Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

Lòng Người

Viết hay nói về lòng người thật là khó vì
nói đến lòng là nói đến ý tưởng, cảm xúc, tình cảm
của con người. Có nhiều từ ngữ đi với lòng để diễn
tả, để bổ túc cho “tấm lòng” như: có lòng, mất
lòng, rối lòng, buồn lòng, phật lòng, phiền lòng, vui
lòng (mát dạ), thuộc lòng, bền lòng, phải lòng, nức
lòng, bận lòng, yếu lòng, mềm lòng, xiêu lòng, nóng
lòng, nguội lòng, mát lòng, lạnh lòng…
Con người ta mỗi người một ý nên muốn
sống cho vừa lòng mọi người là một điều gần như
không thể thực hiện được. Ca dao Việt Nam có
câu:
Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê
Cao chê khỏng, thấp chê lùn
Béo chê béo trục, béo tròn
Gầy chê xương sống, xương sườn lòi ra.
Sách Cảnh Hạnh Lục có chép bài “Làm
Người Khó”* cũng cùng ý nghĩa trên, chúng tôi xin
ghi lại bài dịch của Nguyễn Quốc Đoan:
Khéo, giễu nhọc thây, vụng giễu nhàn,
Hiền chê nhu nhược, ác chê ngang.
Giàu bị ghét ganh, nghèo bị bỉ,
Kiệm chê keo cúi, gắng chê tham
Nhìn chẳng hiểu chi chê dốt nát,
Gặp cơ ứng biến lại chê gian.
Nghĩ suy nỗi ấy, làm sao nhỉ,
Làm người thật khó, thật gian nan.
Làm người khó, làm người khó.
Viết đến giấy hết, đầu bút khô.
Vẫn cứ viết thêm: Làm người khó.
Nguyễn Quốc Đoan dịch
Trong đời sống hằng ngày, người ta cũng
hay tìm cách “lấy lòng” người khác. Việc này có
thể có ý nghĩa hoặc tốt , hoặc xấu tuỳ theo mục đích
và động cơ mình nhắm.
Ông Stephen R. Covey** nghiên cứu
những sách dạy về đắc nhân tâm trong 200 năm
qua, nhận thấy rằng trước đây người ta nhắm vào sự
rèn luyện phẩm hạnh (characters) tức là những đức
tính như chân thật, lương thiện, liêm khiết, giữ chữ
tín… tương tự như ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín của Đông phương hay những mỹ đức trong trái
Thánh Linh được chép trong Galati 5:22 là yêu
thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền
lành, trung tín, mềm mại, tiết độ; nhưng từ 60 năm
nay, người ta hướng về việc thay đổi thái độ xử thế
như tập tươi cười, tập những thái độ tích cực, tập
lắng nghe người khác nói. Phương cách sau này có
thể thu phục được lòng người nhanh chóng trong
nhất thời, nhưng nếu không được hậu thuẫn bằng sự
chân tình, lòng thành thật thì cảm tình chỉ hời hợt,
không thể kéo dài.
Chuyện khéo dùng tiền để mua Nghĩa,
dùng Nghĩa để được lòng người sau đây đáng cho
chúng ta suy gẫm:
Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa
hiệp nước Tề, làm Tướng đời Chiến quốc. Trong
nhà luôn luôn nuôi trên 3000 thực khách. Tính rất
rộng rãi, thường đem tiền cho người khác vay
mượn. Một hôm, Mạnh Thường Quân sai Phùng
Hoan qua đất Tiết đòi nợ và dặn rằng: “Khi đòi nợ
được, coi trong nhà cần hoặc thiếu chi, thì mua về
dùng.” Phùng Hoan đến đất Tiết, thấy người có thể
trả, kẻ thì không thể trả. Phùng Hoan bèn báo cho
mọi người là Mạnh Thường Quân tha hết các nợ.
Rồi gom các giấy nợ lại, xé và đốt hết. Khi trở về,
Phùng Hoan thưa lại với Mạnh Thường Quân:
“Trước khi đi, tôi đã xem xét kỹ lưỡng: trong nhà
ta châu báu đầy kho, trâu ngựa đầy chuồng, chỉ
thiếu có món NGHĨA với dân, nên tôi trộm lệnh đã
xé giấy nợ mua Nghĩa cho Tướng Công rồi. Mạnh
Thường Quân chỉ cười và bỏ qua. Thời gian qua,

Mạnh Thường Quân bị bãi quan phải về đất Tiết trú
ngụ. Nơi đây, mọi người đều nhớ ơn xưa, mang
tiền của và tất cả vật dụng cần thiết đến dâng cho
Mạnh Thường Quân chi dụng, bất bất cái gì họ
cũng phân chia công việc với nhau để lo lắng, đối
đãi với ông một cách trọng hậu và hết lòng.
Trong lòng mỗi người chúng ta đều có sự
tranh chấp giữa hai thế lực thiện và ác, giữa thánh
và thú, giữa lòng hướng thuợng và lòng hướng hạ
mà Kinh Thánh thuờng nói đó là sự tranh chấp giữa
người thiêng liêng “ham mến các sự ở trên trời” và
người xác thịt “ham mến các sự ở dưới đất” (Colose
3:2).
Lòng dạ con người thường xu hướng về
điều ác như câu ca dao:
Sông sâu sào vắn khó dò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.
Ký giả John H. Griffin (1920-1980) là
người da trắng, muốn tìm hiểu về những nỗi khổ
nhục của người da đen sống trong xã hội da trắng
nên năm 1959, ông nhuộm da ông thành đen, đi đến
nhiều vùng tại miền Nam Hoa Kỳ là những nơi có
nạn kỳ thị nặng nề. Năm 1960 ông viết thuật lại
trong cuốn sách “Black Like Me”. Có chỗ ông ghi
lại cảm nghĩ của ông khi bị những người da trắng
nhìn màu da đen của ông một cách khinh bỉ, ông
viết: “Đứng trước những cặp mắt nhìn tôi ghét cay,
ghét đắng, tôi cảm thấy đau nhói trong tim, không
phải cái ghen ghét trong ánh mắt của họ làm cho tôi
sợ hãi, nhưng tôi sợ cái bản tánh vô nhân đạo của
họ lộ ra nguyên hình.”
Một nhà tư tưởng Đông Phương đã từng
nhận xét rằng lòng con người không đơn sơ mà rối
rắm như ruột dê! Chỉ nghĩ tới sự gian ác của con
người là chúng ta có thể rùng mình, chột dạ. Chồng
có thể giết vợ vì món tiền bảo hiểm nhân thọ; mẹ có
thể giết con thơ vì muốn rảnh nợ để theo tình nhân;
có người có thể giết hàng loạt người vô tội vì thích
thú trong việc giết chứ không vì thù oán cá nhân;
hàng triệu triệu người chết trong các cuộc chiến vì
những tham vọng điên cuồng…
Thánh Kinh có chép: “… từ nơi lòng mà ra
những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm
dục, trôm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn”
(Matthew 15:19); “Lòng người ta là dối trá hơn
mọi vật và rất là xấu xa… ” (Giêrêmi 17:9); “dầy
dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam,
hung dữ; chan chứa những điều ghen ghét, giết
người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ, hay mách, dèm chê,
chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang,
khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ;
dại dột, trái lời giao ước, không có tình nghĩa tự
nhiên, không có lòng thương xót” (Roma 1:29-31);
“Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng,
phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận,
cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn
uống….” (Gal 5:19-21).
Lòng dạ con người thay đổi cho xấu hơn thì
rất dễ: “sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn
những sự ham mê của xác thịt” (Êphêsô 2:3), chứ
thay đổi cho tốt hơn là thiên nan vạn nan: “Người
Êthiôbi có thể đổi được da mình, hay con beo có thể
đổi vằn nó chăng? Nếu được thì các ngươi là kẻ đã
làm dữ quen rồi sẽ làm lành được.” (Giêrêmi
13:23). Như “ngựa quen đường cũ”, con người dù
cố làm lành được chút đỉnh trong một ít lâu rồi cũng
có xu hướng quay về tội lỗi. Nói lòng vòng về bộ
lòng của con người sao bằng ghi lại lời tâm sự của
thánh Phao Lô Roma 7:15-19 nói lên sự bất lực của
ông nói riêng và của nhân loại nói chung: “Tôi
chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình
ghét… tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu;
nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý làm điều
lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không
làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình
không muốn.”
Những điều ác mình đã làm cứ quay lại ám
ảnh mình không thôi như theo luật La Mã ngày xưa,
thi thể nạn nhân bị giết sẽ được buộc chặt vào sau
lưng hung phạm. Tự sức mình thì làm sao thay đổi
được lòng mình! May thay, Đức Chúa Trời có thể
đổi lòng dạ con người: “Ta sẽ ban lòng mới cho các
ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất
lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi và ban cho các
ngươi lòng bằng thịt” (Exechien 36:26); “nếu ai ở
trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới;
những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”
(2Corinhto 5:17).
Chúng ta hãy đồng tâm tình với lời kêu
cầu của vua David sau khi ăn năn, thống hối về tội
phạm cùng Chúa: “Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy
dựng nên trong tôi một lòng trong sạch và làm
cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng”
(Thi Thiên 51:10).
NSM
*Nguyên tác bài “Làm Người Khó”:
Xảo yếm đa lao, chuyết yếm nhàn
Thiện hiềm nhu nhược, ác hiềm ngoan.
Phú tao tật đố, bần tao tiện
Cần viết tham lam, kiệm viết khan.
Xúc mục bất phân, giai tiếu xuẩn,
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 3
Kiến cơ nhi tác, hựu ngôn gian.
Tư lương na kiện, đương giao tố,
Tố nhân nan tố, tố nhân nan.
Vi nhân nan, vi nhân nan,
Tả đắc chỉ tận, bút đầu can.
Cánh tả kỷ cá vi nhân nan.
Cảnh Hạnh Lục
巧 厭 多多 拙 厭 閒
善 嫌 懦 弱 惡 嫌 頑
富 遭 嫉 妒 貧 遭賤
勤勤勤 婪 儉勤儉
觸 目 不 分分分分
見 機 而 作作 言 奸
思思 那 件件 教 做
做 人 難 做 做 人難
為 人 難 為 人 難
寫 得 紙 盡 筆 頭 乾
更 寫 幾 箇 為 人 難
(景 行 )
** Stephen R. Covey là tác giả của quyển sách
nổi tiếng: The 7 Habits of Highly Effective People.
Ông được xem như Socrates của thời nay. Tác phẩm nêu
trên là một tài liệu quý báu chỉ cho người đọc những bí
quyết rèn nhân cách và những khôn ngoan trong nghệ
thuật “xử kỷ, đãi nhân”.
Lời Hay Ý Đẹp
Thiên khả đạt, địa khả lượng
Duy hữu nhân tâm bất khả phòng
Họa hổ, hoạ bì nan hoạ cốt,
Tri nhân, tri diện bất tri tâm.
Minh Tâm Bửu Giám
天 可 度 地 可 思
惟 有 人 心 不 可 防
畫 虎 畫 皮 難 畫 骨
知 人 知 面 不 知 心
明心 寶 鑑
Trời đo được, đất lường được
Chỉ có lòng người không thể phòng
Vẽ cọp, vẽ da, khó vẽ xương
Biết người, biết mặt, khó biết lòng.
Thức khuya mới biết đêm dài,
Ở lâu mới biết lòng người bất nhân
Ca dao
HÃY ĐI, LÀM THEO NHƯ VẬY
Hôm đó vào một buổi tối ngày Thứ Tư,
mưa như trút nước xối xả xuống các đường phố.
Chúng tôi men theo bờ tường của Hội Thánh để lên
xe về nhà, sau hơn một tiếng đồng hồ quì gối cầu
nguyện và thông công với Chúa.
Làm việc suốt từ sáng, đến giờ tan sở, vội
vã đến nhà thờ cho kịp giờ cầu nguyện, vợ chồng
tôi đều muốn về đến nhà nhanh chóng; nên suốt
đoạn đường xa lộ, chúng tôi chỉ chăm chú và lo
lắng nhìn hai cái quạt nước đã đến thời kỳ cần được
thay mới; xe chúng tôi chạy lướt qua một chiếc xe
khác đang đậu bên lề đường, màu không được sáng
lắm nên không dễ đập vào mắt người khác, nhất là
dưới cơn mưa tầm tã này. Như phản ứng thường lệ,
tôi có thói quen hay nhìn xem có phải xe người
quen không, tôi nhận ra không phải xe quen mà
dường như có người ngồi trong đó.
Đồng hồ trong xe đang chỉ 9 giờ 10 tối.
Cơn đói bụng đang thôi thúc trong tôi, khiến tôi
muốn đi nhanh về nhà, nhưng có một tiếng nói đâu
đây văng vẳng bên tôi, "nên làm một việc cần phải
làm". Bài học tôi vừa học trước giờ cầu nguyện,
Mục Sư vừa giảng về người Sa-ma-ri nhân lành,
những lời dạy đó chưa ra khỏi tâm tôi cách đây 1
tiếng đồng hồ, sao bây giờ tôi đã vội muốn trốn
chạy như những người Lêvi, nhìn thấy người lâm
nạn rồi đi qua khỏi.
Chúng tôi chui vào exit gần nhất và trở lại
nơi tôi đã nhìn thấy chiếc xe bên lề xa lộ. Chiếc xe
vẫn còn đó, hình ảnh trước tiên tôi thấy, làm tim tôi
đau nhói, người con gái ốm yếu, mảnh mai, đang
ngồi sụt sùi khóc âm thầm trong xe, dưới cơn mưa
không biết đến bao giờ dứt. Cô ấy đã oà khóc khi
thấy tôi hỏi thăm và sẳn sàng giúp cô. Việc cô cần,
chỉ là điện thoại về nhà cho cha mẹ đừng lo lắng khi
không thấy con đi học chưa về đến nhà. Xe tương
đối cũ, và không biết hư bộ phận nào trong xe, và
lại là con gái nên không biết gì về xe, cô chỉ biết
ngồi chờ và cầu nguyện. Cô cười, nụ cười thật là
rạng rỡ khi cho biết: Chúa đã nhậm lời cầu nguyện
của con, đã gởi người đến giúp con, cô biết không,
con đã ngồi đây hơn 1 tiếng đồng hồ.... Chúng tôi
đã điện thoại cho cha mẹ cô và ở lại với cô, cho đến
khi có người đến kéo xe về.
Buổi tối hôm đó, trở về nhà, mặc dù quần
áo ướt mem và dùng cơm tối lúc 11 giờ, nhưng
chúng tôi đã dùng bữa với tấm lòng vui thoả, biết
mình đã làm được một việc tốt, và biết Chúa ở trên
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 4
cao đang mỉm miệng cười hài lòng, vì chúng tôi đã
biết thi hành lời Chúa phán: “Hãy đi, làm theo như
vậy” (Lu-Ca 10:37)
Sanh Khương
Tử Biệt Sinh Ly
LTS: Cụ Trần Văn Can đã đến tuổi Thiên-liễu (90
tuổi) mà trí óc còn sáng suốt, tinh thần còn đầy đủ nghị
lực. Toà soạn nhận được nhiều tài liệu quí giá về CơĐốc
giáo mà cụ đã soạn thảo và gửi tặng. Rất tiếc vì số
trang có hạn nên chúng tôi không thể phổ biến trên NSM
được. Hiện nay, cụ đã chuẩn bị sẵn sàng thể xác cũng
như tâm linh để lìa khỏi cuộc sống trần gian tạm bợ này:
“Trong sổ chờ chết tôi ghi danh rồi.”
Bệnh tật tội lỗi sinh ra
Để được Thần Chết tiễn qua đời này.
Kiếp người thật huyền ảo thay:
Sinh ly tử biệt rủi may bất thường!
Phúc họa khó biết dễ lường:
Hạnh phúc thì ít, tai ương thì nhiều!
Thiện ác nhân quả giáo điều:
Bao nhiêu tội ác bấy nhiêu cực hình!
Lương tâm soi sáng trong mình
Phân biệt thiện ác bẩm sinh trong người.
Thiên lý đã định sẵn rồi:
Thiện ác báo ứng muôn đời không sai.
Sự chết Thượng Đế an bài.
Thưởng thiện phạt ác kéo dài đời sau…
Tử Thần cho chết khác nhau:
Mỗi người một cách trước sau bất ngờ.
Chết vì tai nạn rủi ro,
Chết vì bệnh tật, chết già chết non.
Người sống đem xác đi chôn
Hoặc hỏa thiêu xác làm tròn lễ nghi.
Thế là tử biệt sinh ly!
Trong sổ chờ chết tôi ghi danh rồi.
Cám ơn Thượng Đế thương tôi
Cho sống gần đến chín mươi tuổi đời.
Tử Thần trực sẵn đón tôi
Ra khỏi bể khổ của đời điêu linh.
Nhờ ơn Đấng Christ hy sinh
Mà được tha tội hiển vinh đời đời!…
Kết luận xin có đôi lời
Chúc quí độc giả suốt đời an khang!
Trần Văn Can
(Oklahoma)
Phải Sửa Lòng
Một người kia đem hai cây kim đồng hồ
đến người thợ sửa đồng hồ bảo rằng: “Tôi nhờ ông
sửa hộ gấp hai cây kim này vì chúng chỉ sai giờ
luôn.” “Đồng hồ của anh đâu?” “Thưa ông, tôi để
đồng hồ ở nhà, nó vẫn còn tốt nên tôi chỉ đem hai
cây kim đến đây mà thôi.” Người thợ sửa đồng hồ
khó chịu nói “Anh hãy mang đồng hồ lại đây vì tôi
cần nó.” “Tôi đã nói với ông là nó vẫn còn tốt, chỉ
cần sửa hai kim này mà thôi, nếu tôi đem đồng hồ
lại đây ông đòi nhiều tiền công sao! Thôi ông trả
lại hai cây kim cho tôi.” Người này đem hai cây
kim tìm người sửa cho đúng giờ nhưng ông không
bao giờ làm được điều này cho đến khi ông mang
đồng hồ đến người thợ!
Ngày nay rất còn nhiều người hờ hững với
tấm lòng hư hoại của mình, cứ lo sửa đổi trau chuốt
hình thức bên ngoài, nhưng cái hào nhoáng bên
ngoài đó không che giấu được cái sai trật bên trong
vì từ đó phát ra những việc như lời Chúa đã ghi:
“Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội
giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng
dối và lộng ngôn” (Mathiơ 15:19). Phải nhờ Lời
Chúa sửa lòng mình, để bên trong lẫn bên ngoài
được tốt đẹp.
Trích trong tập: “Chuyện Ngắn Gây Dựng
Đức Tin” do HT TL Sacramento phát
hành. Nhiều câu chuyện lý thú được
sưu tập trong tập này. Ai muốn nhận
xin liên lạc về 9131 Locust St, Elk
Grove, CA 95624. ĐT: (916) 691-4478.
Chữ “Biết” trong Kinh Cựu Ước
Sách Sáng Thế Ký có chép: Ađam ăn ở với
Êva là vợ mình (4:1). Trong sự tế nhị của ngôn ngữ
Việt, động từ ăn ở ở đây phải được hiểu là tính
giao, hay giao hợp giữa hai người khác phái đã có
sự đồng ý và thoả thuận với nhau.
Thật ra thì Kinh Cựu Ước, qua nguyên tác
tiếng Hêbơrơ, the Hebrew Bible, chỉ chép một cách
đơn giản rằng: Và Ađam biết vợ mình là Êva. Bản
King James Version (KJV) cũng ghi là: and Adam
knew Eva his wife. Chữ knew là dịch thẳng từ
động từ “Yadah” của tiếng Hêbơrơ. Bản King
James Version được dịch do một số nhà thông kinh
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 5
và học giả nổi tiếng nhất của thời bấy giờ và được
chiêu tập dưới sự chủ trì và giám thị của chính
đương kim hoàng đế nước Anh lúc đó là James I
(1567-1625). Sau một thời gian miệt mài hợp dịch,
ban KJV được công bố năm 1610, cách đây đã gần
400 năm. Từ đó đến nay Thánh Kinh đã được dịch
đi dịch lại rất nhiều phen với những cái nhìn khác
nhau và để cập nhật hoá với ngôn ngữ hiện đại.
Với lời kinh cổ kính, lịch lãm mà trang trọng, bản
Thánh Kinh KJV vẫn được xem là bản dịch tiêu
chuẩn, khuôn thước, và sát nghĩa nhất so với
nguyên bản tiếng Hêbơrơ, là thứ tiếng cổ của dân
tộc Do Thái.
Đi song song với chữ Hán, tiếng Hêbơrơ là
một thứ văn tự xưa nhất với tổ chức động từ đa
dạng và đa năng, được chia theo số, theo ngôi và
theo chi, thể, loại mà để cho dễ nhớ thì ta gọi là
động từ Do Thái tam bản, thất chi, ngũ thể, thập
nhược động. Vì vậy mà việc nắm bắt động từ tiếng
Hêbơrơ là việc mấu chốt trong việc hiểu rõ kinh
Cựu Ước. Ở đây, ta thử xem đến chữ biết, qua
động từ Yadah của tiếng Hêbơrơ được nhắc đến
nhiều bận trong kinh Cựu Ước:
Biết được nhờ sự quan sát: Nôê biết rằng
nước đã giảm bớt trên mặt đất (Sáng Thế Ký 8:11).
Đức Chúa Trời sau khi đã tạo dựng nên trời đất,
muôn vật và loài người, loài người sinh sôi nẩy nở
mỗi lúc một nhiều. Từ lúc Ađam và Êva nghe lời
dụ dỗ của con rắn ăn trái cây biết điều thiện và ác
mà Ngài đã ngăn cấm, Đức Chúa Trời bắt đầu phát
hiện sa sức ác độc của con người mỗi lúc một lớn,
Ngài ân hận về việc Ngài đã tạo ra con người và
quyết định tiêu diệt nhân loại. Chỉ có ông Nôê là
được ơn dưới mắt Đức Chúa Trời. Ông là người
công chính và đi theo đường lối Ngài và Đức Chúa
Trời đã cứu ông, gia đình ông (tất cả 8 người); đã
chỉ cho ông cách đóng tàu để tránh cuộc thủy nạn
mà chính Ngài đã phán khiến.
Biết được qua sự nghe ngóng: Khi Đức
Chúa Trời nghe những tiếng kêu oan từ hai thành
Sôđôm và Gômôrơ thì phán: “Ta muốn ngự xuống,
để xem xét chúng nó ăn ở có thật như tiếng đã kêu
thấu đến ta chăng; nếu chẳng thật, thì ta sẽ biết”
(Sáng Thế Ký 18:21).
Biết được qua kinh nghiệm: Trở lại câu
STK 4:1 trên, chữ biết mang một ý nghĩa chẳng
những qua kinh nghiệm quan sát, qua kinh nghiệm
nghe ngóng, mà còn qua một kinh nghiệm của sự
giao tiếp mật thiết nữa. Sở dĩ ta có thể cả quyết sự
tương giao mật thiết đó là do câu kinh kế tiếp:
người thọ thai sanh Ca-in. Chữ biết bao hàm một ý
nghĩa thâm thuý, vừa rộng rãi vừa tế nhị. Trong lối
nói chuyện của người Việt mình như “từ ngày tôi
biết em” … cũng đều là theo tinh thần của chữ biết
Yadah kia. Tưởng ta cũng cần thêm vào đây rằng
trước khi biết bà Êva thì cả ông lẫn bà đã biết rằng
mình loã lồ (STK 3:7). Cái biết đó đến sau việc ăn
trái cây biết điều thiện và điều ác mà Đức Chúa
Trời đã ngăn cấm họ (STK 3:3). Vì vậy mà cái biết
kia đã trải qua một quá trình dài của sự cám dỗ, thử
thách và phạm tội rồi.
Bên cạnh những cái biết thông thường
trong thế tục nhân quần, chữ biết còn nói lên một
kiến thức và một kinh nghiệm trong việc tương giao
với Thượng Đế nữa. Trong sách Luận Ngữ, sách
gối đầu giường của mọi kẻ sĩ theo tinh thần Nho
học, thiên Vi Chính, đoạn IV chép Khổng Tử có lần
bảo rằng: “Ngô ngũ thập nhi tri thiên mệnh” (吾 五
十 而 知 天 命) nghĩa là đến năm 50 tuổi thì Phu tử
biết được mệnh trời. Theo Thánh Kinh, cái biết về
Thượng đế, về trời, là do chính Đức Chúa Trời
công bố trực tiếp cho con người. Ông Môi-se là
người đầu tiên được Đức Chúa Trời cho biết danh
xưng của mình lần đầu tiên: “Ta là Đức Giê-hô-va.
Ta đã hiện ra cùng Apraham, cùng Ysác, và cùng
Giacốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời toàn năng; song
về danh ta là Giêhôva, thì ta chưa hề tỏ cho họ biết”
(Xuất Edipto ký 6:2-3). Và Ngài cũng phán Môise
hãy công bố danh xưng của mình cho toàn thể dân
Ysơraên và Ngài sẽ lấy đi cái ách nặng nề mà người
Êdiptô đã áp đặt lên vai họ. Danh Ngài từ đó được
truyền biết đến những kẻ tin nhận Ngài.
Mục đích của việc biết đến danh Ngài để
làm gì?
 Để kính sợ Ngài: để cho muôn dân của thế gian
nhận biết danh Chúa, kính sợ Chúa, y như dân
Ysơraên của Ngài. (1Các Vua 8:34)
 Để dạy cho hậu tự mình biết vâng phục và hầu
việc Ngài: “Còn ngươi là Salamôn, con trai ta,
hãy nhận biết Đức Chúa Trời của cha, hết lòng
vui ý mà phục sự Ngài” (1Sửký 28:9)
 Để tin cậy Ngài: “Các ngươi là kẻ làm chứng
ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi
được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa!”
(Êsai 43:10)
Trong chúng ta, ai là kẻ đã từng biết Chúa?
Huỳnh Hữu Đạo
(Đào Lê Thất, Atlanta, GA)
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 6
Tôi Dư Biết
Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng
tôi; hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; xin xem thử tôi có
lối ác nào chăng, xin dắt tôi vào con đường đời đời (T-Thiên
139:23-24)
Chúa chẳng cần thử tôi, tôi dư biết
Tôi thường đi trên lối ác hằng ngày
Tư tưởng tôi chưa có một điều hay
Người như thế đâu cần Ngài tra xét!
Những tội lỗi vấn vương, tôi dư biết
Lìa bỏ ư? Tự hỏi, thấy khó lòng
Nhiều khi tôi sức lực yếu, đáng buồn
Con người cũ, tôi “đấu tranh” rất mệt.
Người Cơ-đốc… “hữu danh”, tôi dư biết
Sống như người “ngoại đạo”, sống thế gian
Bấy lâu nay tin Chúa… vẫn khôn ngoan
Vẫn tư dục, vẫn chiều theo xác thịt!
Chúa yêu con vô cùng! Con dư biết
Xin dắt con vào đường lối đời đời
Có tội nào lớn hơn được Tình Trời?
Có tội nào Chúa không tha thứ hết?
Tường Lưu
(Trích Chân Vọng Tâm Linh)
Giới Thiệu Tác Phẩm:
Chân Vọng Tâm Linh của Tường Lưu
Tháng qua, thi sĩ Tường Lưu lại cho ra đời
đứa con tâm linh mới. Thường mỗi năm, Tường
Lưu cho chào làng một tác phẩm, riêng năm 2002
này, đã có 2 tác phẩm: đầu năm in ra Nguồn Phước
Tâm Linh, giữa năm là Chân Vọng Tâm Linh.
Đối với những tác phẩm trước, nhất là
“Ánh Sáng Tâm Linh” (2001), có một số người
phàn nàn vì những lời xây dựng thẳng thắn của ông
đối Hội Thánh Chúa. Dầu vậy, nhiều người đã
đồng cảm với nhà thơ qua những viên “thuốc đắng
giả tật” này. Qua Chân Vọng Tâm Linh, tác giả
chuyển mục tiêu mà tự “khai xấu” về bản tính xác
thịt của mình. Mục đích của ông là “cho mọi người
rằng tôi rất yếu đuối, rất tội lỗi… mà Chúa vẫn
thương yêu tôi”:
Có nhiều đêm linh hồn tôi sám hối
Lỗi của tôi dính dấp với Sa-tan
Chúa yêu ơi, sao Chúa vẫn dịu dàng
Chấp nhận con vào đàn chiên của Chúa?
Mỗi bài thơ của T. Lưu viết ra đều tải một
sứ điệp quý báu trích từ một câu Kinh Thánh, nên
chúng ta cần để thì giờ suy gẫm khi đọc những vần
thơ này mới thấy thắm thía. Nhiều bài đã được
nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm phổ nhạc. Tác giả đã gửi
tặng Nếp Sống Mới một số tập. Xin chân thành
cảm ơn thi sĩ. Quý độc giả yêu thơ có thể liên lạc
với toà soạn để được tặng một bản. Vì số sách có
giới hạn, xin quý vị “nhanh tay.”
Tôn vinh ca 5 của Vũ Đức Nghiêm
Chúng tôi vừa nhận được CD Tôn-Vinh Ca
5 do nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm thực hiện gồm 12 bài
hát: Tôn Vinh Ba Ngôi; Trên Trời Cao; Náu
Nương Nơi Vầng Đá Muôn Đời; Ta Vẫn Còn Đây
Năm 2000; Chúa Là Đấng Chăn Giữ Tôi; Thanh
Niên Tin Lành VN; Hãy Hát Tôn Vinh Ngài Một
Bài Ca Mới; Bốn Mùa Đi Với Ngài; Hằng Ngày
Tôi Hát Lời Ngợi Ca; Tôi Sẽ Đi Lên Núi Một
Dược; Dâng Lên Ngài Muôn Tiếng Hoan Ca; Ca
Khúc Mừng Lứa Đôi. Điều đặc biệt trong CD này
có kèm theo lời để mọi người có thể tập hát. Xin
trân trọng giới thiệu tác phẩm của người nhạc sĩ tài
hoa VĐN. Giá bán $10/CD. Xin liên lạc 408-272-
4462 hoặc email: ndvu@yahoo.com
Xin giới thiệu
Đặc San Hướng Đi
Chủ nhiệm: Mục sư Nguyễn Văn Huệ,
Chủ bút: Nguyễn Thanh Vũ
Tập báo in khổ lớn, dày hơn 110, mỗi năm
phát hành 4 số theo 4 quý Xuân Hạ Thu Đông. Đề
nghị ủng hộ $25 cho một năm báo. Có nhiều bài
giá trị về văn hoá, đức tin, đời sống… Liên lạc:
HuongDi Magazine, P.O. Box 570293, Dallas, TX
75357 Điện thoại: 214-929-1230 hay 972-613-
7210. Emai: dacsanhuongdi@juno.com
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 7
Sức mạnh của tình yêu thương..
Họa sĩ nổi tiếng Charles Schulz chuyên vẽ
tranh hài hước về con chó Peanuts đã từng nói “tôi
yêu thế gian nhưng con người thì tôi không thể
thương được..” Quả thật trong một xã hội đầy rẫy
bon chen, nghi kỵ thì con người thường trở nên khó
khăn, tham lam, ưa lừa gạt, phản phúc, giành giựt..
nhưng dù cho có khó thương đến đâu con người vẫn
cần đến tình yêu thương.
Tình yêu thương không những là món quà
lớn nhất mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta qua
Chúa Giê Su (Giăng 3:16) mà còn là một nhu cầu
thiết yếu, tối cần thiết, không thể không có của tất
cả mọi sinh vật trên trái đất này. Một cuộc sống
không có tình yêu thương thì không thể tồn tại được
lâu và các khảo cứu về tâm lý học trên các trẻ em
mồ côi và trên súc vật đều xác nhận là thiếu tình
yêu thương thì cơ thể cũng như não bộ không thể
phát triển được. TS Abraham Maslow ví tình yêu
thương đối với con người cũng quan trọng không
khác gì thực phẩm, các sinh tố, các chất muối
khoáng, chất đạm protein..
Một gia đình ở Ohio có cả 3 người con có
một trí thông minh khác thường, trị số IQ đều trên
130 khi được báo chí hỏi về bí quyết thì bà mẹ đã
trả lời “hãy cho những đứa trẻ thật nhiều tình yêu
thương..” ( a lot of love).
Nhưng trên thực tế thì lời dạy của Chúa Giê
Su “hãy yêu thương nhau như thể yêu thương Ta”
thật khó thực hành vì bản chất hay đa nghi và ghen
tỵ, thí dụ như Phie-Rơ đối với Giăng khi người này
được Chúa yêu thương hơn ( Giăng 21:21).
Sở dĩ loài người ưa khó tính, khó thương
hay xung khắc là vì chúng ta có những thói quen
khác nhau, tư tưởng và lối suy tư khác nhau, được
dạy dỗ và chịu ảnh hưởng của gia đình và môi
trường khác nhau. Nhưng tình yêu thương có thể
thay đổi con người như thi sĩ Theodore Roethke
viết “ Tình yêu thương đem lại tình yêu thương”
(Love begets love).
Con người thường hay cư xử khó khăn với
nhau khi họ tự suy luận theo ý chủ quan của mình,
ưa phê phán và trách móc như Chuá đã cảnh cáo là
nếu không muốn bị Chúa phê phán thì hãy đừng
phê phán người lân cận.
Tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội và
sai xót trong đời và nếu chúng ta muốn được Chúa
tha thứ thì hãy tha thứ cho người đã phạm lỗi cùng
chúng ta (MaThiơ 6:14). Con người thường hay
xung khắc, ghét bỏ hoặc thù hận nhau chỉ vì những
bất đồng về tư tưởng, quyền lợi hay tôn giáo như ở
xứ Palestine hiện nay hai phe Do Thái và Ả Rập
chém giết nhau từ đời này qua đời khác, liên miên
bất tận.. Loài người sở dĩ ưa cãi cọ và thù ghét
nhau là vì tất cả chúng ta đều như là 7 anh thày bói
mù rờ vào một con voi và tất cả đều cho là chỉ có
một mình đúng và 6 người còn lại đều sai và muốn
mọi người phải nghĩ và làm giống như mình...
Tất cả chúng ta đều do Đức Chúa Trời sinh
ra và tạo nên và đều bình đẳng trước mặt Chúa và
chúng ta cũng cần được biết CHO và NHẬN nguồn
năng lực mạnh nhất đến từ Chúa là Tình Yêu
Thương.
“Nên bây giờ còn 3 điều này: Đức Tin, sự
Trông Cậy, Tình Yêu Thương nhưng đều trọng
hơn trong 3 điều đó là Tình Yêu Thương” (I Cô-
Rinh-Tô 13: 13).
Vũ văn Dzi, MD.
Câu Ðố Kinh Thánh
Muốn tham dự, xin tìm địa chỉ những câu Kinh
Thánh sau đây. Mười người đáp trúng đầu tiên gửi
về tòa soạn sẽ có thưởng:
1. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến
gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có
ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi.
2. Sự dẽ dặt sẽ coi sóc con, sự thông sáng sẽ gìn
giữ con.
3. Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà
quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép
uổng...
4. Nhưng khi chúng được an tịnh, bèn khởi làm lại
điều ác trước mặt Chúa...
5. Mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi
sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng
chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt.
6. Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và
tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác
thịt ăn ở như người thế gian sao?
7. Chớ lấy ác trả ác cho ai, phải chăm làm điều
thiện trước mặt mọi người.
8. Phước cho người nào hay làm ơn, và cho mượn,
khi người bị kiện ắt sẽ được đoán xét cách
chánh trực.
9. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ,
chớ dùng men gian ác độc dữ, nhưng dùng bánh
không men của sự thật-thà và của lẽ thật.
10. Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công-bình
Chúa.
Sept – Oct 2002
NSM141/142 - 8
Giải Đáp Câu Đố K.T. kỳ trước:
1. I Giăng 2:9; 2. I Phierơ 4:10; 3. GiaCơ 4:12;
4. Êsai 5:21; 5. Êphêsô 4:29; 6. GiaCơ 4:11; 7.
Êphêsô 4:32; 8. Galati 6:10; 9. Têsalônica 5:22;
10. Hêbơrơ 12:14.
11 độc giả đầu tiên giải đáp đúng 100%:
Cô Trần Ngọc Hân, Jacksonville, FL;
Cô Thiên Kim Tô Yên, OKC, OK;
Ông Trần Chấn Hoanh, Jacksonville, FL;
Chị Đoàn Ngọc Nga, Savannah, Ga;
Bà Bùi T. Mỹ Dung, New Orleans, LA;
Chị Nguyễn T. Tuyết Lan, Chicago, IL;
Bà QP Nguyễn Hữu Tâm, N. Hollywood, CA;
Dương Trung Kiêm, OKC, OK;
Kim Thiên Loan Anh, OKC, OK;
Bà Phan Trần Đạo, Santee, CA;
Chị Lan Võ, Sacramento, CA.
Nối Kết:
Quí vị có thể vào mạng lưới tin học
http://www.mucsu.net để đọc và nghe nhiều bài làm
chứng, nhiều bài giảng cũng như có thể order sách báo
Cơ Đốc. Những website tương tự :
http://www.radiotinlanh.com
www.vndistrict.org
www.vietchristian.net, www.hopeway.org
www.biblestudytools.net (tài liệu học KT)
www.talkingbible.com (nghe Thánh Kinh nhiều
ngôn ngữ khác nhau)
www.jesusfilm.org/languages/ (xem film về
cuộc đời Chúa Cứu Thế Jesus)
www.vietchristian.net/jaxchurch: xem hình ảnh
sinh hoạt của Hội Thánh Jacksonville, Florida. Quý vị
có thể đọc NSM ở:
www.vietchristian.net/nepsongmoi/
* Quí độc giả đang sống tại Úc Châu muốn nhận
báo mỗi kỳ xin liên lạc: Ông Phạm Trung Ái,
12 Oak St, Springvale VIC 3171, Australia.
Nếp Sống Mới tri ân
Xin cảm tạ quý vị có hảo tâm, giúp NSM
thêm phương tiên gửi tặng món quà tinh thần này
tới các đồng hương trong và ngoài nước:
Chị Bùi Ngọc Nga, Montclair, CA $20
Ông Bùi Rinh, Jacksonville, FL $15
ÔB Bùi Văn Vân, New Orleans, LA $10
ÔB Dương Văn Á, Jacksonville, FL $10
Cô Đặng Ngọc Hiển, Akron, OH $50
ÔB Alain Goffart, Sauveterre de Bearn, Pháp $50
HT TL Monrow, Jonesboro, GA $40
ÔB Hà Hữu Quang, Houston, TX $50
MS Hồ Xuân Phong, Anaheim, CA $20
ÔB Hoàng Long, Fremont, CA $25
ÔB Kim Sang, Pelican Rapids, MN $20
ÔB BS Lâm Chánh Lý, Gainesville, FL $20
Ông Lâm Mal, Worcester, MA $15
ÔB Lâm Dân Trường, Boncelles, Bỉ $20
Ông Lê Thành Nhơn, Jacksonville, FL $10
Chợ Mỹ Phương, Jacksonville, FL $20
Chị Nguyễn Lan, Chicago, IL $20
ÔB BS Nguyễn Mai Nghi, Bakersfield, CA $100
ÔB Nguyễn Kỳ Tâm, Warrington, PA $20
ÔB Nguyễn Thanh Tùng, Paris, Pháp $20
ÔB Sơn Canh, Jacksonville, FL $20
ÔB Trần Chấn Hoanh, Jacksonville, FL $20
ÔB Trần James, Chicago, IL $5
Bà Trần Thị Nhẫn, Liege, Bỉ $20
ÔB Trần Cao Tuyển, Liege, Bỉ $20
ÔB Trang Thoại Đức, San Jose, CA $20
ÔB Vũ Quốc Khanh, Pasadena, CA $15
Số báo trước đã phát hành 2100 ấn bản
Nếp Sống Mới, do Ban Văn Phẩm Hội Thánh Tin
Lành VN tại thành phố Giác-Sơn-Viên
(Vietnamese Christian Church of Jacksonville),
Florida, thực hiện và phát hành, nhằm mục đích:
 Giới thiệu Tình Yêu Thiên Chúa,
 Gây dựng, củng cố niềm tin trong Chúa,
 Cổ động một nếp sống mới: lành mạnh, cân
bằng, tích cực, tươi trẻ, lạc quan và hướng
thượng.
Quý vị nào muốn nhận báo biếu này, hay góp
ý kiến xây dựng, hoặc góp phần ủng hộ, xin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét