Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

Luận về Bát-quái Tiên-Thiên trong nền Đại-Đạo

Entry for 21 June 2008

Luận về Bát-quái Tiên-Thiên trong nền Đại-Đạo:
8-Luận Đạo.
Luận về Bát-quái Tiên-Thiên trong nền Đại-Đạo:
Nếu nói rằng độ tòan cả nhân-lọai mà chỉ qui-định có 92 ức nguyên-nhân thì độ ai và bỏ ai đây? Mỗi một ức tức là 100.000 (một trăm ngàn), 92x100.000= 9.200.000. Như vậy chỉ có 9 triệu hai trăm ngàn người mà thôi hay sao?
Trong khi đó nhân-lọai trên tòan quả địa-cầu có hằng bao nhiêu tỷ người? Hơn nữa nền Đạo này chu-kỳ đến 700 ngàn năm (tức là thất ức niên) kia mà!
Chắc-chắn rằng con số 92 ức nguyên-nhân không phải là con số trên một bảng lập thành của bàn toán được, mà đây nói bằng lý!
Trí-huệ-cung là đâu?
Về mặt hữu hình là nhà Tịnh của Đức Hộ-pháp, gọi là Trí-huệ-Cung thuộc tỉnh Tây-Ninh. Còn về mặt Bí-pháp là khiếu lương-tri, lương-năng của mỗi người đó vậy.
Trong Trí-huệ-cung có gì đặc biệt?
- Nếu nói về mặt bí-pháp thì vốn vô cùng, còn thể-pháp thì duy muốn nói đến hai câu liễn trước cổng là rõ-rệt nhất. Hai câu ấy là:
- TRÍ định Thiên-lương qui nhứt bổn.
- HUỆ thông đạo-pháp độ quần sanh
智 定 天 良歸 一 本
惠 通 道 法渡 群 生
Có nghĩa rằng người tu phải lấy cái trí-thức của mình để định cho cái Thiên-lương, nghĩa là tính của trời phú cho, là đạo-đức, hầu qui nhứt lại thành một khối.
Khi được rõ thông về đạo-pháp, tức là đã phát huệ, mới đem cả sự hiểu biết của mình mà độ tất cả chúng sanh đang trên con đường tìm về chân-lý.
Lý giải ra là Bát-quái Tiên-thiên:
Thử tìm hiểu xem ba cái pháp-giới để tự giải thoát lấy mình là: Long-tu-phiến, Kim Tiên và ba vòng Diệu-quang Tam-giáo là gì?
Nói rõ ra Long-tu-phiến là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm kết bằng 36 râu rồng, nhưng thực-tế là quạt kết bằng 36 lông cò trắng. Quan-trọng nhất là con số 36 với ý-nghĩa là “Tam thập lục thiên”.
Còn cây Kim-Tiên còn gọi là “Kim tiên Cửu khúc” 金鞭九曲tức là cây roi Tiên có chín khúc (đoạn); quan-trọng là con số 9.
Còn ba vòng vô-vi ấy là diệu-quang Tam-giáo.Con số 3 làm nên cốt-tuỷ vậy.
Con số 3 rất quan-trọng trong Bát-quái, số 3 cũng là trời, là con số căn-bản làm đầu mối cho sự biến sanh vạn loại, vạn-vật, tượng-trưng cho ánh sáng minh-triết, đạo-giáo nói rằng “ba vòng vô-vi tức nhiên là diệu-quang Tam-giáo”.
Số 3 luỹ-thừa lên tức là 3x3 bằng 9. Con số 9 là thành quả của Bát-quái Tiên-Thiên. Cộng con số của hai quẻ đối nhau đều là 9, như:
Càn 1+ khôn 8=9 Khảm 6+Ly 3=9 Đoài 2+Cấn7=9 Chấn 4+Tốn 5=9
Số 9 đây là “cây Kim-Tiên” của Hộ-Pháp.
Kim-Tiên là “Tượng hình ảnh của điển-lực điều-khiển càn-khôn vũ-trụ mà chính đó là điển-lực tức nhiên là sanh lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ Bát khiếu”.
Quả thật vậy nếu không am-tường về lý Dịch thì không thể đi vào sự biến hoá của càn-khôn vũ-trụ được. Do đó mà Tiên-thiên Bát-quái là cánh cửa mở ra để đi vào toà lâu-đài của đạo-pháp; trong khi đó thì hai quẻ Càn☰ khôn ☷ là cánh cửa để đi vào ĐẠO DỊCH.
Sự quan-trọng như thế bởi vì Càn có 3 nét, Khôn có 6 nét. Ghép hai con số này lại nhau thành ra 36. Đạo-pháp nói là “cây quạt của Thượng-Phẩm” tức là Long-Tu-Phiến kết bằng 36 lông cò trắng.
Tại sao không phải là con số khác hơn 36 ? Không thể 34 hay 35 được hay sao?
- Nhất định phải là 36, vì càn khôn là đầu mối, không thể khác là vậy.
Bởi chính nó là thành quả của 9x4=36 hoặc 3x12=36
Khởi điểm là Bát-quái Tiên-Thiên, có 4 lần tổng-số 9 nhân lên sẽ thành 36, ấy tượng-trưng là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm đó.
Đức Thượng-phẩm là Đạo. Nhờ đường Đạo mới mở ra cho tinh-thần người thấu-đáo nhiều điều huyền-vi của đạo-mầu, của trời đất, mới suốt thông vạn sự vạn-vật được nên mới nói:
Vì “Long-tu-Phiến, có thể vận-chuyển càn khôn vũ-trụ do nguơn-khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đào-độn nguơn-khí, thâu hoạch nguơn-khí để trong sanh-lực”.
Vì lẽ khởi đầu sự tìm hiểu Bát-quái là phải qua các con số của Bát-quái Tiên-thiên. Đến cuối-cùng sự đạt pháp cũng là con số từ Bát-quái Tiên-Thiên, mà đã chuyển qua giai-đoạn thành hình là của Bát-quái Hư-vô, cũng có số 3, số 9, số 36.
Nhưng là thời-kỳ gặt hái “Vạn thù qui nhứt bổn”. Cả nhà đều đoàn-tụ: cha mẹ hiệp nhau. Sáu con gần lại bên nhau: Khảm Ly, Đoài Cấn, Chấn Tốn không còn xa lìa, cách ngăn nữa.
Vì tính cách đặc thù như vậy mà Đạo-pháp mới mở ra nhưng nhân-loại ít ai tìm đến hoặc cũng do thời-kỳ đạo bị bế, nên con đường Đạo vẫn bị bí lối.
Đức Chí-Tôn vẫn thường dùng tiếng “Cửu thập nhị tào chi mê-muội” là vậy, có nghĩa là Đức Ngài vẫn luôn lo-lắng cho 92 ứcc nguyên-nhân còn đang sa-đoạ hồng-trần.
Hỏi vậy 92 ức nguyên-nhân ấy từ đâu?
- Cũng từ trong Bát-quái tiên-Thiên này mà ra, ấy là:
Khởi đầu là con số 9 như chúng ta đã từng đề-cập là do các đôi quẻ đặt xuyên tâm đối họp số với nhau mà thành. Tức nhiên Càn 1 xuyên qua tâm, họp với Khôn 8 mà có tổng-số là 9…
Cho nên nói Bát-quái Tiên-thiên là số 9, cũng gọi là số Cửu.
Nhìn vào đồ hình thấy có hai trục giao nhau, tức là trục mang chữ Càn Khôn và Khảm Ly giao nhau thành hình chữ thập
Như đã biết Bát-quái này chia làm hai phần rõ-rệt: lấy trục Càn khôn làm chuẩn thì phía bên trái ấy là dương, bên phải ấy là âm. Số 2 gọi là số nhị
Ghép ba chữ “Cửu thập nhị” để nói lên con số “chín mươi hai” là vậy.
Vì sự tối cần của Đạo-pháp mà nhân-sanh chưa nắm vững được thì làm sao đi sâu vào con đường xa thẵm của Đạo-lý siêu-mầu, rồi cứ lẩn-quẩn loanh-quanh phê-phán cho rằng mê-tín này nọ.. đủ thứ.
Ngày nay chính Đức Hộ-Pháp là Giáo-chủ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Pháp-Chánh-truyền qui định:
“Huyền-vi mầu-nhiệm của Đạo có Thiên-điều, cơ bí-mật của đời có luật-pháp. Hộ-pháp là người nắm cơ mầu-nhiệm của Đạo, nắm luật của Đời, xử-đoán chư Chức-sắc Thiên-phong và cả tín-đồ cùng là xin ban thưởng, công thưởng tội trừng nơi thế này. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả tín-đồ khỏi bị Thiên-điều, giữ phẩm-vị thiêng-liêng mỗi Chức-sắc, ắt phải gìn-giữ đạo-đức của mọi người. Người dùng hình phàm làm cho giảm tội thiêng-liêng, nắm cơ mầu-nhiệm công-bình mà đưa các chơn hồn vào Bát-quái-đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử-đoán, làm chủ phòng xử đoán.
Do đó mà bửu-pháp của Ngài được xử-dụng như lời Đức ngài nói:
“Bửu-pháp là cây Giáng-Ma-Xử thì không có hình tướng, pháp-bửu ấy vô vi.Cây Kim-Tiên của Cửu-Tiên Cảm-Ứng Lôi-Âm Phổ-Hóa Thiên-Tôn, tức nhiên của Đức Thái-Sư Văn-Trọng, Ngài giao cho tôi một câyPháp-Giới (chừng vô nhà tịnh mới ngó thấy). Pháp-Giới ấy để triệt Quỉ đừng cho nó lộng trong Đền-Thánh của Đức Chí-Tôn và đừng cho nó phá con cái của Ngài”
Nếu so lại với Bát-quái Tiên-Thiên thì những con số này đều nằm trong các con số của Bát-quái Tiên-thiên mà ra.
Vậy có phải yếu-lý của Bát-quái tiên-thiên mà các Thánh bảo chúng ta cần học. Khi nắm vũng được giáo-pháp, giáo-lý của Đạo một cách tinh-tường thì không còn một nghi-nan nào, tức nhiên trừ được “quỉ” đó vậy.
Cho nên Ngài là Người đã từng thuyết giảng chân-lý chánh truyền của nền chơn Đạo, tức là ngài đã xử-dụng “Giáng ma-xử” là vậy. Còn Đức Thượng-Phẩm dùng “Long-Tu-Phiến” quạt cho tiêu tan ám-khí ở trong lòng của mỗi người đó.
Phải suốt thông lý Đạo thì việc tu-hành mới không lầm-lạc, người tu mới có thể nắm lấy chìa khóa để mở cửa trời mà hiệp cùng đại ngã. Con đường tu rất cần đến sự hiểu biết, rất cần đến trí thức cũng như một kỹ-sư phải là một đầu óc toán học mới tính toán bằng những con số chính xác cho các công-trình của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét