trọng như thế bởi vì Càn có 3 nét, Khôn có 6 nét. Ghép hai con số này lại nhau thành ra 36. Đạo-pháp nói là “cây quạt của Thượng-Phẩm” tức là Long-Tu-Phiến kết bằng 36 lông cò trắng.
Tại sao không phải là con số khác hơn 36 ? Không thể 34 hay 35 được hay sao?
- Nhất định phải là 36, vì càn khôn là đầu mối, không thể khác là vậy.
Bởi chính nó là thành quả của 9x4=36 hoặc 3x12=36
Khởi điểm là Bát-quái Tiên-Thiên, có 4 lần tổng-số 9 nhân lên sẽ thành 36, ấy tượng-trưng là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm đó.
Đức Thượng-phẩm là Đạo. Nhờ đường Đạo mới mở ra cho tinh-thần người thấu-đáo nhiều điều huyền-vi của đạo-mầu, của trời đất, mới suốt thông vạn sự vạn-vật được nên mới nói:
Vì “Long-tu-Phiến, có thể vận-chuyển càn khôn vũ-trụ do nguơn-khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đào-độn nguơn-khí, thâu hoạch nguơn-khí để trong sanh-lực”.
Vì lẽ khởi đầu sự tìm hiểu Bát-quái là phải qua các con số của Bát-quái Tiên-thiên. Đến cuối-cùng sự đạt pháp cũng là con số từ Bát-quái Tiên-Thiên, mà đã chuyển qua giai-đoạn thành hình là của Bát-quái Hư-vô, cũng có số 3, số 9, số 36.
Nhưng là thời-kỳ gặt hái “Vạn thù qui nhứt bổn”. Cả nhà đều đoàn-tụ: cha mẹ hiệp nhau. Sáu con gần lại bên nhau: Khảm Ly, Đoài Cấn, Chấn Tốn không còn xa lìa, cách ngăn nữa.
Vì tính cách đặc thù như vậy mà Đạo-pháp mới mở ra nhưng nhân-loại ít ai tìm đến hoặc cũng do thời-kỳ đạo bị bế, nên con đường Đạo vẫn bị bí lối.
Đức Chí-Tôn vẫn thường dùng tiếng “Cửu thập nhị tào chi mê-muội” là vậy, có nghĩa là Đức Ngài vẫn luôn lo-lắng cho 92 ứcc nguyên-nhân còn đang sa-đoạ hồng-trần.
Hỏi vậy 92 ức nguyên-nhân ấy từ đâu?
- Cũng từ trong Bát-quái tiên-Thiên này mà ra, ấy là:
Khởi đầu là con số 9 như chúng ta đã từng đề-cập là do các đôi quẻ đặt xuyên tâm đối họp số với nhau mà thành. Tức nhiên Càn 1 xuyên qua tâm, họp với Khôn 8 mà có tổng-số là 9…
Cho nên nói Bát-quái Tiên-thiên là số 9, cũng gọi là số Cửu.
Nhìn vào đồ hình thấy có hai trục giao nhau, tức là trục mang chữ Càn Khôn và Khảm Ly giao nhau thành hình chữ thập
Như đã biết Bát-quái này chia làm hai phần rõ-rệt: lấy trục Càn khôn làm chuẩn thì phía bên trái ấy là dương, bên phải ấy là âm. Số 2 gọi là số nhị
Ghép ba chữ “Cửu thập nhị” để nói lên con số “chín mươi hai” là vậy.
Vì sự tối cần của Đạo-pháp mà nhân-sanh chưa nắm vững được thì làm sao đi sâu vào con đường xa thẵm của Đạo-lý siêu-mầu, rồi cứ lẩn-quẩn loanh-quanh phê-phán cho rằng mê-tín này nọ.. đủ thứ.
Ngày nay chính Đức Hộ-Pháp là Giáo-chủ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Pháp-Chánh-truyền qui định:
“Huyền-vi mầu-nhiệm của Đạo có Thiên-điều, cơ bí-mật của đời có luật-pháp. Hộ-pháp là người nắm cơ mầu-nhiệm của Đạo, nắm luật của Đời, xử-đoán chư Chức-sắc Thiên-phong và cả tín-đồ cùng là xin ban thưởng, công thưởng tội trừng nơi thế này. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả tín-đồ khỏi bị Thiên-điều, giữ phẩm-vị thiêng-liêng mỗi Chức-sắc, ắt phải gìn-giữ đạo-đức của mọi người. Người dùng hình phàm làm cho giảm tội thiêng-liêng, nắm cơ mầu-nhiệm công-bình mà đưa các chơn hồn vào Bát-quái-đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử-đoán, làm chủ phòng xử đoán.
Do đó mà bửu-pháp của Ngài được xử-dụng như lời Đức ngài nói:
“Bửu-pháp là cây Giáng-Ma-Xử thì không có hình tướng, pháp-bửu ấy vô vi.Cây Kim-Tiên của Cửu-Tiên Cảm-Ứng Lôi-Âm Phổ-Hóa Thiên-Tôn, tức nhiên của Đức Thái-Sư Văn-Trọng, Ngài giao cho tôi một câyPháp-Giới (chừng vô nhà tịnh mới ngó thấy). Pháp-Giới ấy để triệt Quỉ đừng cho nó lộng trong Đền-Thánh của Đức Chí-Tôn và đừng cho nó phá con cái của Ngài”
Nếu so lại với Bát-quái Tiên-Thiên thì những con số này đều nằm trong các con số của Bát-quái Tiên-thiên mà ra.
Vậy có phải yếu-lý của Bát-quái tiên-thiên mà các Thánh bảo chúng ta cần học. Khi nắm vũng được giáo-pháp, giáo-lý của Đạo một cách tinh-tường thì không còn một nghi-nan nào, tức nhiên trừ được “quỉ” đó vậy.
Cho nên Ngài là Người đã từng thuyết giảng chân-lý chánh truyền của nền chơn Đạo, tức là ngài đã xử-dụng “Giáng ma-xử” là vậy. Còn Đức Thượng-Phẩm dùng “Long-Tu-Phiến” quạt cho tiêu tan ám-khí ở trong lòng của mỗi người đó.
Phải suốt thông lý Đạo thì việc tu-hành mới không lầm-lạc, người tu mới có thể nắm lấy chìa khóa để mở cửa trời mà hiệp cùng đại ngã. Con đường tu rất cần đến sự hiểu biết, rất cần đến trí thức cũng như một kỹ-sư phải là một đầu óc toán học mới tính toán bằng những con số chính xác cho các công-trình của mình.
Entry for 02 October 2008

CAFE THƯ GIÃN CẢM ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY ĐỂ CHO TA ĐƯỢC SỐNG VÀ THƯỞNG THỨC CAFEVUI BUỒN RỒI CŨNG QUAĐAU KHỔ RỒI CŨNG QUACHỈ CÒN TRONG NỖI NHỚ VỊ CAFE THIẾT THA RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÍ KHÁCH ĐIỆN THOẠI : 0908259456Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";}
Ừh có lẽ vậy, khi mà cứ mỗi sáng thức dậy tôi đều lặp đi lặp lại cái thói quen hàng ngày của mình. Đó là ngồi nhâm nhi một ly café thật đậm sau mỗi bữa ăn sáng và điều đi kèm không thể thiếu đó là phì phèo một điếu thuốc trên môi. Tôi vẫn thường như vậy, cho dù chỉ là có một mình. Và thường thì tôi thích tìm đến một quán café bình dân bên cạnh vỉa hè, trong một không gian tĩnh lặng và nhẹ nhàng hơn là ngồi ở những chỗ đông người ồn ào và náo nhiệt. Tôi thích cái cảm giác như thế, một mình với ly café đắng, trên môi là điếu thuốc hút dở và tờ báo trên tay.
Một ngày tôi vớ được một quyển sách. Trong đó nói khá nhiều về café, từ cách thức pha chế, rang xay đến các nghệ thuật uống và thưởng thức, mọi thứ đều rất chi tiết và đầy đủ. Tôi đọc nó ngấu nghiến, có điều hơi thất vọng vì nội dung khá lủng củng và dài dòng. Tuy nhiên tôi lại đúc kết được một số thứ và lấy làm thích thú với những cái ý nghĩa rất đỗi là ngẫu nhiên ẩn chứa đằng sau nó. Ý nghĩa của những ly café hay gọi cách khác là “Triết Lý của Café”
Có một số nguyên tắc cơ bản về việc uống café – Thứ nhất, đó là “Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.”
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luông trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…
“Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời…”
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi…
“Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng…”
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.